Dạy thêm, học thêm khiến nhiều quyền của trẻ em bị tước đoạt
- 08:59 30-08-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Giáo viên nước khác cũng nhiều khi không đủ ăn, họ cũng buồn bực và lo âu nhưng để “chiến đấu” ép trẻ đi học thêm thì tôi chưa thấy nơi nào ngoài Việt Nam.
LTS: Vừa qua, vào ngày 23/8, tại buổi khảo sát của Ban văn hóa - xã hội Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh về tình hình dạy thêm, học thêm trên địa bàn Quận 3, thầy Nguyễn Văn Lợi - hiệu trưởng Trường tiểu học thực hành sư phạm Phan Đình Phùng, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh cho rằng:
“Tại sao bác sĩ được phép mở phòng mạch, ca sĩ được chạy sô, còn giáo viên lại không được dạy thêm? Lệnh cấm dạy thêm trong nhà trường khiến những người làm giáo dục chúng tôi rất buồn”.
Ý kiến này đã gây xôn xao dư luận mấy ngày qua, với tư cách là một giảng viên khoa Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội, TS.Vũ Thu Hương nêu quan điểm của mình về vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay.
Tòa soạn trân trọng gửi tới bạn đọc.
Ngày 24/8 vừa qua, Báo Tuổi trẻ có bài viết “Sao bác sĩ mở phòng mạch mà nhà giáo không được dạy thêm”, vừa đọc tôi vừa bực vừa thấy chua chát.
Bởi lẽ, lập luận như vậy có nghĩa là suy đến cuối cùng dạy thêm là để tăng thu nhập cho người lớn mà trẻ nhỏ là công cụ được đưa ra để giáo viên kiếm tiền.
Vậy quyền lợi của trẻ em ở đâu?
Học thêm là việc được diễn ra khi học chính của trẻ không thể đầy đủ do một nguyên nhân nào đó. Ví dụ, trẻ bị ốm, thời gian học trên lớp không đủ, việc học thêm nhất định phải diễn ra tại nhà mới đủ để bé theo được bài học trên lớp.
Đối tượng phục vụ của trường lớp nói chung và vấn đề dạy thêm, học thêm chính là trẻ nhỏ. Nhưng thời gian gần đây, tại Việt Nam, bọn trẻ chẳng còn có quyền được sử dụng những gì của chúng nữa. Tất cả được gom vào túi tiền và tham vọng của người lớn.
“Tại sao bác sĩ được phép mở phòng mạch, ca sĩ được chạy sô, còn giáo viên lại không được dạy thêm? Lệnh cấm dạy thêm trong nhà trường khiến những người làm giáo dục chúng tôi rất buồn”.
Ý kiến này đã gây xôn xao dư luận mấy ngày qua, với tư cách là một giảng viên khoa Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội, TS.Vũ Thu Hương nêu quan điểm của mình về vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay.
Tòa soạn trân trọng gửi tới bạn đọc.
Ngày 24/8 vừa qua, Báo Tuổi trẻ có bài viết “Sao bác sĩ mở phòng mạch mà nhà giáo không được dạy thêm”, vừa đọc tôi vừa bực vừa thấy chua chát.
Bởi lẽ, lập luận như vậy có nghĩa là suy đến cuối cùng dạy thêm là để tăng thu nhập cho người lớn mà trẻ nhỏ là công cụ được đưa ra để giáo viên kiếm tiền.
Vậy quyền lợi của trẻ em ở đâu?
Học thêm là việc được diễn ra khi học chính của trẻ không thể đầy đủ do một nguyên nhân nào đó. Ví dụ, trẻ bị ốm, thời gian học trên lớp không đủ, việc học thêm nhất định phải diễn ra tại nhà mới đủ để bé theo được bài học trên lớp.
Đối tượng phục vụ của trường lớp nói chung và vấn đề dạy thêm, học thêm chính là trẻ nhỏ. Nhưng thời gian gần đây, tại Việt Nam, bọn trẻ chẳng còn có quyền được sử dụng những gì của chúng nữa. Tất cả được gom vào túi tiền và tham vọng của người lớn.
Dạy thêm, học thêm khiến nhiều quyền của trẻ em bị tước đoạt (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)
Rõ ràng, trẻ đi học là một sự cạnh tranh vô cùng lành mạnh nhưng các bậc phụ huynh lại không hài lòng với thứ bậc lành mạnh mà các con mang về. Để xứng tầm với tham vọng của mình, các con được yêu cầu học thêm.
Lúc này việc học hành của con không phải phục vụ mục tiêu thu nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng và trau dồi đạo đức nữa mà mọi vấn đề đều xoay quanh việc: Các bạn trong lớp hôm nay đạt thành tích thế nào? Con đứng thứ bậc nào trong lớp?
Chính vì học theo thành tích đã khiến cho giáo dục Việt Nam hiện giờ nặng về rèn luyện kỹ năng giải bài tập các môn còn kiến thức thì rất yếu.
Tôi lấy ví dụ: Trẻ lớp 5 ở Úc đã học về số âm nhưng trẻ Việt Nam còn đang mải chiến đấu với mấy bài tập toán nâng cao từ những kiến thức số học đơn giản.
Nhiệm vụ học tập của trẻ là cần biết mọi việc đã và đang xảy ra trên trái đất, từ đó học cách rút kinh nghiệm để sống tốt và đóng góp cho xã hội tốt đẹp hơn.
Thay vì mở rộng tầm hiểu biết về các kiến thức xã hội thì trẻ con ở Việt Nam lại chỉ “lao đầu” vào xử lý các bài tập.
Hiện nay, khi giáo viên đang ra sức chiến đấu cho quyền lợi của mình trong vấn đề dạy thêm, học thêm thì tôi cho rằng: Nếu học thêm, dạy thêm không thành “vấn nạn” thì chắc chắn Bộ GD&ĐT cũng không phải ra lệnh cấm.
Phải cấm vì chính giáo viên và phụ huynh không quan tâm đến quyền của trẻ em nên buộc xã hội phải lên tiếng.
Tôi xin liệt kê những quyền mà trẻ em Việt Nam bị tước đoạt khi dạy thêm, học thêm thành vấn nạn:
1. Quyền phát triển khả năng tự học, tự tìm kiếm kiến thức cho mình tại thư viện, sách báo và các tài liệu khác.
2. Quyền được học trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh.
3. Quyền được học nâng cao môn mình thích chứ không phải môn cha mẹ hay thầy cô muốn.
4. Quyền được từ chối học thêm, gia sư khi không cần thiết.
5. Quyền được nghỉ hè đầy đủ, đúng nghĩa.
6. Quyền được chạy chơi tự do sau giờ học...
Tất cả những quyền đó hiện nay rất nhiều trẻ em Việt Nam đang bị tước đi ít nhiều.
Thử hỏi, là giáo viên, là người lớn mà chúng ta đối xử với trẻ như vậy chỉ vì miếng cơm manh áo của mình thì có đáng xấu hổ không?
Giáo viên nước khác cũng nhiều khi không đủ ăn, họ cũng buồn bực và lo âu nhưng để “chiến đấu” ép trẻ đi học thêm thì tôi chưa thấy nơi nào ngoài Việt Nam.
Tác giả bài viết: TS.Vũ Thu Hương