Một ngày khám phá Hà Nội với bánh trung thu
- 10:53 24-08-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Buổi sáng tham gia một lớp học làm bánh, sau đó tìm hiểu văn hóa trăng rằm bên chiếc bánh trung thu sẽ mang đến cho bạn một ngày tháng 8 ý nghĩa.
Thay vì dạo phố Hàng Mã, bạn có thể làm mới ngày Trung thu năm nay bằng những gợi ý dưới đây.
Tham gia một lớp học làm bánh Trung thu
Các lớp học làm bánh Trung thu ở Hà Nội nở rộ vài năm gần đây thu hút rất nhiều học viên tham gia, đặc biệt là phái nữ. Một khóa học thường kéo dài 2-5 buổi, tùy thuộc vào các loại bánh bạn muốn làm. Tham gia một buổi, bạn sẽ được học cách trộn bột, nấu nước đường cho bánh nướng, bánh dẻo, trộn nhân thập cẩm hay đơn giản chỉ là đậu xanh... Cái thú của những lớp học này là bạn được tự tay làm ra những chiếc bánh trung thu như ý, rồi thưởng thức hoặc mang tặng bạn bè, người thân.
Một khóa học làm bánh trung thu hai buổi có phí khoảng 800.000 đồng (đã bao gồm nguyên liệu). Mỗi buổi kéo dài khoảng 2 tiếng. Tuy nhiên, để học và hiểu thêm về bánh trung thu truyền thống, bạn có thể tìm đến ngôi nhà cổ số 25, Mã Mây, lắng nghe nghệ nhân Ánh Tuyết trực tiếp truyền dạy và nói chuyện.
Tìm mua các loại bánh trung thu đặc biệt
Một buổi khám phá Hà Nội qua những chiếc bánh trung thu sẽ thú vị hơn khi bạn dạo một vòng phố phường để tìm hiểu cái cũ và mới đan xen trong món ăn truyền thống này.
Các tiệm bánh trung thu cổ truyền nổi tiếng có thể kể đến như Bảo Phương (đường Thụy Khuê), Bà Dần (Hàng Bè), Phương Soát (Hàng Chiếu), Ninh Hương (Hàng Điếu)... Điểm chung của các tiệm này là bánh được gói khá đơn giản, nhân truyền thống gồm đậu xanh, hạt sen... Đôi khi nhẫn nại xếp hàng để mua được một chiếc bánh đậm vị xưa sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm khó quên.
Dạo quanh các gian hàng bánh trung thu hiện đại trên nhiều tuyến phố, bạn còn cảm nhận được một phần nhịp sống sôi động của Hà Nội trong thời gian này. Đó là những chiếc bánh trung thu biến tấu mới lạ với nhân hạt dẻ, trà xanh, giăm bông, trứng muối, khoai môn... cùng sự đầu tư kỳ công về lớp hộp bên ngoài. Nếu như Long Đình, Sofitel, JW Marriott... hướng đến vẻ cổ điển, thì hộp bánh của Hà Nội Daewoo lại có sự trẻ trung, trang nhã, khi kết hợp màu cam bên ngoài và màu bạc bên trong.
Thưởng thức bên một tách trà
Bánh trung thu thường được mua làm quà tặng, nhưng cũng rất thú vị nếu bạn mời bạn bè, người thân cùng thưởng thức bên một tách trà nóng và trò chuyện. Ở Hà Nội không thiếu những quán trà ngon và view đẹp, như Tâm Trà quán ở Phan Chu Trinh, Mộc hoa trà ở Trấn Vũ, Vô ưu trà quán ở Trần Quang Diệu... Hầu hết quán này đều được thiết kế theo kiểu ngồi bếp, nội thất nâu trầm với các đồ vật bằng tre gỗ...
Vừa thưởng trà, nhâm nhi bánh, vừa trò chuyện cùng bạn bè trong một tối trăng rằm. Ảnh: Nguyên Chi
Nếu muốn thay đổi không khí để hợp gu với các loại bánh trung thu hiện đại, gợi ý cho bạn là Palm Court ở Kim Mã, D’Alice - Quán trà kiểu Anh ở Triệu Việt Vương, KAfe Village ở Hạ Hồi hay Runam Café gần Nhà thờ lớn. Trà ở các quán này đều rất phong phú về vị và hương, được nhập khẩu từ nhiều nơi trên thế giới.
Tham gia một lớp học làm bánh Trung thu
Các lớp học làm bánh Trung thu ở Hà Nội nở rộ vài năm gần đây thu hút rất nhiều học viên tham gia, đặc biệt là phái nữ. Một khóa học thường kéo dài 2-5 buổi, tùy thuộc vào các loại bánh bạn muốn làm. Tham gia một buổi, bạn sẽ được học cách trộn bột, nấu nước đường cho bánh nướng, bánh dẻo, trộn nhân thập cẩm hay đơn giản chỉ là đậu xanh... Cái thú của những lớp học này là bạn được tự tay làm ra những chiếc bánh trung thu như ý, rồi thưởng thức hoặc mang tặng bạn bè, người thân.
Một lớp học làm bánh nướng, bánh dẻo dịp Trung thu.
Một khóa học làm bánh trung thu hai buổi có phí khoảng 800.000 đồng (đã bao gồm nguyên liệu). Mỗi buổi kéo dài khoảng 2 tiếng. Tuy nhiên, để học và hiểu thêm về bánh trung thu truyền thống, bạn có thể tìm đến ngôi nhà cổ số 25, Mã Mây, lắng nghe nghệ nhân Ánh Tuyết trực tiếp truyền dạy và nói chuyện.
Tìm mua các loại bánh trung thu đặc biệt
Một buổi khám phá Hà Nội qua những chiếc bánh trung thu sẽ thú vị hơn khi bạn dạo một vòng phố phường để tìm hiểu cái cũ và mới đan xen trong món ăn truyền thống này.
Các tiệm bánh trung thu cổ truyền nổi tiếng có thể kể đến như Bảo Phương (đường Thụy Khuê), Bà Dần (Hàng Bè), Phương Soát (Hàng Chiếu), Ninh Hương (Hàng Điếu)... Điểm chung của các tiệm này là bánh được gói khá đơn giản, nhân truyền thống gồm đậu xanh, hạt sen... Đôi khi nhẫn nại xếp hàng để mua được một chiếc bánh đậm vị xưa sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm khó quên.
Một hộp bánh trung thu thường có đủ vị như trà xanh, hạt dẻ, trà xanh hạnh nhân...
Dạo quanh các gian hàng bánh trung thu hiện đại trên nhiều tuyến phố, bạn còn cảm nhận được một phần nhịp sống sôi động của Hà Nội trong thời gian này. Đó là những chiếc bánh trung thu biến tấu mới lạ với nhân hạt dẻ, trà xanh, giăm bông, trứng muối, khoai môn... cùng sự đầu tư kỳ công về lớp hộp bên ngoài. Nếu như Long Đình, Sofitel, JW Marriott... hướng đến vẻ cổ điển, thì hộp bánh của Hà Nội Daewoo lại có sự trẻ trung, trang nhã, khi kết hợp màu cam bên ngoài và màu bạc bên trong.
Thưởng thức bên một tách trà
Bánh trung thu thường được mua làm quà tặng, nhưng cũng rất thú vị nếu bạn mời bạn bè, người thân cùng thưởng thức bên một tách trà nóng và trò chuyện. Ở Hà Nội không thiếu những quán trà ngon và view đẹp, như Tâm Trà quán ở Phan Chu Trinh, Mộc hoa trà ở Trấn Vũ, Vô ưu trà quán ở Trần Quang Diệu... Hầu hết quán này đều được thiết kế theo kiểu ngồi bếp, nội thất nâu trầm với các đồ vật bằng tre gỗ...
Vừa thưởng trà, nhâm nhi bánh, vừa trò chuyện cùng bạn bè trong một tối trăng rằm. Ảnh: Nguyên Chi
Nếu muốn thay đổi không khí để hợp gu với các loại bánh trung thu hiện đại, gợi ý cho bạn là Palm Court ở Kim Mã, D’Alice - Quán trà kiểu Anh ở Triệu Việt Vương, KAfe Village ở Hạ Hồi hay Runam Café gần Nhà thờ lớn. Trà ở các quán này đều rất phong phú về vị và hương, được nhập khẩu từ nhiều nơi trên thế giới.
Tác giả bài viết: Vy An