Người giàu nhất thế giới và tôn chỉ thời trang nhanh ở Zara
- 14:49 10-09-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Triết lý kinh doanh của doanh nhân Amancio Ortega đã đưa Zara trở thành thương hiệu thời trang hùng mạnh và bản thân ông trở thành người giàu nhất thế giới.
Sở hữu hơn 2.100 cửa hàng tại 83 quốc gia trên thế giới, Zara là một thế lực trong ngành công nghiệp thời trang. Xuất phát điểm từ một cửa hiệu nhỏ chuyên bán đồ lót và đồ ngủ của hai vợ chồng Amancio Ortega, Zara ngày nay đã là niềm tự hào của thời trang Tây Ban Nha cũng như là đối trọng chính của nhiều thương hiệu thời trang trên thế giới.
Thời trang nhanh
Thay đổi rất nhiều từ khi thành lập năm 1975, hãng thời trang Tây Ban Nha hướng tới thị trường thời trang đường phố cũng như thời trang công sở. Bí quyết thành công của Zara nằm ở việc luôn thay đổi và bắt kịp xu hướng thời trang thường nhật.
Trong những năm 2000, khi các hãng như Gap hay H&M mất tới năm tháng để thiết kế, sản xuất, phân phối và bán sản phẩm mới thì Zara làm toàn bộ quá trình đó trong ba tuần.
Với triết lý của Ortega, Zara hoàn toàn tự chủ trong cả ba khâu sản xuất, phân phối và bán hàng. Đây là một trong những hãng thời trang lớn duy nhất còn sản xuất ở châu Âu thay vì mở nhà máy tại Trung Quốc hay các quốc gia đang phát triển. Nhờ việc tự chủ được các công đoạn từ nhà máy tới tay các tín đồ thời trang, quá trình đổi mới sản phẩm của hãng thời trang Tây Ban Nha diễn ra nhanh chóng và liên tục, giúp hãng luôn bắt kịp với những xu thế thời trang mới.
Tỷ phú Amancio Ortega - ông chủ Zara. Ảnh: megaricos.com.
Zara cũng là thương hiệu không bao giờ sử dụng quảng cáo trên truyền hình và ưu tiên chất lượng sản phẩm để quảng bá thương hiệu. Họ tôn thờ “thời trang nhanh”, bắt nhịp với thời trang đường phố, thay đổi lýên tục về thiết kế để làm vừa lòng nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng.
Đội kinh doanh của Zara làm việc mật thiết với đội ngũ thiết kế. Ngày khi thấy có kết quả không khả quan về mặt doanh số, hai đội sẽ phát triển mẫu sản phẩm mới, phù hợp hơn với xu hướng của thời trang đường phố.
Các sản phẩm mang tính thử nghiệm được Zara sản xuất với số lượng nhỏ, nếu mang lại kết quả tích cực, các sản phẩm tương tự có thể nhanh chóng được đưa ra thị trường. Hãng thực hiện việc khảo sát y kiến khách hàng tại mỗi cửa hàng của mình trên toàn thế giới. Những ý kiến này được chuyển về cho đội ngũ thiết kế hơn 200 người để lên ý tưởng, đưa ra loạt sản phẩm mới.
"Lực lượng quản lý cửa hàng của Zara cũng hưởng lương cao hơn trung bình ngành và được thưởng 100% lương nếu đạt doanh số đề ra. “Đây chính là cách mà chúng tôi khiến họ (quản lý cửa hàng) cảm thấy đây chính là cửa hàng của họ”, Pablo Isla, Giám đốc điều hành của Zara cho hay. Mỗi tuần hai lần, các quản lý cửa hàng đều gửi báo cáo xu hướng tiêu dùng về trụ sở chính của hãng. Chính từ những báo cáo này, những thay đổi cần thiết sẽ được đưa ra.
Hiện thương hiệu Zara được định giá 10,7 tỷ USD, xếp thứ 53 về giá trị thương hiệu. Hãng thời trang khổng lồ này có doanh thu 15,9 tỷ USD mỗi năm và liên tục phát triển bền vững.
Ông chủ kỳ lạ của Zara
Amancio Ortega có nhiều thói quen lạ lùng như chính cách ông làm giàu từ khủng hoảng.
Không giống như những doanh nhân khác, Ortega rất kín tiếng với báo giới. Tới tận năm 2011, ông chủ của cả một đế chế thời trang, nắm giữ thương hiệu Zara nổi tiếng, với hơn 92.000 nhân viên trên toàn thế giới mới có bức ảnh đầu tiên trên báo.
Cửa hàng của Zara thường rất đông khách. Ảnh: Getty Images.
Dù là doanh nhân nhưng ông không bao giờ đeo caravat. Trang phục thường thấy của ông là sơ mi trắng không cài cổ, áo khoác xanh thẫm và quần xám. Đặc biệt là tất cả các món đồ này đều không phải là sản phẩm của Zara.
Ông thường dùng bữa ngay tại canteen của công ty cùng với nhân viên của mình. Ông cũng chỉ uống cà phê tại một tiệm duy nhất. Ortega đã làm việc liên tục mà chưa hề đi du lịch, nghỉ dưỡng một lần nào trong suốt 25 năm qua.
Ông chủ của Zara hiện là người sở hữu tòa nhà cao nhất Tây Ban Nha - ‘Torre Picasso’ (Madrid, Tây Ban Nha) cao 157 mét, trị giá 535 triệu USD.
Ortega không chỉ quản lý mà còn trực tiếp tham gia vào khâu thiết kế rất nhiều sản phẩm của Zara.
