Thế giới khó hiểu với kho trữ dầu mỏ của Trung Quốc
- 08:03 02-09-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trung Quốc mua dầu kỷ lục trong năm nay và tích trữ chúng ở nhiều nơi. Nước tiêu thụ năng lượng số một thế giới đang khiến thế giới khó hiểu với kho dự trữ chiến lược của họ.
Logo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC)
Dự tính của Đại lục có thể xác định họ sẽ tiếp tục làm gì. Song vấn đề là chẳng ai ngoài Trung Quốc thật sự biết chắc về điều này. Bắc Kinh không tiết lộ số dầu họ trữ khi các kho sẽ đầy. Hãng Energy Aspects cho biết Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục mua, đổ đầy các bể chứa dầu nếu họ phải làm thế trong khi những cái tên như ngân hàng Mỹ JPMorgan Chase thì cho rằng đợt mua ồ ạt của Đại lục sẽ sớm kết thúc.
“Trung Quốc dường như cảm thấy họ không có nghĩa vụ báo cáo về dự trữ chiến lược, điều đó có thể đem lại lợi thế thực sự cho họ. Mức mua của họ có thể ảnh hưởng đáng kể đến các yếu tố cơ bản và giá cả. Tuy nhiên vì họ giữ bí mật, vẫn khó để xác định tác động”, chiến lược gia John Driscoll tại JTD Energy Services, người có hơn 30 năm giao dịch dầu khí tại Singapore, nói.
Lượng dầu dư thừa của Trung Quốc tăng lên trong những năm gần đây Bloomberg
Quốc gia châu Á có khoảng 191 triệu thùng dầu trong SPR tính đến giữa năm ngoái, theo thông tin trên trang web Cục Thống kê Quốc gia tháng 12.2015. Song cũng tại thời điểm đó, họ cho hay tổng khả năng chứa của bảy điểm trên mặt đất và một điểm dưới lòng đất tương đương 180 triệu thùng. Từ đó đến nay, số liệu chưa được cập nhật.
Cũng vào tháng 12.2015, chính phủ Trung Quốc cho biết họ cho thuê không gian trong các khu chứa thương mại, báo hiệu có thể mua dầu bổ sung trong lúc nhiều kho chứa dầu khác đang được xây dựng. Ying Wang, nhà phân tích tại JPMorgan ở Hồng Kông nhận định: “SPR là bí ẩn của Trung Quốc do thiếu dữ liệu được công bố từ chính phủ”.
Bể chứa dầu tại phức hợp tích trữ dầu chiến lược ở Trung Quốc Bloomberg
Trung Quốc nhập khẩu dầu trung bình 7,5 triệu thùng/ngày từ đầu năm đến nay và đây là mức cao chưa từng có. Động thái này kết hợp với mức giảm sản xuất tạm thời từ Nigeria và Canada giúp cân bằng cung - cầu trên thị trường, khiến dầu Brent tăng giá gần 90% từ giữa tháng 1 đến tháng 6.
Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng kho dự trữ tương đương 100 ngày nhập khẩu ròng vào năm 2020 song vừa đẩy lùi thời hạn này ra trong kế hoạch 5 năm công bố hồi tháng 3.2016. Ông Driscoll tại hãng JTD Energy cho hay: “Người Trung Quốc dường như thích khái niệm thông tin bất đối xứng, cho rằng những người sở hữu thông tin, dữ liệu độc quyền có lợi thế chiến lược quan trọng so với những người nắm ít thông tin”.
Tác giả bài viết: Thu Thảo