Vietcombank chi hơn 9.000 tỷ đồng trả cổ phiếu thưởng
- 07:42 26-08-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vietcombank sẽ phát hành gần 933 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức cho cổ đông. Nguồn vốn thực hiện được lấy từ nguồn thặng dư và lợi nhuận chưa phân phối năm 2015.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt nam (Vietcombank - VCB) vừa ra thông báo về việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Cụ thể, Vietcombank dự kiến phát hành thêm gần 933 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông theo tỷ lệ 35% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được 35 cổ phiếu thưởng). Mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng/ cổ phiếu.
Tổng giá trị phát hành đạt gần 9.328 tỷ đồng được lấy từ nguồn thặng dư và lợi nhuận giữ lại tích luỹ đến hết năm 2015 của VCB. Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông là ngày 12/9, ngày giao dịch không hưởng quyền là 09/9.
Hiện tại, Vietcombank đang có vốn điều lệ 26.650 tỷ đồng, sau khi phát hành vốn điều lệ của VCB sẽ tăng lên 35.977 tỷ đồng.
Trước đó, tại Đại hội cổ đông thường niên 2016, VCB đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ bằng việc phát hành cổ phiếu thưởng và phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Theo đó, sau khi phát hành cổ phiếu thưởng, VCB sẽ phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ tối đa 10% vốn điều lệ tại thời điểm chào bán.
Cũng tại Đại hội, VCB đã thông qua các chỉ tiêu trong năm 2016 như tổng tài sản lên 765.438 tỷ đồng, dư nợ cho vay lên 452.967 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế vượt 7.500 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu dưới 2,5%, quy mô nhân sự sẽ tăng lên 15.493 người.
Các ngân hàng đều muốn trả cổ tức bằng cổ phiếu để bổ sung nguồn vốn. Ảnh minh họa
Việc chi trả cổ tức cho cổ đông bằng phát hành cổ phiếu thưởng thay vì chi trả cổ tức bằng tiền mặt đã dấy lên những tranh cãi giữa Bộ Tài chính và các ngân hàng thương mại có vốn cổ phần nhà nước chi phối trong thời gian vừa qua.
Vào ngày 30/5, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại BIDV và Vietinbank biểu quyết, chia cổ tức năm tài chính 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia cho phần vốn Nhà nước tại hai ngân hàng trên vào ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, vào đầu tháng 8 vừa qua, NHNN đã có quyết định chấp thuận cho Vietcombank và Viettinbank tăng vốn điều lệ Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông của hai ngân hàng này.
Như vậy, việc Bộ Tài chính đòi cổ tức tiền mặt tại các ngân hàng đã đi đến hồi kết.
Cụ thể, Vietcombank dự kiến phát hành thêm gần 933 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông theo tỷ lệ 35% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được 35 cổ phiếu thưởng). Mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng/ cổ phiếu.
Tổng giá trị phát hành đạt gần 9.328 tỷ đồng được lấy từ nguồn thặng dư và lợi nhuận giữ lại tích luỹ đến hết năm 2015 của VCB. Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông là ngày 12/9, ngày giao dịch không hưởng quyền là 09/9.
Hiện tại, Vietcombank đang có vốn điều lệ 26.650 tỷ đồng, sau khi phát hành vốn điều lệ của VCB sẽ tăng lên 35.977 tỷ đồng.
Trước đó, tại Đại hội cổ đông thường niên 2016, VCB đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ bằng việc phát hành cổ phiếu thưởng và phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Theo đó, sau khi phát hành cổ phiếu thưởng, VCB sẽ phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ tối đa 10% vốn điều lệ tại thời điểm chào bán.
Cũng tại Đại hội, VCB đã thông qua các chỉ tiêu trong năm 2016 như tổng tài sản lên 765.438 tỷ đồng, dư nợ cho vay lên 452.967 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế vượt 7.500 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu dưới 2,5%, quy mô nhân sự sẽ tăng lên 15.493 người.
Các ngân hàng đều muốn trả cổ tức bằng cổ phiếu để bổ sung nguồn vốn. Ảnh minh họa
Việc chi trả cổ tức cho cổ đông bằng phát hành cổ phiếu thưởng thay vì chi trả cổ tức bằng tiền mặt đã dấy lên những tranh cãi giữa Bộ Tài chính và các ngân hàng thương mại có vốn cổ phần nhà nước chi phối trong thời gian vừa qua.
Vào ngày 30/5, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại BIDV và Vietinbank biểu quyết, chia cổ tức năm tài chính 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia cho phần vốn Nhà nước tại hai ngân hàng trên vào ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, vào đầu tháng 8 vừa qua, NHNN đã có quyết định chấp thuận cho Vietcombank và Viettinbank tăng vốn điều lệ Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông của hai ngân hàng này.
Như vậy, việc Bộ Tài chính đòi cổ tức tiền mặt tại các ngân hàng đã đi đến hồi kết.
Tác giả bài viết: Phương Diệp
Nguồn tin: