Một mình khám phá An Giang trong hai ngày
- 09:01 25-08-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
An Giang là miền đất mới được khai phá hơn 300 năm. Tới đây, bạn sẽ khám phá được vùng đất với cảnh quan đẹp tuyệt vời, cùng nét văn hóa và ẩm thực cuốn hút.
Ngày 1: Sau khi đi xe khách từ TP HCM xuống thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang), tôi được xe trung chuyển đưa đến chân núi Sam. Tại đây tôi đi tham quan cụm du lịch, với các công trình như miếu bà chúa Xứ, chùa Tây An, đền thờ Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang... Những địa điểm này nằm khá gần nhau nên các bạn có thể đi bộ.
Dự định ban đầu của tôi sẽ thuê xe máy cho chuyến hành trình này. Tuy nhiên sau khi tình cờ hỏi đường một bác xe ôm, tôi quyết định sẽ đồng hành cùng bác.
Có 2 cách để lên đỉnh núi Sam: Một là đi bộ theo con đường gần chùa Tây An, hai là con đường dành cho xe chạy thẳng lên đỉnh. Tại đỉnh núi, bạn có thể tham quan bệ đá trước đây đặt tượng Bà Chúa Xứ, đồng thời nhìn thấy khung cảnh tuyệt đẹp bên dưới với những cánh đồng lúa trải dài bát ngát, và thành phố Châu Đốc thu nhỏ.
Rời núi Sam, tôi tham quan kênh Vĩnh Tế. Đây là con kênh đào lớn nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Cuối cùng, tôi tham chùa Huỳnh Đạo.
Được sự giúp đỡ của bác xe ôm, tôi thuê phòng ở chân núi Sam với giá khá rẻ, chỉ 60.000 đồng/ đêm. Quanh núi Sam vào ban đêm khá nhộn nhịp với nhiều hàng quán. Sau khi thưởng thức món bánh canh giò heo và một ly thốt nốt, tôi thuê một chiếc xe lôi đi dạo quanh thành phố Châu Đốc.
Ngày 2: Tôi lên đường tham quan núi Cấm. Dọc hai bên đường đi, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những cánh đồng lúa xanh mướt xen lẫn những hàng cây thốt nốt chạy xa tít. Đồng thời, bạn còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của những ngôi chùa tháp của người Khmer.
Tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm.
Có hai cách để lên núi Cấm: cáp treo hoặc đi xe ôm. Thăm núi Cấm, bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc mang hơi thở tâm linh: chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, tượng Phật Di Lật. Không khí ở đây khá mát mẻ, trong lành, cảnh quan nên thơ tạo cho bạn cảm giác dễ chịu.
Chùa Vạn Linh.
Rời núi Cấm, tôi lên đường thăm rừng tràm Trà Sư. Đây là địa điểm du lịch khá nổi tiếng. Bạn sẽ được đắm mình trong không gian xanh với những đám bèo giăng kín mặt nước cùng với cánh rừng tràm trải dài sâu hun hút.
Rừng Tràm Trà Sư.
Thăm chợ Tịnh Biên, ngôi chợ giáp biên giới Campuchia, với nhiều mặt hàng đa dạng và phong phú, bạn đừng quên mua bánh bò thốt nốt để thưởng thức.
Chợ Tịnh Biên cũng là địa điểm cuối cùng tôi đồng hành cùng bác xe ôm. Ttôi đón phà Châu Giang, thăm làng lụa Tân Châu. Tại đây, tôi được xem phụ nữ Chăm dệt vải bên khung cửi, với những tiếng vang đều đặn, nhịp nhàng như nhịp gõ.
Đến thăm An Giang, không thể bỏ không thăm chợ Châu Đốc. Đây là ngôi chợ sầm uất mang đậm phong vị ẩm thực địa phương.
Các loại mắm được bán ở chợ Châu Đốc.
Tượng đài cá Basa là địa điểm cuối cùng tôi ghé thăm trong hành trình này. Đây là công trình mang tính biểu tượng của thành phố, nhằm tôn vinh những người có công đưa loại cá này trở nên phổ biến, góp phần phát triển kinh tế miền sông nước.
Dự định ban đầu của tôi sẽ thuê xe máy cho chuyến hành trình này. Tuy nhiên sau khi tình cờ hỏi đường một bác xe ôm, tôi quyết định sẽ đồng hành cùng bác.
Có 2 cách để lên đỉnh núi Sam: Một là đi bộ theo con đường gần chùa Tây An, hai là con đường dành cho xe chạy thẳng lên đỉnh. Tại đỉnh núi, bạn có thể tham quan bệ đá trước đây đặt tượng Bà Chúa Xứ, đồng thời nhìn thấy khung cảnh tuyệt đẹp bên dưới với những cánh đồng lúa trải dài bát ngát, và thành phố Châu Đốc thu nhỏ.
Miếu Bà Chúa Xứ.
Rời núi Sam, tôi tham quan kênh Vĩnh Tế. Đây là con kênh đào lớn nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Cuối cùng, tôi tham chùa Huỳnh Đạo.
Được sự giúp đỡ của bác xe ôm, tôi thuê phòng ở chân núi Sam với giá khá rẻ, chỉ 60.000 đồng/ đêm. Quanh núi Sam vào ban đêm khá nhộn nhịp với nhiều hàng quán. Sau khi thưởng thức món bánh canh giò heo và một ly thốt nốt, tôi thuê một chiếc xe lôi đi dạo quanh thành phố Châu Đốc.
Ngày 2: Tôi lên đường tham quan núi Cấm. Dọc hai bên đường đi, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những cánh đồng lúa xanh mướt xen lẫn những hàng cây thốt nốt chạy xa tít. Đồng thời, bạn còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của những ngôi chùa tháp của người Khmer.
Tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm.
Có hai cách để lên núi Cấm: cáp treo hoặc đi xe ôm. Thăm núi Cấm, bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc mang hơi thở tâm linh: chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, tượng Phật Di Lật. Không khí ở đây khá mát mẻ, trong lành, cảnh quan nên thơ tạo cho bạn cảm giác dễ chịu.
Chùa Vạn Linh.
Rời núi Cấm, tôi lên đường thăm rừng tràm Trà Sư. Đây là địa điểm du lịch khá nổi tiếng. Bạn sẽ được đắm mình trong không gian xanh với những đám bèo giăng kín mặt nước cùng với cánh rừng tràm trải dài sâu hun hút.
Rừng Tràm Trà Sư.
Thăm chợ Tịnh Biên, ngôi chợ giáp biên giới Campuchia, với nhiều mặt hàng đa dạng và phong phú, bạn đừng quên mua bánh bò thốt nốt để thưởng thức.
Chợ Tịnh Biên cũng là địa điểm cuối cùng tôi đồng hành cùng bác xe ôm. Ttôi đón phà Châu Giang, thăm làng lụa Tân Châu. Tại đây, tôi được xem phụ nữ Chăm dệt vải bên khung cửi, với những tiếng vang đều đặn, nhịp nhàng như nhịp gõ.
Đến thăm An Giang, không thể bỏ không thăm chợ Châu Đốc. Đây là ngôi chợ sầm uất mang đậm phong vị ẩm thực địa phương.
Các loại mắm được bán ở chợ Châu Đốc.
Tượng đài cá Basa là địa điểm cuối cùng tôi ghé thăm trong hành trình này. Đây là công trình mang tính biểu tượng của thành phố, nhằm tôn vinh những người có công đưa loại cá này trở nên phổ biến, góp phần phát triển kinh tế miền sông nước.
Tác giả bài viết: Độc giả Thịnh Nguyễn
Nguồn tin: