Nhàn nhã bóc long nhãn, rủng rỉnh tiền đến trường
- 07:38 23-08-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
“Từ đầu vụ đến giờ, cháu đã tham gia bóc long nhãn 15 ngày, được trả hơn 2 triệu đồng. Làm hết vụ long nhãn là cháu đủ tiền mua quần áo, sách vở cho năm học mới” - em Lò Thị Hương, 15 tuổi ở bản Lướt, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã (Sơn La) vui vẻ khoe.
Ăn theo kinh tế trang trại
Cây nhãn đến với đất Sông Mã từ 50 - 60 năm trước khi những người dân Hưng Yên lên đây xây dựng vùng kinh tế mới. Tuy nhiên, chỉ trong 20 năm trở lại đây, cây nhãn mới được quan tâm phát triển thành cây trồng chủ lực ở huyện vùng cao heo hút đầy nắng và gió này. Lúc đầu chỉ là vài chục, rồi đến vài trăm ha ở các xã: Chiềng Khương, Chiềng Khoong, Chiềng Sơ, Nà Nghịu, Huổi Một, Yên Hưng… , nơi có đồng bào vùng xuôi mà chủ yếu là dân Hưng Yên, Hải Dương lên sinh sống. Thế rồi cây nhãn ngày càng khẳng định vai trò kinh tế bởi tính bền vững và giá trị “tiền tươi – thóc thật” từ quả nhãn.
Cứ thế, cây nhãn như vệt dầu loang, trở thành cây trồng chủ lực giúp người dân Sông Mã xóa nghèo, làm giàu. Không kể là đồng bào Kinh hay Thái, Mông, Khơ Mú; không kể là vùng dọc sông Mã hay vùng cao; bất kể nơi thuận đường giao thông hay phải đi ngựa, đi bộ… cây nhãn đã đi vào Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội của huyện từ những năm 1995 – 1996 và đạt hơn 4.200ha như hiện nay.
“Cứ đến mùa thu hoạch, bà con lại rủ nhau đi bóc long nhãn thuê. Tuy chỉ là nghề thời vụ, kéo dài trong khoảng 1 tháng nhưng thu nhập khá cao đối với bà con nên nghề này phát triển rất nhanh. Hiện toàn huyện có hàng trăm điểm thu mua và sấy long nhãn. Còn người bóc long nhãn thì có tới mấy ngàn người mỗi ngày, bình quân thu nhập từ 150.000 - 200.000 đồng/ngày” – anh Lường Văn Pâng ở bản Lướt, xã Chiềng Khoong nói.
Người già, con trẻ đều có tiền
Cũng theo anh Pâng, nghề bóc long nhãn không có gì khó, chỉ cần kiên trì, chịu khó nên ai cũng có thể tham gia. “Mỗi lò sấy, một ngày cần tới 20 - 40 người bóc long, tùy vào khả năng của người lao động và độ lớn của lò sấy. Bình quân một lò sấy một ngày phải có 14-20 khay long tươi, tương đương với 700 - 1.000kg nhãn tươi nên huy động nhân lực rất lớn. Mỗi kg nhãn quả tươi được bóc ra thành long thì tiền công là 4.000 – 5.000 đồng. Một người có thể bóc được từ 50 - 70kg quả tươi/ngày. Vì thế, bà con hứng thú lắm” - anh Pâng nói.
Cháu Quàng Thị Anh (16 tuổi, ở bản Púng xã Chiềng Khoong) khoe: “Cháu đã biết bóc long nhãn từ 6-7 năm nay. Tiền công năm sau lại cao hơn năm trước. Năm nay cháu đã kiếm được hơn 3 triệu đồng rồi. Việc nhàn lắm, chỉ cần một cái cật tre vót nhọn, lựa mắt nhãn và lách đầu nhọn vào ngoáy tròn một cái là xong. Bây giờ người ta đều dùng nhãn lai ghép nên quả to, cùi dày, rất dễ bóc và công cao, chú ạ”.
Em Anh cũng cho hay, nhà có 2 chị em, dịp nghỉ hè nên đều đi bóc long nhãn thuê. Bố, mẹ và ông nội em cũng làm nhưng chỉ có mẹ và Anh là đạt công cao nhất vì nhanh tay, chịu khó hơn. Bình quân mỗi ngày nhà Anh thu 1 triệu đồng từ nghề này. Hết mùa bóc long nhãn thì cũng vào năm học mới. Năm nay bố mẹ sẽ mua xe đạp cho Anh để đi học đỡ vất vả hơn”.
Cây nhãn đến với đất Sông Mã từ 50 - 60 năm trước khi những người dân Hưng Yên lên đây xây dựng vùng kinh tế mới. Tuy nhiên, chỉ trong 20 năm trở lại đây, cây nhãn mới được quan tâm phát triển thành cây trồng chủ lực ở huyện vùng cao heo hút đầy nắng và gió này. Lúc đầu chỉ là vài chục, rồi đến vài trăm ha ở các xã: Chiềng Khương, Chiềng Khoong, Chiềng Sơ, Nà Nghịu, Huổi Một, Yên Hưng… , nơi có đồng bào vùng xuôi mà chủ yếu là dân Hưng Yên, Hải Dương lên sinh sống. Thế rồi cây nhãn ngày càng khẳng định vai trò kinh tế bởi tính bền vững và giá trị “tiền tươi – thóc thật” từ quả nhãn.
Nghề bóc long nhãn tổ chức vào đúng dịp nghỉ hè, lại có thu nhập cao nên các em học sinh,
sinh viên ở Sông Mã tham gia rất đông. Ảnh: M.N
sinh viên ở Sông Mã tham gia rất đông. Ảnh: M.N
Cứ thế, cây nhãn như vệt dầu loang, trở thành cây trồng chủ lực giúp người dân Sông Mã xóa nghèo, làm giàu. Không kể là đồng bào Kinh hay Thái, Mông, Khơ Mú; không kể là vùng dọc sông Mã hay vùng cao; bất kể nơi thuận đường giao thông hay phải đi ngựa, đi bộ… cây nhãn đã đi vào Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội của huyện từ những năm 1995 – 1996 và đạt hơn 4.200ha như hiện nay.
“Cứ đến mùa thu hoạch, bà con lại rủ nhau đi bóc long nhãn thuê. Tuy chỉ là nghề thời vụ, kéo dài trong khoảng 1 tháng nhưng thu nhập khá cao đối với bà con nên nghề này phát triển rất nhanh. Hiện toàn huyện có hàng trăm điểm thu mua và sấy long nhãn. Còn người bóc long nhãn thì có tới mấy ngàn người mỗi ngày, bình quân thu nhập từ 150.000 - 200.000 đồng/ngày” – anh Lường Văn Pâng ở bản Lướt, xã Chiềng Khoong nói.
Người già, con trẻ đều có tiền
Cũng theo anh Pâng, nghề bóc long nhãn không có gì khó, chỉ cần kiên trì, chịu khó nên ai cũng có thể tham gia. “Mỗi lò sấy, một ngày cần tới 20 - 40 người bóc long, tùy vào khả năng của người lao động và độ lớn của lò sấy. Bình quân một lò sấy một ngày phải có 14-20 khay long tươi, tương đương với 700 - 1.000kg nhãn tươi nên huy động nhân lực rất lớn. Mỗi kg nhãn quả tươi được bóc ra thành long thì tiền công là 4.000 – 5.000 đồng. Một người có thể bóc được từ 50 - 70kg quả tươi/ngày. Vì thế, bà con hứng thú lắm” - anh Pâng nói.
Cháu Quàng Thị Anh (16 tuổi, ở bản Púng xã Chiềng Khoong) khoe: “Cháu đã biết bóc long nhãn từ 6-7 năm nay. Tiền công năm sau lại cao hơn năm trước. Năm nay cháu đã kiếm được hơn 3 triệu đồng rồi. Việc nhàn lắm, chỉ cần một cái cật tre vót nhọn, lựa mắt nhãn và lách đầu nhọn vào ngoáy tròn một cái là xong. Bây giờ người ta đều dùng nhãn lai ghép nên quả to, cùi dày, rất dễ bóc và công cao, chú ạ”.
Em Anh cũng cho hay, nhà có 2 chị em, dịp nghỉ hè nên đều đi bóc long nhãn thuê. Bố, mẹ và ông nội em cũng làm nhưng chỉ có mẹ và Anh là đạt công cao nhất vì nhanh tay, chịu khó hơn. Bình quân mỗi ngày nhà Anh thu 1 triệu đồng từ nghề này. Hết mùa bóc long nhãn thì cũng vào năm học mới. Năm nay bố mẹ sẽ mua xe đạp cho Anh để đi học đỡ vất vả hơn”.
Vào những năm 90, giao thông của Sông Mã rất khó khăn, lại cách tỉnh lỵ Sơn La hơn 100km nên quả nhãn bí đầu ra. Vậy là người ta phải tính đến làm long nhãn. Từ đó, nghề bóc và sấy long nhãn ra đời ở Sông Mã”. Anh Lường Văn Pâng |
Tác giả bài viết: Minh Ngọc
Nguồn tin: