Treo 12 năm, dự án công viên Safari Sài Gòn 500 triệu USD bị điều chỉnh
- 14:44 30-08-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
UBND TP.HCM vừa chấp thuận cho Công ty Cổ phần VINPEARL thuê đơn vị tư vấn nước ngoài nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch và lập quy hoạch tỷ lệ 1/2000 đối với Công viên Sài Gòn Safari.
UBND TP.HCM đã chấp thuận cho Công ty Cổ phần VINPEARL thuê đơn vị tư vấn nước ngoài nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch và lập quy hoạch tỷ lệ 1/2000 đối với Công viên Sài Gòn Safari ở huyện Củ Chi. Đồng thời chấp thuận tỷ lệ đất dành cho khu Safari là từ 60 – 70% so với tổng diện tích đất và xây dựng công trình thấp tầng cho phù hợp với khu sinh thái.
UBDN TP.HCM yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND huyện Củ Chi công bố công khai cho nhân dân về kế hoạch sử dụng đất và thực hiện các thủ tục đăng ký bổ sung kế hoạch sử dụng đất hàng năm, trình UBND TP phê duyệt trong tháng 9/2016.
Dự án Công viên Sài Gòn Safari bị bỏ hoang 12 năm nay và trở thành nơi chăn thả gia súc.
Giao Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu phương án kết nối giao thông từ khu vực trung tâm TP và các khu vực lân cận đến dự án, trong đó có nghiên cứu phương án bố trí tuyến xe buýt nhanh và mở rộng tuyến đường Nguyễn Thị Rành.
Ngoài ra, UBND TP.HCM cũng yêu cầu UBND huyện Củ Chi hoàn tất công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong tháng 9/2016.
Liên quan đến dự án này, mới đây Sở Kế hoạch Đầu tư vừa có báo cáo gửi UBND TP.HCM về tiến độ triển khai dự án. Theo báo cáo thì hiện người dân đã tái chiếm 335 ha trong tổng số 456 ha đất được thu hồi để thực hiện dự án từ năm 2004.
Ngoài việc tái chiếm thì còn 132 hộ dân đang khiếu kiện, trong đó có 17 hộ chưa giải tỏa và 115 hộ đã được bồi thường nhưng vẫn tiếp tục khiếu kiện. Những hộ dân khiếu kiện cho rằng giá đất đền bù chưa thỏa đáng nên đề nghị được trả lại hoặc bồi thường mức giá khác.
Dự án Công viên Sài Gòn Safari do Công ty TNHH MTV Thảo Cầm viên Sài Gòn làm chủ đầu tư, có diện tích rộng 475ha, được triển khai tại xã Phú Mỹ Hưng và xã An Nhơn Tây (huyện Củ Chi), với tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 500 triệu USD. Năm 2004, chính quyền địa phương đã bắt đầu việc bồi thường, thu hồi đất của hơn 700 hộ dân nhằm phục vụ việc xây dựng dự án. Tuy nhiên hơn 12 năm trôi qua, dự án công viên từng được kỳ vọng lớn bậc nhất Đông Nam Á này vẫn đang trong tình trạng “đắp chiếu”, khiến cuộc sống của người dân nằm trong dự án lâm vào cảnh khó khăn, khiếu kiện kéo dài.
UBDN TP.HCM yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND huyện Củ Chi công bố công khai cho nhân dân về kế hoạch sử dụng đất và thực hiện các thủ tục đăng ký bổ sung kế hoạch sử dụng đất hàng năm, trình UBND TP phê duyệt trong tháng 9/2016.
Dự án Công viên Sài Gòn Safari bị bỏ hoang 12 năm nay và trở thành nơi chăn thả gia súc.
Giao Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu phương án kết nối giao thông từ khu vực trung tâm TP và các khu vực lân cận đến dự án, trong đó có nghiên cứu phương án bố trí tuyến xe buýt nhanh và mở rộng tuyến đường Nguyễn Thị Rành.
Ngoài ra, UBND TP.HCM cũng yêu cầu UBND huyện Củ Chi hoàn tất công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong tháng 9/2016.
Liên quan đến dự án này, mới đây Sở Kế hoạch Đầu tư vừa có báo cáo gửi UBND TP.HCM về tiến độ triển khai dự án. Theo báo cáo thì hiện người dân đã tái chiếm 335 ha trong tổng số 456 ha đất được thu hồi để thực hiện dự án từ năm 2004.
Ngoài việc tái chiếm thì còn 132 hộ dân đang khiếu kiện, trong đó có 17 hộ chưa giải tỏa và 115 hộ đã được bồi thường nhưng vẫn tiếp tục khiếu kiện. Những hộ dân khiếu kiện cho rằng giá đất đền bù chưa thỏa đáng nên đề nghị được trả lại hoặc bồi thường mức giá khác.
335ha đất đã được thu hồi để thực hiện Công viên Sài Gòn Safari bị người dân tái lấn chiếm
Dự án Công viên Sài Gòn Safari do Công ty TNHH MTV Thảo Cầm viên Sài Gòn làm chủ đầu tư, có diện tích rộng 475ha, được triển khai tại xã Phú Mỹ Hưng và xã An Nhơn Tây (huyện Củ Chi), với tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 500 triệu USD. Năm 2004, chính quyền địa phương đã bắt đầu việc bồi thường, thu hồi đất của hơn 700 hộ dân nhằm phục vụ việc xây dựng dự án. Tuy nhiên hơn 12 năm trôi qua, dự án công viên từng được kỳ vọng lớn bậc nhất Đông Nam Á này vẫn đang trong tình trạng “đắp chiếu”, khiến cuộc sống của người dân nằm trong dự án lâm vào cảnh khó khăn, khiếu kiện kéo dài.
Tác giả bài viết: Hứa Phương
Nguồn tin: