Mua hai căn hộ đập thông nhau: Sai lầm của đại gia
- 14:28 07-09-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đập thông hai căn hộ, đầu tư thiết kế lại nội thất, tổng số tiền ông Tùng bỏ ra lên tới hơn 3 tỷ đồng. Khi đó, ông chỉ nghĩ tới việc có thêm không gian rộng rãi và hoành tráng mà không lường trước được việc căn hộ đó lại khó bán đến vậy.
Căn hộ hai trong một
Mua hai căn hộ liền nhau, sau đó đập thông thành một, không còn là chuyện mới mẻ tại nhiều dự án chung cư ở Hà Nội. Chủ nhân của những căn hộ hoành tráng này đều là những người có điều kiện, muốn sống trong không gian rộng rãi mà một căn hộ thông thường không đáp ứng được.
Ông Tùng, chủ một căn hộ đập thông thành một ở Linh Đàm, là một người như vậy. Ông chia sẻ, căn hộ sau khi đập thông rộng gần 150 m2, được đầu tư lại thiết kế nội thất, tổng chi phí lên tới 3 tỷ đồng. Ban đầu, ông chỉ định mua một căn, nhưng sau đó lại nảy sinh ý tưởng mua thêm một căn bên cạnh để đập tường, thông nhau cho rộng. Chính vì thế, ông phải bỏ thêm tiền để thuê thiết kế lại một phần của khu vực phòng khách.
Ông Tùng rất chăm chút cho “căn hộ hai trong một” này bằng việc đầu tư thêm gần 400 triệu đồng tiền nội thất, làm sàn gỗ và nâng cấp phòng vệ sinh.
Căn hộ đập thông tăng thêm diện tích. (Ảnh mang tính minh họa)
Tương nhự như anh Tùng, chị Mai cũng là chủ nhân hai căn hộ thông nhau tại dự án ở Hà Đông. Cả tòa chung cư có mỗi nhà chị “chơi trội” như vậy, khiến cả khu xôn xao. Tổng chi phí hai căn hộ là hơn 1,6 tỷ đồng, với 4 phòng ngủ. Hai vợ chồng chị cùng ông bà có đủ phòng, không gian rộng rãi, thoải mái sinh hoạt.
Nhưng điểm bất lợi của những căn hộ kiểu này là phải thiết kế, sang sửa lại do thi công ban đầu của chủ đầu tư không phù hợp với việc ghép hai làm một nên phát sinh chi phí.
Tuy nhiên, với mức giá chủ đầu tư đưa ra, chị Mai bỏ ra chưa tới 2 tỷ đồng đã có căn hộ diện tích hơn 100m2, trong khi đó cũng số tiền này mà mua ở dự án khác chỉ được căn hộ chưa đầy 60m2.
Nắm bắt nhu cầu của không ít người dân, hiện các chủ đầu tư cũng đưa ra loại hình căn hộ ghép này tại nhiều dự án. Theo đó, người mua nhà dễ dàng “đập thông” hai căn hộ thành một mà vẫn đảm bảo diện tích sử dụng tối ưu để phục vụ các gia đình có nhu cầu diện tích lên đến 3 hoặc 4 phòng ngủ.
Lỗ 400 triệu khi bán nhà
Tưởng sẽ sống trong căn hộ rộng rãi, tiện nghi lâu dài, song chỉ được hai năm, anh Tùng đã cảm thấy không hài lòng về dịch vụ chung của tòa nhà. Sau nhiều lần đắn đo, anh nghĩ tới việc bán đi để chuyển sang khu khác. Lúc này, anh Tùng mới nhận thấy căn hộ như nhà anh không dễ bán chút nào.
Gần một năm rao bán khắp các trang mạng, anh Tùng vẫn chưa thể bán được. Hầu hết các thành viên đều bình luận nhà đẹp nhưng giá thì hơi cao, mặc dù giá hai căn chia đều ra vẫn rẻ hơn so với các căn đơn lẻ đang rao bán cùng tòa nhà.
Không ít người mua cho rằng, với số tiền đó, thay vì mua căn hộ của anh Tùng, họ có thể lựa chọn tại dự án của chủ đầu tư uy tín khác, với nhiều tiện ích hơn. Từ 3 tỷ đồng, anh Tùng đành chấp nhận bán với giá 2,6 tỷ đồng.
Hay căn hộ của chị Mai rao bán cũng gặp tình trạng tương tự. Nhiều người mua quan tâm nhưng với mức giá cao lại đắn đo từ chối. Do đã sửa chữa nên hiện nay chị muốn xây lại tường, trở về hiện trạng như hai căn hộ ban đầu cũng không thể được.
Chị Mai cho hay: “Thực tình thì mình cũng xác định ở lâu dài tại đây nên mới đầu tư hai căn hộ đập thông như vậy. Giờ bán cũng khó nên mới thấy mình sai lầm”.
Theo luật sư Lê Văn Đài, nhiều dự án chủ đầu tư không chấp thuận việc người mua nhà đập thông 2 căn hộ do có thể làm thay đổi, ảnh hưởng xấu đến kết cấu chịu lực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của chung cư. Đây là hành vi bị quy chế quản lý nhà chung cư hiện hành nghiêm cấm.
Chủ đầu tư xây dựng cũng không được phép thay đổi thiết kế đã được phê duyệt, xây dựng sai Giấy phép xây dựng đã được cấp (nếu không được cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng đồng ý, phê duyệt sửa đổi thiết kế, thay đổi nội dung Giấy phép xây dựng).
Rút kinh nghiệm trường hợp trên, không ít gia đình vẫn mua hai căn hộ cạnh nhau, sinh hoạt chung tại một căn, về mặt hình thức vẫn là hai căn hộ độc lập.
Mua hai căn hộ liền nhau, sau đó đập thông thành một, không còn là chuyện mới mẻ tại nhiều dự án chung cư ở Hà Nội. Chủ nhân của những căn hộ hoành tráng này đều là những người có điều kiện, muốn sống trong không gian rộng rãi mà một căn hộ thông thường không đáp ứng được.
Ông Tùng, chủ một căn hộ đập thông thành một ở Linh Đàm, là một người như vậy. Ông chia sẻ, căn hộ sau khi đập thông rộng gần 150 m2, được đầu tư lại thiết kế nội thất, tổng chi phí lên tới 3 tỷ đồng. Ban đầu, ông chỉ định mua một căn, nhưng sau đó lại nảy sinh ý tưởng mua thêm một căn bên cạnh để đập tường, thông nhau cho rộng. Chính vì thế, ông phải bỏ thêm tiền để thuê thiết kế lại một phần của khu vực phòng khách.
Ông Tùng rất chăm chút cho “căn hộ hai trong một” này bằng việc đầu tư thêm gần 400 triệu đồng tiền nội thất, làm sàn gỗ và nâng cấp phòng vệ sinh.
Căn hộ đập thông tăng thêm diện tích. (Ảnh mang tính minh họa)
Tương nhự như anh Tùng, chị Mai cũng là chủ nhân hai căn hộ thông nhau tại dự án ở Hà Đông. Cả tòa chung cư có mỗi nhà chị “chơi trội” như vậy, khiến cả khu xôn xao. Tổng chi phí hai căn hộ là hơn 1,6 tỷ đồng, với 4 phòng ngủ. Hai vợ chồng chị cùng ông bà có đủ phòng, không gian rộng rãi, thoải mái sinh hoạt.
Nhưng điểm bất lợi của những căn hộ kiểu này là phải thiết kế, sang sửa lại do thi công ban đầu của chủ đầu tư không phù hợp với việc ghép hai làm một nên phát sinh chi phí.
Tuy nhiên, với mức giá chủ đầu tư đưa ra, chị Mai bỏ ra chưa tới 2 tỷ đồng đã có căn hộ diện tích hơn 100m2, trong khi đó cũng số tiền này mà mua ở dự án khác chỉ được căn hộ chưa đầy 60m2.
Nắm bắt nhu cầu của không ít người dân, hiện các chủ đầu tư cũng đưa ra loại hình căn hộ ghép này tại nhiều dự án. Theo đó, người mua nhà dễ dàng “đập thông” hai căn hộ thành một mà vẫn đảm bảo diện tích sử dụng tối ưu để phục vụ các gia đình có nhu cầu diện tích lên đến 3 hoặc 4 phòng ngủ.
Lỗ 400 triệu khi bán nhà
Tưởng sẽ sống trong căn hộ rộng rãi, tiện nghi lâu dài, song chỉ được hai năm, anh Tùng đã cảm thấy không hài lòng về dịch vụ chung của tòa nhà. Sau nhiều lần đắn đo, anh nghĩ tới việc bán đi để chuyển sang khu khác. Lúc này, anh Tùng mới nhận thấy căn hộ như nhà anh không dễ bán chút nào.
Gần một năm rao bán khắp các trang mạng, anh Tùng vẫn chưa thể bán được. Hầu hết các thành viên đều bình luận nhà đẹp nhưng giá thì hơi cao, mặc dù giá hai căn chia đều ra vẫn rẻ hơn so với các căn đơn lẻ đang rao bán cùng tòa nhà.
Không ít người mua cho rằng, với số tiền đó, thay vì mua căn hộ của anh Tùng, họ có thể lựa chọn tại dự án của chủ đầu tư uy tín khác, với nhiều tiện ích hơn. Từ 3 tỷ đồng, anh Tùng đành chấp nhận bán với giá 2,6 tỷ đồng.
Hay căn hộ của chị Mai rao bán cũng gặp tình trạng tương tự. Nhiều người mua quan tâm nhưng với mức giá cao lại đắn đo từ chối. Do đã sửa chữa nên hiện nay chị muốn xây lại tường, trở về hiện trạng như hai căn hộ ban đầu cũng không thể được.
Chị Mai cho hay: “Thực tình thì mình cũng xác định ở lâu dài tại đây nên mới đầu tư hai căn hộ đập thông như vậy. Giờ bán cũng khó nên mới thấy mình sai lầm”.
Theo luật sư Lê Văn Đài, nhiều dự án chủ đầu tư không chấp thuận việc người mua nhà đập thông 2 căn hộ do có thể làm thay đổi, ảnh hưởng xấu đến kết cấu chịu lực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của chung cư. Đây là hành vi bị quy chế quản lý nhà chung cư hiện hành nghiêm cấm.
Chủ đầu tư xây dựng cũng không được phép thay đổi thiết kế đã được phê duyệt, xây dựng sai Giấy phép xây dựng đã được cấp (nếu không được cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng đồng ý, phê duyệt sửa đổi thiết kế, thay đổi nội dung Giấy phép xây dựng).
Rút kinh nghiệm trường hợp trên, không ít gia đình vẫn mua hai căn hộ cạnh nhau, sinh hoạt chung tại một căn, về mặt hình thức vẫn là hai căn hộ độc lập.
Tác giả bài viết: Nam Hải