Hoa Sen sẽ thành “cá mập” ngành thép?
- 14:24 31-08-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nếu dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná được cổ đông thông qua tại đại hội cổ đông bất thường dự kiến diễn ra ngày 6.9 tới đây, Hoa Sen sẽ là doanh nghiệp Việt có công suất sản xuất thép lớn nhất, vượt mặt cả Tập đoàn Hòa Phát - đại gia thép số 1 tại Việt Nam.
Nếu ô nhiễm môi trường sẽ đóng cửa nhà máy
Đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen cho biết, trong Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận mới đây lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen đã cam kết trước Thủ tướng và UBND tỉnh Ninh Thuận nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường thì sẽ đóng cửa nhà máy..
Cà Ná - Ninh Thuận
Tập đoàn Hoa Sen vừa công bố Tài liệu họp cổ đông bất thường (diễn ra ngày 6.9, tại TP.HCM) trình bày về chủ trương triển khai siêu dự án thép công suất thiết kế 6 triệu tấn/năm. Tại đại hội, HĐQT Hoa Sen sẽ đề xuất cổ đông ủy quyền quyết định phân kỳ giai đoạn đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư cụ thể cho từng giai đoạn, thời điểm đầu tư, hình thức đầu tư, lựa chọn công nghệ, đối tác, nhà cung cấp và tiến hành các thủ tục pháp lý…
Nếu Đại hội cổ đông bất thường sẽ diễn ra vào ngày 6.9 tới để thông qua Nghị quyết triển khai dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná thành công, thì Tập đoàn Hoa Sen sẽ trở thành doanh nghiệp Việt có công suất sản xuất thép lớn nhất Việt Nam, chỉ sau đại gia FDI đến từ Đài Loan là Formosa Hà Tĩnh và Hoa Sen sẽ là doanh nghiệp Việt có công suất sản xuất thép lớn nhất, vượt mặt cả Tập đoàn Hòa Phát - đại gia thép số 1 tại Việt Nam.
Theo Tập đoàn Hoa Sen, giai đoạn 1 này sẽ đầu tư 640 triệu USD (khoảng 10.258 tỷ đồng), công suất thiết kế 1,5 triệu tấn/năm. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư gồm: Vốn tự có 2.321,6 tỷ đồng, Vốn vay trung hạn 8.206,4 tỷ đồng; Vốn vay ngắn hạn 2.430 tỷ đồng.
Được biết, dự án của Tập đoàn Hoa Sen thực tế là kế thừa Dự án Liên hợp Thép Cà Ná đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2008 do liên doanh Lion Group (Malaysia) và Vinashin làm chủ đầu tư, với tổng vốn đăng ký 9,8 tỷ USD.
Tuy nhiên, do những bê bối liên quan đến tài chính, tham nhũng tại Vinashin, các bên không thể thu xếp được vốn và lần lượt rút khỏi dự án. Đầu năm 2011, Ninh Thuận đã rút chứng nhận đầu tư tại đây.
Về việc đầu tư của Tập đoàn Hoa Sen vào Cà Ná, tỉnh Bình Thuận cho biết việc đầu tư này phù hợp với chủ trương của Chính phủ cũng như của tỉnh về phát triển Khu công nghiệp Cà Ná và cảng nước sâu Cà Ná, đồng thời cam kết hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi, chính sách ưu đãi để Hoa Sen sớm triển khai thực hiện dự án. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh yêu cầu nhà đầu tư triển khai dự án, các thiết bị xây dựng tổ hợp luyện, cán thép phải thật sự hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường...
Đóng cửa xong ai chịu trách nhiệm?
Ngay sau sự cố về Formosa, bài học về thẩm định đầu tư, về quy trình cấp phép và kiểm tra giám sát hoạt động của một nhà máy sản xuất thép vẫn còn nguyên thời sự thì nhiều người lại bất ngờ khi một doanh nghiệp trong nước tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thép với siêu dự án cũng năm ven bờ biển. Đại diện HSG cũng đưa ra một “lời hứa”, trong trường hợp không đảm bảo được vấn đề môi trường sẽ đóng cửa nhà máy. Tuy nhiên, điều người dân quan tâm là cứ làm không được thì đóng cửa nhà máy là xong hay sao? Hậu quả gây ra cho môi trường nếu có ai sẽ chịu trách nhiệm?
PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, HSG là tập đoàn chưa từng có kinh nghiệm triển khai các dự án sản xuất thép lớn, trong khi phần lớn công nghệ sản xuất thép hiện nay của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào Trung Quốc.
Do đó, câu hỏi đặt ra là HSG sẽ lấy đâu ra khoản tiền hơn 10 tỷ USD và sử dụng công nghệ của nước nào để đầu tư sản xuất thép, lĩnh vực luôn được coi là có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao. “Ngay cả các nước phát triển, họ sản xuất thép cũng bị ô nhiễm môi trường nhưng vấn đề kiểm soát được tới đâu và sử dụng công nghệ gì để hạn chế ô nhiễm môi trường mà thôi”, ông Thịnh nói.
Đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen cho biết, trong Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận mới đây lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen đã cam kết trước Thủ tướng và UBND tỉnh Ninh Thuận nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường thì sẽ đóng cửa nhà máy..
Cà Ná - Ninh Thuận
Tập đoàn Hoa Sen vừa công bố Tài liệu họp cổ đông bất thường (diễn ra ngày 6.9, tại TP.HCM) trình bày về chủ trương triển khai siêu dự án thép công suất thiết kế 6 triệu tấn/năm. Tại đại hội, HĐQT Hoa Sen sẽ đề xuất cổ đông ủy quyền quyết định phân kỳ giai đoạn đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư cụ thể cho từng giai đoạn, thời điểm đầu tư, hình thức đầu tư, lựa chọn công nghệ, đối tác, nhà cung cấp và tiến hành các thủ tục pháp lý…
Nếu Đại hội cổ đông bất thường sẽ diễn ra vào ngày 6.9 tới để thông qua Nghị quyết triển khai dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná thành công, thì Tập đoàn Hoa Sen sẽ trở thành doanh nghiệp Việt có công suất sản xuất thép lớn nhất Việt Nam, chỉ sau đại gia FDI đến từ Đài Loan là Formosa Hà Tĩnh và Hoa Sen sẽ là doanh nghiệp Việt có công suất sản xuất thép lớn nhất, vượt mặt cả Tập đoàn Hòa Phát - đại gia thép số 1 tại Việt Nam.
Theo Tập đoàn Hoa Sen, giai đoạn 1 này sẽ đầu tư 640 triệu USD (khoảng 10.258 tỷ đồng), công suất thiết kế 1,5 triệu tấn/năm. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư gồm: Vốn tự có 2.321,6 tỷ đồng, Vốn vay trung hạn 8.206,4 tỷ đồng; Vốn vay ngắn hạn 2.430 tỷ đồng.
Được biết, dự án của Tập đoàn Hoa Sen thực tế là kế thừa Dự án Liên hợp Thép Cà Ná đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2008 do liên doanh Lion Group (Malaysia) và Vinashin làm chủ đầu tư, với tổng vốn đăng ký 9,8 tỷ USD.
Tuy nhiên, do những bê bối liên quan đến tài chính, tham nhũng tại Vinashin, các bên không thể thu xếp được vốn và lần lượt rút khỏi dự án. Đầu năm 2011, Ninh Thuận đã rút chứng nhận đầu tư tại đây.
Về việc đầu tư của Tập đoàn Hoa Sen vào Cà Ná, tỉnh Bình Thuận cho biết việc đầu tư này phù hợp với chủ trương của Chính phủ cũng như của tỉnh về phát triển Khu công nghiệp Cà Ná và cảng nước sâu Cà Ná, đồng thời cam kết hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi, chính sách ưu đãi để Hoa Sen sớm triển khai thực hiện dự án. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh yêu cầu nhà đầu tư triển khai dự án, các thiết bị xây dựng tổ hợp luyện, cán thép phải thật sự hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường...
Đóng cửa xong ai chịu trách nhiệm?
Ngay sau sự cố về Formosa, bài học về thẩm định đầu tư, về quy trình cấp phép và kiểm tra giám sát hoạt động của một nhà máy sản xuất thép vẫn còn nguyên thời sự thì nhiều người lại bất ngờ khi một doanh nghiệp trong nước tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thép với siêu dự án cũng năm ven bờ biển. Đại diện HSG cũng đưa ra một “lời hứa”, trong trường hợp không đảm bảo được vấn đề môi trường sẽ đóng cửa nhà máy. Tuy nhiên, điều người dân quan tâm là cứ làm không được thì đóng cửa nhà máy là xong hay sao? Hậu quả gây ra cho môi trường nếu có ai sẽ chịu trách nhiệm?
PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, HSG là tập đoàn chưa từng có kinh nghiệm triển khai các dự án sản xuất thép lớn, trong khi phần lớn công nghệ sản xuất thép hiện nay của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào Trung Quốc.
Do đó, câu hỏi đặt ra là HSG sẽ lấy đâu ra khoản tiền hơn 10 tỷ USD và sử dụng công nghệ của nước nào để đầu tư sản xuất thép, lĩnh vực luôn được coi là có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao. “Ngay cả các nước phát triển, họ sản xuất thép cũng bị ô nhiễm môi trường nhưng vấn đề kiểm soát được tới đâu và sử dụng công nghệ gì để hạn chế ô nhiễm môi trường mà thôi”, ông Thịnh nói.
Siêu Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná-Ninh Thuận với tổng mức đầu tư khoảng 10,6 tỷ USD, công suất 16 triệu tấn/năm vừa được Bộ Công Thương bổ sung vào duyệt quy hoạch ngành thép giai đoạn 2020 xét đến 2025. |
Tác giả bài viết: Thanh Xuân - Quốc Hải
Nguồn tin: