Tiêu tiền để sống sót tại Nhật Bản
- 10:01 15-09-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đối với các du học sinh quốc tế, sống sót được ở một đất nước có chi phí cuộc sống cao nhất thế giới là chuyện không đơn giản. Tất cả đều cần tính toán kỹ lưỡng, bữa ăn, phương tiện và cả những cuộc vui.
Tokyo từ lâu đã được công nhận là một thành phố đắt đỏ bậc nhất thế giới. Những thống kê về chi phí sống cho thấy sự nổi tiếng của Tokyo là không ngoa chút nào. Theo Mercer, năm 2016, Tokyo đứng dầu danh sách của 209 cái tên, còn Numbeo đặt thủ đô của Nhật Bản vào vị trí thứ 8 về độ đắt đỏ.
Nhật Bản lại rất cám dỗ. Mọi điều về nền văn hóa của đất nước mặt trời mọc, như thắng cảnh, món ăn, đồ uống và những cuộc vui truyền thống pha lẫn mới mẻ đều mời gọi những du học sinh, những người trẻ khám phá một lần. Chưa kể, rào cản ngôn ngữ và thói quen chỉ dùng tiếng Nhật của người bản địa khiến cuộc chiến mặc cả giá ở đây dễ khiến người ta mất kiên nhẫn.
Vậy nên, sống sót được ở Nhật, với một túi tiền chẳng mấy rủng rỉnh là chuyện chẳng dễ dàng gì.
Dưới đây là những bài học mà nhiều du học sinh quốc tế ở Nhật truyền tay nhau, để có thể sống tiết kiệm những vẫn được ăn sushi, đi cắm trại tại xứ sở anh đào.
Bữa ăn giá 100 yên
"Khi tôi còn là một sinh viên, tôi đã từng đến quán Matsuya và đôi khi còn muốn tới Yoshinoya để nếm một tô thịt bò. Matsuya và Yoshinoya là hai chuỗi cửa hàng bán món thịt bò nổi tiếng ngon miệng và có mức giá khá rẻ
Nhưng bạn nên biết, chúng ta không thể sống bằng cách ăn ở đó mỗi ngày được. Giá của bữa ăn được xem là rẻ này lên tới 500 yên, trong khi bạn không biết chắc mình đã tiêu hóa được bao nhiêu trong số 500 yên đó", Nicolas Jin, một cựu sinh viên người Trung Quốc của Đại học Hitotsubashi cho biết.
Vậy nên sự lựa chọn của Nicolas Jin và những sinh viên biết tiêu tiền một cách thông minh tại Nhật là tìm đến những cửa hàng bán đồ ăn một giá, với mức 100 yên tính cả thuế.
"Trong các kỳ thi, lựa chọn tốt hơn là đến siêu thị vào cuối giờ mở cửa, và gom được thức ăn với giá siêu rẻ", Vivian Chen, một cựu sinh viên trao đổi của Mỹ tại Đại học Temple Nhật Bản chia sẻ.
Thực tế, bài toán khó giải nhất với thực phẩm ở Nhật là trái cây. Trái cây ở Nhật rất đắt đỏ và hiếm. Một quả táo tại Nhật thường có giá tới 1 EUR, tương ứng 115 yên, và rất ít sinh viên có thể chịu được mức giá như vậy.
Phương tiện di chuyển
Để mua được thực phẩm rẻ hơn, nhiều sinh viên lựa chọn đi xa hơn tới các chợ cóc hoặc cửa hàng tiện lợi siêu nhỏ. Nhưng điều ấy cũng đặt ra bài toán về chi phí đi lại, bởi nó thực sự "ngốn cả một núi tiền"
Tại Nhật, phương tiện công cộng khá phát triển. Nhưng do khan hiếm tài nguyên và ưa thích sử dụng nhiên liệu không khói, người Nhật phải chịu chi phí đi lại rất lớn. Nếu tàu điện ngầm rẻ hơn nhưng không tiện di chuyển trong thành phố, thì cước taxi ở Nhật lại đắt gấp 2-5 lần so với các quốc gia châu Âu.
"Nếu mua một chiếc xe đạp, bạn sẽ thấy mình tiết kiệm được 300 yên mỗi ngày cho việc di chuyển. Giao thông ở Nhật cũng khuyến khích xe đạp, vậy nên đừng chần chừ", Birkui, du học sinh người Pháp chia sẻ.
Những cuộc vui
4.000 yên cho một đêm vui chơi đơn giản ở Nhật: ra ngoài ăn uống, tạt vào một quán karaoke và thưởng thức bữa khuya trên phố. Lựa chọn cho những cuộc hẹn buổi tối tại Nhật là vô tận, nhưng điều đó cũng khiến túi tiền vốn hữu hạn của những du học sinh trống rỗng nhanh chóng.
Asbjorn Jensen, một du học sinh Đan Mạch tại Đại học Nihon thừa nhận rằng, tính ham vui và nỗi lo lắng có thể bỏ lỡ điều gì đó nếu không tham dự cuộc vui với bạn bè khiến sinh viên này hao hụt tới gần 20.000 yên (gần 200 EUR) mỗi tháng.
Vì vậy, giờ đây, thay vì đến những nơi tụ tập quen thuộc, Jensen và bạn bè tìm tới các quán cà phê của Nhật, hoặc các tên tuổi chuỗi nước ngoài tại đây. "Không gian có thể không vui như bạn mong đợi, nhưng là vừa đủ để duy trì các mối quan hệ. Sống ở Nhật là phải tiết kiệm, trừ khi bạn là con của một tỷ phú".
Nhật Bản lại rất cám dỗ. Mọi điều về nền văn hóa của đất nước mặt trời mọc, như thắng cảnh, món ăn, đồ uống và những cuộc vui truyền thống pha lẫn mới mẻ đều mời gọi những du học sinh, những người trẻ khám phá một lần. Chưa kể, rào cản ngôn ngữ và thói quen chỉ dùng tiếng Nhật của người bản địa khiến cuộc chiến mặc cả giá ở đây dễ khiến người ta mất kiên nhẫn.
Vậy nên, sống sót được ở Nhật, với một túi tiền chẳng mấy rủng rỉnh là chuyện chẳng dễ dàng gì.
Dưới đây là những bài học mà nhiều du học sinh quốc tế ở Nhật truyền tay nhau, để có thể sống tiết kiệm những vẫn được ăn sushi, đi cắm trại tại xứ sở anh đào.
Bữa ăn giá 100 yên
"Khi tôi còn là một sinh viên, tôi đã từng đến quán Matsuya và đôi khi còn muốn tới Yoshinoya để nếm một tô thịt bò. Matsuya và Yoshinoya là hai chuỗi cửa hàng bán món thịt bò nổi tiếng ngon miệng và có mức giá khá rẻ
Nhưng bạn nên biết, chúng ta không thể sống bằng cách ăn ở đó mỗi ngày được. Giá của bữa ăn được xem là rẻ này lên tới 500 yên, trong khi bạn không biết chắc mình đã tiêu hóa được bao nhiêu trong số 500 yên đó", Nicolas Jin, một cựu sinh viên người Trung Quốc của Đại học Hitotsubashi cho biết.
Vậy nên sự lựa chọn của Nicolas Jin và những sinh viên biết tiêu tiền một cách thông minh tại Nhật là tìm đến những cửa hàng bán đồ ăn một giá, với mức 100 yên tính cả thuế.
"Trong các kỳ thi, lựa chọn tốt hơn là đến siêu thị vào cuối giờ mở cửa, và gom được thức ăn với giá siêu rẻ", Vivian Chen, một cựu sinh viên trao đổi của Mỹ tại Đại học Temple Nhật Bản chia sẻ.
Thực tế, bài toán khó giải nhất với thực phẩm ở Nhật là trái cây. Trái cây ở Nhật rất đắt đỏ và hiếm. Một quả táo tại Nhật thường có giá tới 1 EUR, tương ứng 115 yên, và rất ít sinh viên có thể chịu được mức giá như vậy.
Phương tiện di chuyển
Để mua được thực phẩm rẻ hơn, nhiều sinh viên lựa chọn đi xa hơn tới các chợ cóc hoặc cửa hàng tiện lợi siêu nhỏ. Nhưng điều ấy cũng đặt ra bài toán về chi phí đi lại, bởi nó thực sự "ngốn cả một núi tiền"
Tại Nhật, phương tiện công cộng khá phát triển. Nhưng do khan hiếm tài nguyên và ưa thích sử dụng nhiên liệu không khói, người Nhật phải chịu chi phí đi lại rất lớn. Nếu tàu điện ngầm rẻ hơn nhưng không tiện di chuyển trong thành phố, thì cước taxi ở Nhật lại đắt gấp 2-5 lần so với các quốc gia châu Âu.
"Nếu mua một chiếc xe đạp, bạn sẽ thấy mình tiết kiệm được 300 yên mỗi ngày cho việc di chuyển. Giao thông ở Nhật cũng khuyến khích xe đạp, vậy nên đừng chần chừ", Birkui, du học sinh người Pháp chia sẻ.
Những cuộc vui
4.000 yên cho một đêm vui chơi đơn giản ở Nhật: ra ngoài ăn uống, tạt vào một quán karaoke và thưởng thức bữa khuya trên phố. Lựa chọn cho những cuộc hẹn buổi tối tại Nhật là vô tận, nhưng điều đó cũng khiến túi tiền vốn hữu hạn của những du học sinh trống rỗng nhanh chóng.
Asbjorn Jensen, một du học sinh Đan Mạch tại Đại học Nihon thừa nhận rằng, tính ham vui và nỗi lo lắng có thể bỏ lỡ điều gì đó nếu không tham dự cuộc vui với bạn bè khiến sinh viên này hao hụt tới gần 20.000 yên (gần 200 EUR) mỗi tháng.
Vì vậy, giờ đây, thay vì đến những nơi tụ tập quen thuộc, Jensen và bạn bè tìm tới các quán cà phê của Nhật, hoặc các tên tuổi chuỗi nước ngoài tại đây. "Không gian có thể không vui như bạn mong đợi, nhưng là vừa đủ để duy trì các mối quan hệ. Sống ở Nhật là phải tiết kiệm, trừ khi bạn là con của một tỷ phú".
Tác giả bài viết: Quang Huy
Nguồn tin: