Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Huyết án rợn người: Giết vợ, 3 con rồi mổ bụng, moi ruột tự sát (kỳ 2)

Giữa buổi trưa hè vắng lặng bỗng vang lên tiếng thét kinh hoàng “Giết người! Thằng Sửu giết hết người nhà nó rồi!”. Tiếng thét vang vọng từ làng dội ra bờ Châu Giang khiến cả làng Vũ Đại dậy sóng.
Huyết án rợn người: Giết vợ, 3 con rồi mổ bụng, moi ruột tự sát (kỳ 1)

Kỳ 2: Sóng dậy bờ Châu Giang

Dù không phải là người chứng kiến tận mắt sự việc, nhưng chúng tôi không khỏi lạnh sống lưng khi bước vào căn nhà hãi hùng này. Giờ chúng tôi đã hiểu nét hoảng sợ trên khuôn mặt của những người đã tận mắt chứng kiến sự việc.  

Xung quanh câu chuyện thảm án có rất nhiều lời đồn kỳ quái, ma rợn, bùa ngải liên quan đến mảnh đất u ám, đau thương đó. Thậm chí, người dân còn đồn rằng, nó là hiện thân từ nhân vật Chí Phèo thời xưa.

Rời khỏi căn nhà mà bước chân của chúng tôi vẫn lạnh toát. Những máu nghề nghiệp, trí to mò đã thôi thúc chúng tôi phải vén bức màn bí ẩn về vụ huyết án đẫm máu này. Tạm quên đi những sợ hãi chúng tôi vác máy ảnh lên vai với quyết tâm đi tìm sự thật đến cùng.

Buổi trưa kinh hoàng

Làng Đại Hoàng chia làm hai nửa: Nửa trong xóm và nửa ven sông. Nơi đây có một điều lạ: nhà nào nhà nấy đều trồng chuối Ngự (một loại chúa quả nhỏ, đẹp mã, ruột đỏ dùng để tiến vua xưa kia và hiện tại cũng rất được giá).

Một dải ven sông xanh mướt những cây chuối gù lưng cõng buồng nghiêng nghiêng trong nắng trưa. Phía dưới gốc cây, đàn gà con mới nở “lích tích” rũ lông trong đất mát. Một cảm giác yên bình hiếm có ở vùng đồng quê Bắc Bộ bây giờ.

 
Đại Hoàng - một vùng quê yên bình hiếm có của vùng quê Bắc Bộ.

Nhưng không ai ngờ, buổi trưa cũng nắng như thế này, 30 năm trước…

“Anh chị Sửu lấy nhau được 6 năm, có với nhau 3 mặt con, 2 gái, một trai. Ngày ngày anh Sửu đi làm hợp tác xã, chị Sửu đi dệt vải thuê. Đứa con trai nhỏ mới ra đời thì chị Sửu nghỉ ở nhà chăm con để chồng đi làm (thời điểm này, ở Đại Hoàng có tới 15 hợp tác xã nông nghiệp và 1 hợp tác xã dệt - PV).

Vốn là bộ đội xuất ngũ, anh Sửu hiền như cục đất, chăm chỉ làm ăn, thương vợ chăm con hiếm ai bằng”- ông Trần Văn Giang, người bạn từ thuở nhỏ với Sửu kể lại.

Cụ Toản cũng nói chị Sửu nết na, chịu khó lại hết mực chiều chồng, thương con. “Có ai thấy vợ chồng nó cãi nhau bao giờ đâu.Vợ Sửu (cách gọi thân thiện của người dân Đại Hoàng - NV) lúc nào cũng có thói quen dóc mía cho đứa con gái đầu lòng ăn trước khi đứa bé ngủ trưa.

Cũng như mọi ngày, chị Sửu mua đâu được mấy cây mía tím của một người Hòa Bình đem về bán, mải miết dóc cho con ăn trước khi ẵm đứa bé nhất đi ngủ. Nào ngờ”… - giọng cụ Toản ngập ngừng… “Đó là bữa mía trưa cuối cùng”.

Theo lời kể của ông Trần Văn Giang, trưa hôm ấy, ông ra nhà người chị gái chơi sát nhà Sửu. Sửu đi đâu về, “đôi mắt trợn trừng trông gớm chết”.

“Tay Sửu lăm lăm con dao dài 16 phân (16cm) đâm đứa con nhỏ vừa vịn cây tự đưa võng, vừa đưa mía vào miệng hít hà. Thật là dứt ruột thương tâm” – ông Giang hồi tưởng.

Sau khi đâm đứa con nhỏ, đứa con thứ hai đang bi bô chơi ở bàn gỗ giữa nhà cũng chung số phận. Thấy con khóc nấc ngằn ngặt rồi im bặt. Chị Sửu vùng dậy la thất thanh, đứa con nhỏ mấy tháng tuổi trong lòng bỗng dưng khóc thét.

Đó cũng là lần cuối người ta thấy tiếng kêu của chị. Khi công an, dân quân xã đến bắn chỉ thiên để uy hiếp cũng không ngăn được Sửu ra giữa sân mổ bụng tự sát .

Người dân Đại Hoàng vẫn nhớ như in. Ấy là 12 tháng 4 năm Ất Sửu (1985)!

Đêm đêm, vẫn thấy người khóc than

Nghe tiếng la hét, thất thanh của những người chứng kiến, hàng xóm đổ đến nhà Sửu rất đông. Người trong xóm đổ ra, người ngoài ven sông đổ lại. Họ không xì xào bàn tán mà bất ngờ. Tất cả đều lặng im và không tin vào mắt mình.

Người mà không ai ngờ bỗng dưng giết vợ và con lại là Trần Văn Sửu.

“Hắn rất lành. Có đứa trẻ nào đùa hay nói láo, hắn chỉ xoa đầu mà cười bảo: Bố thằng cu!”

“Mấy chủ lò gạch không bán được hết số trong lò, trả thiếu công, Sửu mỉm cười bảo: Thôi, để dịp khác anh trả em nhé! Rồi cứ thế bước về”.

“Người mà vợ bận chăm con, không nấu được cơm chiều lại lao vào bếp khi chiếc áo bạc màu quân ngũ, đã 3 lần vắt kiệt mồ hôi sau những giờ làm mệt nhoài nói: Để anh nấu cho mẹ con em!”.

Những câu kể lại của người chứng kiến vụ thảm sát tuyệt không hề tin việc Sửu làm cũng là vì thế. Nhiều người thân rồi bạn cũ của Sửu ở xa khi nghe tin dữ còn bảo rằng: “Đại Hoàng là đất nói đồn/ Người ta chưa chết cứ dồn xuống âm” và dứt khoát bảo đó là kẻ ác mồm, ác miệng.

 
Đối với người dân quanh vùng, vụ huyết án là một sự ám ảnh đến bây giờ. Ảnh: AMH

Ngay sau khi huyết án xảy ra (lúc 14g30 chiều) thì 15g40, công an huyện Lý Nhân (lúc ấy thuộc tỉnh Hà Nam Ninh) về khám nghiệm hiện trường nhưng chẳng tìm được rõ nguyên nhân vụ án. Hung thủ - anh nông dân hiền lành Trần Văn Sửu cũng đã chết. Vụ án đành khép lại.

Chiều hôm ấy, hàng ngàn người dân quanh vùng đến để viếng thăm chứ không phải vì tò mò. Chiếc hè yên ấm cạnh sân, vốn kê chiếc chõng tre cho mấy đứa nhỏ chơi đùa hôm trước giờ đã là năm chiếc quan tài lớn nhỏ nằm cạnh nhau. Hơn chục người họ hàng nội ngoại của Sửu đến đám tang đã ngất lịm đi phải tìm đường cấp cứu.

Đám ma của Sửu và vợ con cũng khiến nhiều người bỏ công việc để đi đưa tiễn. “Đến cả tuần, cả tháng sau, những người có mặt ở đám ma cũng khó nuốt được miếng cơm khi nghĩ về chuyện này.

Người già trong làng cũng ám ảnh, trẻ con không biết gì cũng sợ hãi một thời gian dài. Không ai dám ra đường vào buổi tối, nhất là những người hàng xóm của Sửu. Thỉnh thoảng những đêm trăng suông, người ta còn nghe tiếng gió vẳng tiếng khóc than từ ngôi nhà vẳng lại”- cụ Toản nhớ lại.

Người ta còn đồn đoán về nguyên nhân cơn điên loạn của Sửu. Sửu không bao giờ ghen với vợ càng không có chuyện uống rượu say trước khi gây án.Tài liệu của Công an huyện Lý Nhân chỉ có vài dòng vẻn vẹn:“Trong người Sửu không có chất men, chất kích thích. Nguyên nhân vụ án: ngộ sát”. Chính vì vậy, bi kịch vụ huyết án gia đình Trần Văn Sửu vẫn là một ẩn số.

Nhưng sau 3 ngày làm lễ cúng cơm cho 5 mạng người, họ hàng tìm được một miếng vải nhỏ trong túi áo của Sửu có điểm những ký tự rất lạ. Hỏi ra, đó là một dạng bùa của người dân tộc vùng cao. Chiếc áo đó được nhét dưới đáy chiếc ba lô của Sửu từ ngày xuất ngũ…

Tác giả bài viết: Thu Hà (T/h)