Người giàu nhất thế giới có ba người con, hai trong số đó với người vợ đầu Rosalía Mera và một với người vợ kế Flora Pérez Marcote. Nhiều đồn đoán cho rằng cô con gái với người vợ kế sẽ là người kế vị được Ortega lựa chọn thay vì hai người con cả.
Thời trang nhanh
Thay đổi rất nhiều từ khi thành lập năm 1975, hãng thời trang Tây Ban Nha hướng tới thị trường thời trang đường phố cũng như thời trang công sở. Bí quyết thành công của Zara nằm ở việc luôn thay đổi và bắt kịp xu hướng thời trang thường nhật.
Trong những năm 2000, khi các hãng như Gap hay H&M mất tới năm tháng để thiết kế, sản xuất, phân phối và bán sản phẩm mới thì Zara làm toàn bộ quá trình đó trong ba tuần.
Với triết lý của Ortega, Zara hoàn toàn tự chủ trong cả ba khâu sản xuất, phân phối và bán hàng. Đây là một trong những hãng thời trang lớn duy nhất còn sản xuất ở châu Âu thay vì mở nhà máy tại Trung Quốc hay các quốc gia đang phát triển. Nhờ việc tự chủ được các công đoạn từ nhà máy tới tay các tín đồ thời trang, quá trình đổi mới sản phẩm của hãng thời trang Tây Ban Nha diễn ra nhanh chóng và liên tục, giúp hãng luôn bắt kịp với những xu thế thời trang mới.
Tỷ phú Amancio Ortega - ông chủ Zara. Ảnh: megaricos.com.
Zara cũng là thương hiệu không bao giờ sử dụng quảng cáo trên truyền hình và ưu tiên chất lượng sản phẩm để quảng bá thương hiệu. Họ tôn thờ “thời trang nhanh”, bắt nhịp với thời trang đường phố, thay đổi lýên tục về thiết kế để làm vừa lòng nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng.
Đội kinh doanh của Zara làm việc mật thiết với đội ngũ thiết kế. Ngày khi thấy có kết quả không khả quan về mặt doanh số, hai đội sẽ phát triển mẫu sản phẩm mới, phù hợp hơn với xu hướng của thời trang đường phố.
Các sản phẩm mang tính thử nghiệm được Zara sản xuất với số lượng nhỏ, nếu mang lại kết quả tích cực, các sản phẩm tương tự có thể nhanh chóng được đưa ra thị trường. Hãng thực hiện việc khảo sát y kiến khách hàng tại mỗi cửa hàng của mình trên toàn thế giới. Những ý kiến này được chuyển về cho đội ngũ thiết kế hơn 200 người để lên ý tưởng, đưa ra loạt sản phẩm mới.
"Lực lượng quản lý cửa hàng của Zara cũng hưởng lương cao hơn trung bình ngành và được thưởng 100% lương nếu đạt doanh số đề ra. “Đây chính là cách mà chúng tôi khiến họ (quản lý cửa hàng) cảm thấy đây chính là cửa hàng của họ”, Pablo Isla, Giám đốc điều hành của Zara cho hay. Mỗi tuần hai lần, các quản lý cửa hàng đều gửi báo cáo xu hướng tiêu dùng về trụ sở chính của hãng. Chính từ những báo cáo này, những thay đổi cần thiết sẽ được đưa ra.
Hiện thương hiệu Zara được định giá 10,7 tỷ USD, xếp thứ 53 về giá trị thương hiệu. Hãng thời trang khổng lồ này có doanh thu 15,9 tỷ USD mỗi năm và liên tục phát triển bền vững.
Ông chủ kỳ lạ của Zara
Amancio Ortega có nhiều thói quen lạ lùng như chính cách ông làm giàu từ khủng hoảng.
Không giống như những doanh nhân khác, Ortega rất kín tiếng với báo giới. Tới tận năm 2011, ông chủ của cả một đế chế thời trang, nắm giữ thương hiệu Zara nổi tiếng, với hơn 92.000 nhân viên trên toàn thế giới mới có bức ảnh đầu tiên trên báo.
Cửa hàng của Zara thường rất đông khách. Ảnh: Getty Images.
Dù là doanh nhân nhưng ông không bao giờ đeo caravat. Trang phục thường thấy của ông là sơ mi trắng không cài cổ, áo khoác xanh thẫm và quần xám. Đặc biệt là tất cả các món đồ này đều không phải là sản phẩm của Zara.
Ông thường dùng bữa ngay tại canteen của công ty cùng với nhân viên của mình. Ông cũng chỉ uống cà phê tại một tiệm duy nhất. Ortega đã làm việc liên tục mà chưa hề đi du lịch, nghỉ dưỡng một lần nào trong suốt 25 năm qua.
Ông chủ của Zara hiện là người sở hữu tòa nhà cao nhất Tây Ban Nha - ‘Torre Picasso’ (Madrid, Tây Ban Nha) cao 157 mét, trị giá 535 triệu USD.
Ortega không chỉ quản lý mà còn trực tiếp tham gia vào khâu thiết kế rất nhiều sản phẩm của Zara.
Người giàu nhất thế giới có ba người con, hai trong số đó với người vợ đầu Rosalía Mera và một với người vợ kế Flora Pérez Marcote. Nhiều đồn đoán cho rằng cô con gái với người vợ kế sẽ là người kế vị được Ortega lựa chọn thay vì hai người con cả.
Tác giả bài viết: Ngô Minh
Nguồn tin: