5 điểm du lịch tại Việt Nam không dành cho những ai yếu bóng vía
- 16:46 14-09-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Việt Nam được biết đến không chỉ bởi cảnh đẹp hút tầm mắt với bãi biển, núi sông thơ mộng. Những địa điểm như căn biệt thự bỏ hoang ở Đà Lạt, ngôi nhà điên hay bể xương chùa Thầy,... cũng là những nơi hấp dẫn du khách bởi sự kỳ dị, huyền bí đến sởn gai ốc.
1. Lâu đài ma ở Long Hải - Vũng Tàu
Ai đi qua trục đường Dinh Cô (Long Hải ,Vũng Tàu) cũng xuýt xoa trước tòa lâu đài bởi vẻ đẹp thơ mộng nhưng pha lẫn sự âm u, khó hiểu của nó.
Nằm trên ngọn đồi có diện tích hơn 6000m2, toà lâu đài có đến hơn 100 cửa sổ, tất cả đều hướng ra phía biển. Bên dưới cửa sổ là những đám hoa tigon trắng và tím xen kẽ mọc bám vào nhau. Khung cảnh nơi đây vừa thơ mộng, vừa khiến người ngoài tò mò về những gì diễn ra bên trong lâu đài.
Theo những người dân nơi đây kể lại, đây vốn là khu nghỉ dưỡng của thương nhân gốc Hoa Hui Bôn (tên Việt là Hứa Bổn Hòa, thường gọi chú Hỏa), là một thương gia giàu có nhất nhì vùng Sài Gòn - Chợ Lớn hàng trăm năm trước.
Chân dung chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà, chính là chú Hỏa như người dân nơi đây quen gọi
Người dân địa phương cho biết, sau khi cất lâu đài này, chú Hỏa cho cô con gái đến ở. Một thời gian sau, cô bị bệnh phong cùi rồi mất. Cái chết của cô cùng cái chết bí ẩn của người làm ở đây khiến người ta sợ hãi trong một thời gian dài.
Đến 1972, đạo diễn Lê Hoàng Hoa đã mượn địa điểm này để thực hiện bộ phim “Con ma nhà họ Hứa”. Bộ phim được dựng dựa trên chính câu chuyện rùng rợn được kể lại ở căn biệt thự này. Bộ phim thành công nhưng lại vô tình gây ra tâm lý sợ hãi, xa lánh của người dân nơi đây khi đã nghe quá nhiều câu chuyện rùng rợn từ nhiều người chứng kiến tại lâu đài.
Lâu đài tráng lệ hiện đang bỏ hoang, che chắn nhiều lớp tôn ở cổng.
Tiếp đó, năm 1986, một công ty du lịch tiếp nhận lâu đài. Họ đầu tư, nâng cấp khai thác kinh doanh du lịch với tên gọi khách sạn Palace. Nhưng chẳng được bao lâu, khách sạn này rơi vào tình trạng phá sản. "Lâu đài chú Hỏa" đã rơi vào lời nguyền và nỗi ám ảnh khiến không còn ai có ý định sang lại hay kinh doanh trong suốt mấy chục năm qua.
2. Biệt thự ma trên đèo Preen Đà Lạt
Căn biệt thự trên đèo Prenn được xây từ thời Pháp, cách đây hơn 100 năm. Căn biệt thự giờ bị bỏ hoang, nằm lặng lẽ trên một quả đồi, xen giữa những cây thông. Mặt tiền hướng xuống thung lũng.
Đà Lạt được biết đến với cảnh đẹp thơ mộng bậc nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, du khách đến đây còn bị hấp dẫn bởi những câu chuyện bí ẩn khiến người nghe lạnh gáy.
Nổi bật nhất là câu chuyện về cô vũ nữ, vì không chịu chiều theo viên quan Pháp nên đã gieo mình xuống giếng tự vẫn. Có lần chính quyền thành phố Đà Lạt đã phát hiện phía sau ngôi nhà, trên đồi thông, có những cái xác không ai nhận. Về sau, bất kì ai sống ở đây cũng cho rằng họ bị các oan hồn quấy rối.
3. Ngôi nhà điên Đà Lạt
Cũng là một địa chỉ du lịch khác tại Đà lạt, Ngôi nhà điên còn có tên gọi thơ mộng khác là “Biệt thự Hằng Nga”, hay “Crazy House”.
Địa điểm gây ấn tượng bởi cấu trúc kì quái, không theo hình thù nhất định.
Biệt thự Hằng Nga được xây dựng từ năm 1990. Chủ nhân của nơi này là kiến trúc sư Đặng Việt Nga.
Nói “ngôi nhà” là chưa thật chính xác, vì đây là một quần thể kiến trúc lạ mắt. Ngôi nhà kỳ quái này khiến không biết bao nhiêu người tò mò bước vào khám phá rồi từ đó đi đến từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác bởi vì trong lòng những gốc cây và các phiến đá bị cưa cụt, con người vẫn có thể tạo nên những gian phòng ấm cúng, tiện nghi và thậm chí là cả những tòa lâu đài đầy vẻ huyền bí và hấp dẫn.
Lối đi bên trong “Crazy House”
Công trình không có những mái ngói cong theo kiểu truyền thống nhà Việt hay những tay cầm cầu thang uyển chuyển, những hành lang thẳng thớm, mà là tập hợp của những khối kì dị, lạ thường, không theo một quy luật kiến trúc đặc thù nào.
Từ khi khai trương vào năm 1990, tòa nhà này đã được công nhận kiến trúc độc đáo, đã được nêu bật trong các sách hướng dẫn du lịch và được xếp vào nhóm 10 tòa nhà “kỳ lạ” nhất theo bình chọn của Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc.
Tuy không có những câu chuyện kì quái, nhưng chính lối kiến trúc lạ thường cũng đủ khiến nơi này trở thành một chốn huyền hoặc, bí ẩn mà hầu hết mọi người đều cảm thấy rờn rợn khi đặt chân đến đây tham quan.
4. Công viên nước Hồ Thủy Tiên (Huế)
Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10 km về Tây Nam, tọa lạc trên ngọn đồi Thiên An, hồ Thủy Tiên (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy) là điểm đến lý tưởng của những người thích trải nghiệm cảm giác rùng rợn.
Mục đích ban đầu của công viên Hồ Thủy Tiên là thúc đẩy du lịch. Tuy nhiên, đã hàng chục năm trôi qua, nhiều hạng mục vẫn còn đang xây dựng dang dở và dần hoang tàn đến mức khó tin.
Các khu vui chơi không còn một bóng dáng nhân viên phục vụ. Các lối dẫn vào khu du lịch, cỏ mọc um tùm. Khu vực xung quanh hồ Thủy Tiên có hàng chục tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp nhưng đến nay nhiều tác phẩm đã bị biến dạng. Ngay cả cánh cổng phía trước lối vào khu du lịch cũng đã bị rỉ sét, hư hỏng nặng.
Bên trong khu du lịch bạc tỷ này, tất cả các hạng mục vui chơi, giải trí đều đã ngưng hoạt động từ lâu và ngày càng hư hỏng.
Khu vực thủy cung không xa là công viên nước hoành tráng nhưng cũng bị bỏ hoang từ lâu. Hệ thống máng trượt bị rong rêu phủ kín, khu vực hồ bơi đục ngầu vì đầy rác bẩn. Bên cạnh là bốn ngôi biệt thự đang xây dựng dang dở bị bỏ hoang giờ chỉ còn trơ khung.
Khung cảnh thơ mộng nhìn từ đầu rồng, đối lập với vẻ rùng rợn của công viên Hồ Thủy Tiên
Công viên nước Hồ Thủy Tiên đã từng nhiều lần được đề cập trên báo chí nước ngoài bởi vẻ ma mị, đáng sợ của nó.
5. Bể xương chùa Thầy
Chùa Thầy là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô. Mỗi năm có hàng vạn du khách tìm đến thưởng lãm, nhưng ít ai ngờ rằng, trong lòng ngọn núi nhỏ bé này lại có nhiều bí mật chưa được khám phá.
Hai bí mật lớn nhất cho đến lúc này là con suối trong lòng núi chứa đầy xương cốt, mà người dân quanh vùng gọi là “suối xương” và một cái bể cũng chứa đầy xương, được gọi đơn giản là “bể xương”.
Không khí trong hang luôn âm u, mờ mịt
Hang Cắc Cớ thuộc khu di tích chùa Thầy ở xã Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội) nổi tiếng với hàng nghìn bộ hài cốt nằm rải rác trong mọi ngóc ngách hang từ hàng trăm năm qua.
Nhiều bộ xương đã được quy tụ trong một chiếc bể lớn đặt trong hang. Có nhiều giả thiết khác nhau về nguồn gốc các bộ xương.
Sọ người trong bể xương hang Cắc Cớ
Người ta nói rằng, bể này được xây để gom xương khắp hang động rồi trút vào đó mà không cần quan quách, tiểu sành, không xắp xếp thành hình hài gì cả.
