Chủ tịch Hoa Sen muốn được chia phần 'miếng bánh' thép
- 06:38 07-09-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tập đoàn Hoa Sen sẽ lựa chọn đối tác Mỹ là nhà tư vấn và thiết kế siêu dự án thép tại Cà Ná, Ninh Thuận với chi phí dự tính hàng triệu USD.
Phát biểu tại Đại hội cổ đông bất thường hôm nay 6/9, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ cho biết, hiện tại năng lực sản xuất và tiêu thụ thép của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp so với thế giới, do đó Hoa Sen muốn đầu tư để cùng "phân chia miếng bánh" này.
"Các doanh nghiệp trong ngành thép hiện nay như Hòa Phát đang kinh doanh rất tốt với mức lãi gần 2.000 tỷ đồng trong quý vừa qua. Vậy tại sao Hoa Sen không nhảy vào để chia phần?", ông Vũ đặt câu hỏi về phía các cổ đông.
Trước băn khoăn của cổ đông về công nghệ mà siêu dự án thép sẽ sử dụng khi đi vào vận hành, ông Vũ cho hay sẽ trả lời cổ đông sau khi nhà tư vấn đến từ Mỹ đưa ra phương án chi tiết. Nhưng vị Chủ tịch Hoa Sen tự tin, nhiều nhà cung cấp đã tiếp xúc với ông và đề nghị sẽ không lấy chi phí thiết kế, công nghệ mà chỉ cần bán thiết bị để duy trì hoạt động xưởng cơ khí.
Phối cảnh thiết kế mặt bằng xây dự khu liên hợp dự án thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận. Ảnh: T.P
Nói về việc lựa chọn Cà Ná - Ninh Thuận là nơi đầu tư xây dựng khu liên hợp dự án thép, ông Vũ tiết lộ, trước khi chọn Cà Ná doanh nghiệp đã tính tới một số địa điểm như ở Dung Quất (Quảng Ngãi) hay Đông Hồi (Nghệ An), nhưng Cà Nà là nơi có vị trí lý tưởng hơn cả với cảng nước sâu đủ lớn cho tàu 200.000 - 300.000 tấn cập cảng, giúp tiết kiệm chi phí vận tải khoảng 300 triệu USD cho 16 triệu tấn thép một năm.
Dự tính chi phí đầu tư cảng Cà Ná vào khoảng 12.000 tỷ đồng, nhưng hiện tỉnh Ninh Thuận đang đề nghị Chính phủ đầu tư theo hình thức PPP. Theo đó, Nhà nước sẽ làm phần đê chắn sóng nên dự kiến vốn đầu tư Hoa Sen bỏ ra vào khoảng 7.000 – 8.000 tỷ. Ngoài ra ở Cà Ná không có sóng nên cảng sẽ không bị bồi lắng và không tốn chi phí nạo vét.
Về nguồn vốn đầu tư dự án, theo Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen ngân hàng Vietinbank đã cam kết đầu tư 500 triệu USD cho dự án nên Hoa Sen không có ý định phát hành thêm cổ phiếu hoặc trái phiếu để thu hút vốn. Như vậy, trong vòng 10 năm tới, dự kiến vốn điều lệ của Hoa Sen sẽ tăng lên 10.000 tỷ đồng.
“Hiện nay tâm lý của chúng ta đang lo sợ dự án thép sau sự cố của Formosa. Theo tôi sự cố của Formosa là do sử dụng công nghệ luyện cốc thu hồi hóa chất. Tôi cam kết không sử dụng công nghệ như Formosa nên sẽ không xảy ra sự cố môi trường. Công nghệ luyện cốc của Hoa Sen là luyện cốc khô. Trong giai đoạn đầu với công suất 1,5 triệu tấn, chúng tôi cũng sẽ nhập khẩu chứ chưa đầu tư luyện cốc. Khi các công đoạn khác đã hoạt động tốt mới đầu tư luyện cốc bằng và sẽ mời chuyên gia từ Mỹ, châu Âu giám sát”, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen trấn an tâm lý cổ đông.
Riêng về việc sử dụng nước biển để luyện thép, ông Vũ khá tự tin khi cho rằng, nhiều nhà máy thép trên thế giới đã sử dụng nước lọc từ nước biển để sản xuất. Tại Việt Nam đã có dự án của tập đoàn Doosan Hàn Quốc ở Dung Quất chuyên sản xuất các thiết bị lọc nước biển xuất khẩu sang Trung Đông. Tỉnh Ninh Thuận cũng cam kết cung cấp nước sạch cho dự án.
Còn theo ông Heyno Micheal Smith, đại diện Công ty GMC, đơn vị được lựa chọn là nhà tư vấn cho siêu dự án thép này thì cho rằng, tất cả các khu liên hợp luyện cán thép đều đi kèm với rủi ro về môi trường.
5 yếu tố được đại diện nhà tư vấn đến từ Mỹ đưa ra để tránh rủi ro môi trường gồm: Sự quyết tâm của nhà đầu tư; công nghệ hiện đại; sự tham gia của các bên liên quan và cộng đồng; tính minh bạch trong báo cáo nghiên cứu và sự kiên trì để khắc phục những sai sót.
Theo báo cáo đầu tư được ông Nguyễn Minh Khoa, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hoa Sen trình bày tại đại hội, giai đoạn 1, phân kỳ I.1 của dự án có vốn đầu tư khoảng 14.000 tỳ đồng. Trong đó dự kiến, vốn tự có của Hoa Sen sẽ chiếm 18% tổng vốn đầu tư, tương ứng 2.500 tỷ đồng; còn lại là vốn vay ngắn hạn và trung hạn.
Phân kỳ I.1 của dự án dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 7/2018, dự tính đến năm 2020 sẽ hoạt động với 100% công suất, mang về doanh thu 14.250 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2020 ước đạt gần 1.000 tỷ đồng và sẽ tăng dần hằng năm.
Tập đoàn Hoa Sen hiện chiếm 40% thị phần tôn và hơn 20% thị phần ống thép trong nước, xuất khẩu sản phẩm tới 65 quốc gia và vùng lãnh thổ.
"Các doanh nghiệp trong ngành thép hiện nay như Hòa Phát đang kinh doanh rất tốt với mức lãi gần 2.000 tỷ đồng trong quý vừa qua. Vậy tại sao Hoa Sen không nhảy vào để chia phần?", ông Vũ đặt câu hỏi về phía các cổ đông.
Trước băn khoăn của cổ đông về công nghệ mà siêu dự án thép sẽ sử dụng khi đi vào vận hành, ông Vũ cho hay sẽ trả lời cổ đông sau khi nhà tư vấn đến từ Mỹ đưa ra phương án chi tiết. Nhưng vị Chủ tịch Hoa Sen tự tin, nhiều nhà cung cấp đã tiếp xúc với ông và đề nghị sẽ không lấy chi phí thiết kế, công nghệ mà chỉ cần bán thiết bị để duy trì hoạt động xưởng cơ khí.
Phối cảnh thiết kế mặt bằng xây dự khu liên hợp dự án thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận. Ảnh: T.P
Nói về việc lựa chọn Cà Ná - Ninh Thuận là nơi đầu tư xây dựng khu liên hợp dự án thép, ông Vũ tiết lộ, trước khi chọn Cà Ná doanh nghiệp đã tính tới một số địa điểm như ở Dung Quất (Quảng Ngãi) hay Đông Hồi (Nghệ An), nhưng Cà Nà là nơi có vị trí lý tưởng hơn cả với cảng nước sâu đủ lớn cho tàu 200.000 - 300.000 tấn cập cảng, giúp tiết kiệm chi phí vận tải khoảng 300 triệu USD cho 16 triệu tấn thép một năm.
Dự tính chi phí đầu tư cảng Cà Ná vào khoảng 12.000 tỷ đồng, nhưng hiện tỉnh Ninh Thuận đang đề nghị Chính phủ đầu tư theo hình thức PPP. Theo đó, Nhà nước sẽ làm phần đê chắn sóng nên dự kiến vốn đầu tư Hoa Sen bỏ ra vào khoảng 7.000 – 8.000 tỷ. Ngoài ra ở Cà Ná không có sóng nên cảng sẽ không bị bồi lắng và không tốn chi phí nạo vét.
Về nguồn vốn đầu tư dự án, theo Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen ngân hàng Vietinbank đã cam kết đầu tư 500 triệu USD cho dự án nên Hoa Sen không có ý định phát hành thêm cổ phiếu hoặc trái phiếu để thu hút vốn. Như vậy, trong vòng 10 năm tới, dự kiến vốn điều lệ của Hoa Sen sẽ tăng lên 10.000 tỷ đồng.
“Hiện nay tâm lý của chúng ta đang lo sợ dự án thép sau sự cố của Formosa. Theo tôi sự cố của Formosa là do sử dụng công nghệ luyện cốc thu hồi hóa chất. Tôi cam kết không sử dụng công nghệ như Formosa nên sẽ không xảy ra sự cố môi trường. Công nghệ luyện cốc của Hoa Sen là luyện cốc khô. Trong giai đoạn đầu với công suất 1,5 triệu tấn, chúng tôi cũng sẽ nhập khẩu chứ chưa đầu tư luyện cốc. Khi các công đoạn khác đã hoạt động tốt mới đầu tư luyện cốc bằng và sẽ mời chuyên gia từ Mỹ, châu Âu giám sát”, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen trấn an tâm lý cổ đông.
Riêng về việc sử dụng nước biển để luyện thép, ông Vũ khá tự tin khi cho rằng, nhiều nhà máy thép trên thế giới đã sử dụng nước lọc từ nước biển để sản xuất. Tại Việt Nam đã có dự án của tập đoàn Doosan Hàn Quốc ở Dung Quất chuyên sản xuất các thiết bị lọc nước biển xuất khẩu sang Trung Đông. Tỉnh Ninh Thuận cũng cam kết cung cấp nước sạch cho dự án.
Còn theo ông Heyno Micheal Smith, đại diện Công ty GMC, đơn vị được lựa chọn là nhà tư vấn cho siêu dự án thép này thì cho rằng, tất cả các khu liên hợp luyện cán thép đều đi kèm với rủi ro về môi trường.
5 yếu tố được đại diện nhà tư vấn đến từ Mỹ đưa ra để tránh rủi ro môi trường gồm: Sự quyết tâm của nhà đầu tư; công nghệ hiện đại; sự tham gia của các bên liên quan và cộng đồng; tính minh bạch trong báo cáo nghiên cứu và sự kiên trì để khắc phục những sai sót.
Theo báo cáo đầu tư được ông Nguyễn Minh Khoa, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hoa Sen trình bày tại đại hội, giai đoạn 1, phân kỳ I.1 của dự án có vốn đầu tư khoảng 14.000 tỳ đồng. Trong đó dự kiến, vốn tự có của Hoa Sen sẽ chiếm 18% tổng vốn đầu tư, tương ứng 2.500 tỷ đồng; còn lại là vốn vay ngắn hạn và trung hạn.
Phân kỳ I.1 của dự án dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 7/2018, dự tính đến năm 2020 sẽ hoạt động với 100% công suất, mang về doanh thu 14.250 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2020 ước đạt gần 1.000 tỷ đồng và sẽ tăng dần hằng năm.
Tập đoàn Hoa Sen hiện chiếm 40% thị phần tôn và hơn 20% thị phần ống thép trong nước, xuất khẩu sản phẩm tới 65 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tác giả bài viết: Anh Minh