Nhờ ‘cơ chế mềm’, các trạm BOT mọc san sát nhau
- 14:29 26-08-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Các trạm thu phí BOT phải đặt cách nhau ít nhất 70 km, theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ GTVT. Thế nhưng, vẫn được xây trạm BOT ở cự ly dưới 70 km nếu nhà đầu tư thỏa thuận được với chính quyền địa phương. Chính “cơ chế mềm” này đã dẫn tới các trạm thu phí san sát nhau như hiện nay.
Tại cuộc họp báo sáng 26/8 của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Công bố báo cáo kết quả kiểm toán năm 2015, vấn đề nóng hổi được quan tâm là về những sai phạm trong việc xây dựng các dự án trạm thu phí BOT.
Trả lời vấn đề này, ông Ngô Văn Quý, Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chuyên ngành IV, cho hay, các trạm thu phí hiện nay, theo đúng quy định hiện hành, phải cách nhau tối thiểu 70 km. Tuy nhiên, đối với cự ly dưới 70 km, lại có cơ chế là các nhà đầu tư được phép thỏa thuận với chính quyền địa phương, dẫn tới tình trạng các trạm thu phí san sát nhau như hiện nay.
Ví dụ điển hình, khoảng cách từ trạm thu phí của dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km597+549-Km605+000 và đoạn Km617+614 tỉnh Quảng Bình đến trạm thu phí hầm Đèo Ngang chỉ là 10 km.
Chính vì vậy, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị nên xem xét lại, không nên để cơ chế mềm như vậy, dẫn tới chuyện hai trạm thu phí BOT cách nhau chưa đầy 10km trên cùng một tuyến đường, hay tình trạng vừa ra khỏi tuyến đường này lại gặp trạm thu phí của tuyến đường khác.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Huỳnh Tịnh, Kiểm toán trưởng KTNN Khu vực IX, cho hay, do việc xác định một số hạng mục, định mức kỹ thuật chưa được thống nhất giữa các cơ quan quản lý, dẫn tới chuyện các nhà đầu tư BOT khai vống dự toán dự án. Ví dụ như định mức thi công trên nền đất yếu, đến nay là chưa có.
Báo cáo của KTNN cũng chỉ rõ, do khoảng cách về lưu lượng phương tiện qua trạm thu phí và chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ dẫn đến việc xác định một số chỉ tiêu trong phương án tài chính của các nhà đầu tư chỉ dựa trên kết quả khảo sát thực tế ngắn ngày của đơn vị tư vấn, hoặc tham khảo các hợp đồng tương tự thực hiện nên khó xác định được tính đúng đắn của phương án tài chính.
Ngoài ra, tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư trên tổng vốn đầu tư thấp hơn cam kết; khoảng cách giứa các trạm thu phí chưa được hợp lý, cần phải được chấn chỉnh, khắc phục.
Trả lời vấn đề này, ông Ngô Văn Quý, Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chuyên ngành IV, cho hay, các trạm thu phí hiện nay, theo đúng quy định hiện hành, phải cách nhau tối thiểu 70 km. Tuy nhiên, đối với cự ly dưới 70 km, lại có cơ chế là các nhà đầu tư được phép thỏa thuận với chính quyền địa phương, dẫn tới tình trạng các trạm thu phí san sát nhau như hiện nay.
Ví dụ điển hình, khoảng cách từ trạm thu phí của dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km597+549-Km605+000 và đoạn Km617+614 tỉnh Quảng Bình đến trạm thu phí hầm Đèo Ngang chỉ là 10 km.
Chính vì vậy, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị nên xem xét lại, không nên để cơ chế mềm như vậy, dẫn tới chuyện hai trạm thu phí BOT cách nhau chưa đầy 10km trên cùng một tuyến đường, hay tình trạng vừa ra khỏi tuyến đường này lại gặp trạm thu phí của tuyến đường khác.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Huỳnh Tịnh, Kiểm toán trưởng KTNN Khu vực IX, cho hay, do việc xác định một số hạng mục, định mức kỹ thuật chưa được thống nhất giữa các cơ quan quản lý, dẫn tới chuyện các nhà đầu tư BOT khai vống dự toán dự án. Ví dụ như định mức thi công trên nền đất yếu, đến nay là chưa có.
Báo cáo của KTNN cũng chỉ rõ, do khoảng cách về lưu lượng phương tiện qua trạm thu phí và chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ dẫn đến việc xác định một số chỉ tiêu trong phương án tài chính của các nhà đầu tư chỉ dựa trên kết quả khảo sát thực tế ngắn ngày của đơn vị tư vấn, hoặc tham khảo các hợp đồng tương tự thực hiện nên khó xác định được tính đúng đắn của phương án tài chính.
Ngoài ra, tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư trên tổng vốn đầu tư thấp hơn cam kết; khoảng cách giứa các trạm thu phí chưa được hợp lý, cần phải được chấn chỉnh, khắc phục.
Tác giả bài viết: Ngọc Hà