Lối đi xuống tham quan hang động lúc nào cũng đông nghịt.
Hiện nay, chưa có tài liệu nào trong nước chính thức ghi lại về hang động bí ẩn này.
Ai đi qua trục đường Dinh Cô (Long Hải ,Vũng Tàu) cũng xuýt xoa trước tòa lâu đài bởi vẻ đẹp thơ mộng nhưng pha lẫn sự âm u, khó hiểu của nó.
Nằm trên ngọn đồi có diện tích hơn 6000m2, toà lâu đài có đến hơn 100 cửa sổ, tất cả đều hướng ra phía biển. Bên dưới cửa sổ là những đám hoa tigon trắng và tím xen kẽ mọc bám vào nhau. Khung cảnh nơi đây vừa thơ mộng, vừa khiến người ngoài tò mò về những gì diễn ra bên trong lâu đài.
Theo những người dân nơi đây kể lại, đây vốn là khu nghỉ dưỡng của thương nhân gốc Hoa Hui Bôn (tên Việt là Hứa Bổn Hòa, thường gọi chú Hỏa), là một thương gia giàu có nhất nhì vùng Sài Gòn - Chợ Lớn hàng trăm năm trước.
Chân dung chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà, chính là chú Hỏa như người dân nơi đây quen gọi
Người dân địa phương cho biết, sau khi cất lâu đài này, chú Hỏa cho cô con gái đến ở. Một thời gian sau, cô bị bệnh phong cùi rồi mất. Cái chết của cô cùng cái chết bí ẩn của người làm ở đây khiến người ta sợ hãi trong một thời gian dài.
Đến 1972, đạo diễn Lê Hoàng Hoa đã mượn địa điểm này để thực hiện bộ phim “Con ma nhà họ Hứa”. Bộ phim được dựng dựa trên chính câu chuyện rùng rợn được kể lại ở căn biệt thự này. Bộ phim thành công nhưng lại vô tình gây ra tâm lý sợ hãi, xa lánh của người dân nơi đây khi đã nghe quá nhiều câu chuyện rùng rợn từ nhiều người chứng kiến tại lâu đài.
Lâu đài tráng lệ hiện đang bỏ hoang, che chắn nhiều lớp tôn ở cổng.
Tiếp đó, năm 1986, một công ty du lịch tiếp nhận lâu đài. Họ đầu tư, nâng cấp khai thác kinh doanh du lịch với tên gọi khách sạn Palace. Nhưng chẳng được bao lâu, khách sạn này rơi vào tình trạng phá sản. "Lâu đài chú Hỏa" đã rơi vào lời nguyền và nỗi ám ảnh khiến không còn ai có ý định sang lại hay kinh doanh trong suốt mấy chục năm qua.
2. Biệt thự ma trên đèo Preen Đà Lạt
Căn biệt thự trên đèo Prenn được xây từ thời Pháp, cách đây hơn 100 năm. Căn biệt thự giờ bị bỏ hoang, nằm lặng lẽ trên một quả đồi, xen giữa những cây thông. Mặt tiền hướng xuống thung lũng.
Đà Lạt được biết đến với cảnh đẹp thơ mộng bậc nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, du khách đến đây còn bị hấp dẫn bởi những câu chuyện bí ẩn khiến người nghe lạnh gáy.
Nổi bật nhất là câu chuyện về cô vũ nữ, vì không chịu chiều theo viên quan Pháp nên đã gieo mình xuống giếng tự vẫn. Có lần chính quyền thành phố Đà Lạt đã phát hiện phía sau ngôi nhà, trên đồi thông, có những cái xác không ai nhận. Về sau, bất kì ai sống ở đây cũng cho rằng họ bị các oan hồn quấy rối.
3. Ngôi nhà điên Đà Lạt
Cũng là một địa chỉ du lịch khác tại Đà lạt, Ngôi nhà điên còn có tên gọi thơ mộng khác là “Biệt thự Hằng Nga”, hay “Crazy House”.
Địa điểm gây ấn tượng bởi cấu trúc kì quái, không theo hình thù nhất định.
Biệt thự Hằng Nga được xây dựng từ năm 1990. Chủ nhân của nơi này là kiến trúc sư Đặng Việt Nga.
Nói “ngôi nhà” là chưa thật chính xác, vì đây là một quần thể kiến trúc lạ mắt. Ngôi nhà kỳ quái này khiến không biết bao nhiêu người tò mò bước vào khám phá rồi từ đó đi đến từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác bởi vì trong lòng những gốc cây và các phiến đá bị cưa cụt, con người vẫn có thể tạo nên những gian phòng ấm cúng, tiện nghi và thậm chí là cả những tòa lâu đài đầy vẻ huyền bí và hấp dẫn.
Lối đi bên trong “Crazy House”
Công trình không có những mái ngói cong theo kiểu truyền thống nhà Việt hay những tay cầm cầu thang uyển chuyển, những hành lang thẳng thớm, mà là tập hợp của những khối kì dị, lạ thường, không theo một quy luật kiến trúc đặc thù nào.
Từ khi khai trương vào năm 1990, tòa nhà này đã được công nhận kiến trúc độc đáo, đã được nêu bật trong các sách hướng dẫn du lịch và được xếp vào nhóm 10 tòa nhà “kỳ lạ” nhất theo bình chọn của Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc.
Tuy không có những câu chuyện kì quái, nhưng chính lối kiến trúc lạ thường cũng đủ khiến nơi này trở thành một chốn huyền hoặc, bí ẩn mà hầu hết mọi người đều cảm thấy rờn rợn khi đặt chân đến đây tham quan.
4. Công viên nước Hồ Thủy Tiên (Huế)
Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10 km về Tây Nam, tọa lạc trên ngọn đồi Thiên An, hồ Thủy Tiên (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy) là điểm đến lý tưởng của những người thích trải nghiệm cảm giác rùng rợn.
Mục đích ban đầu của công viên Hồ Thủy Tiên là thúc đẩy du lịch. Tuy nhiên, đã hàng chục năm trôi qua, nhiều hạng mục vẫn còn đang xây dựng dang dở và dần hoang tàn đến mức khó tin.
Các khu vui chơi không còn một bóng dáng nhân viên phục vụ. Các lối dẫn vào khu du lịch, cỏ mọc um tùm. Khu vực xung quanh hồ Thủy Tiên có hàng chục tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp nhưng đến nay nhiều tác phẩm đã bị biến dạng. Ngay cả cánh cổng phía trước lối vào khu du lịch cũng đã bị rỉ sét, hư hỏng nặng.
Bên trong khu du lịch bạc tỷ này, tất cả các hạng mục vui chơi, giải trí đều đã ngưng hoạt động từ lâu và ngày càng hư hỏng.
Khu vực thủy cung không xa là công viên nước hoành tráng nhưng cũng bị bỏ hoang từ lâu. Hệ thống máng trượt bị rong rêu phủ kín, khu vực hồ bơi đục ngầu vì đầy rác bẩn. Bên cạnh là bốn ngôi biệt thự đang xây dựng dang dở bị bỏ hoang giờ chỉ còn trơ khung.
Khung cảnh thơ mộng nhìn từ đầu rồng, đối lập với vẻ rùng rợn của công viên Hồ Thủy Tiên
Công viên nước Hồ Thủy Tiên đã từng nhiều lần được đề cập trên báo chí nước ngoài bởi vẻ ma mị, đáng sợ của nó.
5. Bể xương chùa Thầy
Chùa Thầy là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô. Mỗi năm có hàng vạn du khách tìm đến thưởng lãm, nhưng ít ai ngờ rằng, trong lòng ngọn núi nhỏ bé này lại có nhiều bí mật chưa được khám phá.
Hai bí mật lớn nhất cho đến lúc này là con suối trong lòng núi chứa đầy xương cốt, mà người dân quanh vùng gọi là “suối xương” và một cái bể cũng chứa đầy xương, được gọi đơn giản là “bể xương”.
Không khí trong hang luôn âm u, mờ mịt
Hang Cắc Cớ thuộc khu di tích chùa Thầy ở xã Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội) nổi tiếng với hàng nghìn bộ hài cốt nằm rải rác trong mọi ngóc ngách hang từ hàng trăm năm qua.
Nhiều bộ xương đã được quy tụ trong một chiếc bể lớn đặt trong hang. Có nhiều giả thiết khác nhau về nguồn gốc các bộ xương.
Sọ người trong bể xương hang Cắc Cớ
Người ta nói rằng, bể này được xây để gom xương khắp hang động rồi trút vào đó mà không cần quan quách, tiểu sành, không xắp xếp thành hình hài gì cả.
Lối đi xuống tham quan hang động lúc nào cũng đông nghịt.
Hiện nay, chưa có tài liệu nào trong nước chính thức ghi lại về hang động bí ẩn này.
Tác giả bài viết: Hoàng Ngọc