Việt - Nhật nhất trí thực hiện Sáng kiến chung giai đoạn VI
- 07:22 23-08-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sáng kiến chung Việt Nam và Nhật Bản - diễn đàn đối thoại chính sách giữa các nhà đầu tư Nhật và các bộ, ngành liên quan của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế tiếp tục được hai nước thực hiện giai đoạn 6. Đây là tuyên bố tại Cuộc họp cấp cao Ủy ban hỗn hợp phát triển Việt Nam - Nhật Bản tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) ngày hôm nay 22/8/2016.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), giai đoạn VI của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản sẽ tập trung cải cách hệ thống luật pháp trong hoạt động kinh doanh. Giải quyết các bất đồng tồn tại giữa chính sách và thực thi chính sách. Đối thoại, tham vấn chính sách giúp Việt Nam hội nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh; hỗ trợ khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển khu vực dịch vụ, vận tải và Logicstics...
Phát biểu tại buổi hội đàm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định: Theo chương trình Sáng kiến chung giai đoạn VI, các bộ, ban ngành của Việt Nam sẽ thực hiện tiếp tục các phần việc của các giai đoạn trước, bổ sung các đối thoại chính sách giai đoạn mới để giúp Việt Nam cải thiện môi trường kinh doanh, tạo cơ hội cho doanh nghiệp (DN) Nhật Bản hoạt động và làm ăn tốt tại Việt Nam.
"Qua 5 giai đoạn của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, đến nay sau khi đã hoàn tất, chúng tôi ghi nhận sự đối thoại thẳng thắn, cởi mở và có tính xây dựng của phía Chính phủ, cộng đồng DN Nhật Bản đến môi trường đầu tư và cải cách thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Đây là diễn đàn luôn ghi nhận kết quả rất tích cực về cơ chế hợp tác đặc biệt giữa hai nước, ngoài đối thoại chính sách, Nhật Bản còn chia sẻ kinh nghiệm giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hoàn thiện môi trường kinh doanh", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Bộ trưởng Dũng khẳng định: Về cơ bản Sáng kiến Chung giai đoạn VI có 7 nhóm đã hoàn tất, một số nhóm vấn đề sẽ được giải quyết từ nay đến cuối năm 2016. Hiện Việt Nam còn nhiều thách thức trong cải cách kinh tế, xây dựng chính sách pháp luật kinh doanh và thách thức hội nhập. Chính phủ và các bộ ngành của Việt Nam sẽ cố gắng thực hiện đầy đủ các cam kết đối với cộng đồng DN.
Theo ông Hiroshi Fukada, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam khẳng định: Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản là diễn đàn đặc biệt trong hợp tác quốc tế và là cơ chế liên chính phủ đặc biệt giữa hai nước. Qua nhiều giai đoạn, Sáng kiến chung Việt - Nhật đã đi vào thực tế, trao đổi, đối thoại thẳng các vấn đề vướng mắc của DN với các Bộ, ngành và Chính phủ Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, đầu tư của DN Nhật nói riêng và cộng đồng DN kinh doanh đầu tư tại Việt Nam.
Về kết quả của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, ông Kyhei Takahashi, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Việt - Nhật khẳng định: Việt Nam ngày càng phát triển, quy mô kinh tế ngày càng mở rộng, cơ cấu kinh tế ngày càng đa dạng. Chính vì thế, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam ngày càng có những vấn đề cần giải quyết; các vấn đề ngày càng chuyên sâu, phức tạp. Chính vì vậy, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn VI đã và đang bàn thảo nhiều vấn đề có tính chất phức tạp, kỹ thuật, học thuật. Chúng tôi hy vọng, thời gian tới, Chính phủ, các Bộ, ngành của Việt Nam sẽ tiếp tục lắng nghe những ý kiến phản biện của cộng đồng DN để làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác và ý nghĩa của Sáng kiến đặc biệt giữa hai nước.
Về thời gian triển khai Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn VI, hai bên nhất trí thực hiện từ tháng 8/2016 đến cuối năm 2017. Trong đó có hai cuộc họp giữ kỳ vào cuối năm 2016 và giữa năm 2017 và cuộc họp đánh giá kết quả Sáng kiến trên vào cuối năm 2017.
Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản được khởi xướng từ tháng 4/2003, đó là sự hợp tác đặc biệt của hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản. Qua đó, tạo ra diễn đàn đối thoại về chính sách giữa các nhà đầu tư Nhật Bản với các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam với mục tiêu nhằm tạo dựng một môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, minh bạch tại Việt Nam cũng như góp phần đưa ra những khuyến nghị chính sách mang tính xây dựng, làm thông tin tham khảo trong quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách của các cơ quan chức năng của Việt Nam.
Cho đến nay, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản đã thực hiện được 5 giai đoạn với tổng số 441 tiểu hạng mục (những sáng kiến, giải pháp và phản biện chính sách giữa DN và cơ quan Chính phủ Nhật Bản đối với Việt Nam..) trong kế hoạch hành động, trong đó có 367 tiểu hạng mục được triển khai tốt và đúng tiến độ.
Trên thực tế, qua 13 năm và 5 giai đoạn thực hiện, Sáng kiến chung có 1 không 2 của Việt Nam - Nhật Bản là mô hình đặc biệt và duy nhất. Đây là nơi tổ chức các diễn đàn, kiến nghị và đối thoại, phản biện trực tiếp giữa cộng đồng DN Nhật Bản với Chính phủ và các bộ, ngành Việt Nam. Trên cơ sở đó, Chính phủ và các bộ ngành Việt Nam tham vấn để xây dựng chính sách, luật pháp.
Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, nơi gặp gỡ, đối thoại, phản biện chính sách và tư vấn giữa cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan Chính phủ Nhật Bản và các cơ quan Bộ, ngành của Việt Nam tiếp tục được thực hiện giai đoạn VI (2016 - 2017)
Phát biểu tại buổi hội đàm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định: Theo chương trình Sáng kiến chung giai đoạn VI, các bộ, ban ngành của Việt Nam sẽ thực hiện tiếp tục các phần việc của các giai đoạn trước, bổ sung các đối thoại chính sách giai đoạn mới để giúp Việt Nam cải thiện môi trường kinh doanh, tạo cơ hội cho doanh nghiệp (DN) Nhật Bản hoạt động và làm ăn tốt tại Việt Nam.
"Qua 5 giai đoạn của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, đến nay sau khi đã hoàn tất, chúng tôi ghi nhận sự đối thoại thẳng thắn, cởi mở và có tính xây dựng của phía Chính phủ, cộng đồng DN Nhật Bản đến môi trường đầu tư và cải cách thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Đây là diễn đàn luôn ghi nhận kết quả rất tích cực về cơ chế hợp tác đặc biệt giữa hai nước, ngoài đối thoại chính sách, Nhật Bản còn chia sẻ kinh nghiệm giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hoàn thiện môi trường kinh doanh", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Bộ trưởng Dũng khẳng định: Về cơ bản Sáng kiến Chung giai đoạn VI có 7 nhóm đã hoàn tất, một số nhóm vấn đề sẽ được giải quyết từ nay đến cuối năm 2016. Hiện Việt Nam còn nhiều thách thức trong cải cách kinh tế, xây dựng chính sách pháp luật kinh doanh và thách thức hội nhập. Chính phủ và các bộ ngành của Việt Nam sẽ cố gắng thực hiện đầy đủ các cam kết đối với cộng đồng DN.
Theo ông Hiroshi Fukada, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam khẳng định: Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản là diễn đàn đặc biệt trong hợp tác quốc tế và là cơ chế liên chính phủ đặc biệt giữa hai nước. Qua nhiều giai đoạn, Sáng kiến chung Việt - Nhật đã đi vào thực tế, trao đổi, đối thoại thẳng các vấn đề vướng mắc của DN với các Bộ, ngành và Chính phủ Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, đầu tư của DN Nhật nói riêng và cộng đồng DN kinh doanh đầu tư tại Việt Nam.
Về kết quả của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, ông Kyhei Takahashi, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Việt - Nhật khẳng định: Việt Nam ngày càng phát triển, quy mô kinh tế ngày càng mở rộng, cơ cấu kinh tế ngày càng đa dạng. Chính vì thế, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam ngày càng có những vấn đề cần giải quyết; các vấn đề ngày càng chuyên sâu, phức tạp. Chính vì vậy, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn VI đã và đang bàn thảo nhiều vấn đề có tính chất phức tạp, kỹ thuật, học thuật. Chúng tôi hy vọng, thời gian tới, Chính phủ, các Bộ, ngành của Việt Nam sẽ tiếp tục lắng nghe những ý kiến phản biện của cộng đồng DN để làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác và ý nghĩa của Sáng kiến đặc biệt giữa hai nước.
Về thời gian triển khai Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn VI, hai bên nhất trí thực hiện từ tháng 8/2016 đến cuối năm 2017. Trong đó có hai cuộc họp giữ kỳ vào cuối năm 2016 và giữa năm 2017 và cuộc họp đánh giá kết quả Sáng kiến trên vào cuối năm 2017.
Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản được khởi xướng từ tháng 4/2003, đó là sự hợp tác đặc biệt của hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản. Qua đó, tạo ra diễn đàn đối thoại về chính sách giữa các nhà đầu tư Nhật Bản với các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam với mục tiêu nhằm tạo dựng một môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, minh bạch tại Việt Nam cũng như góp phần đưa ra những khuyến nghị chính sách mang tính xây dựng, làm thông tin tham khảo trong quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách của các cơ quan chức năng của Việt Nam.
Cho đến nay, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản đã thực hiện được 5 giai đoạn với tổng số 441 tiểu hạng mục (những sáng kiến, giải pháp và phản biện chính sách giữa DN và cơ quan Chính phủ Nhật Bản đối với Việt Nam..) trong kế hoạch hành động, trong đó có 367 tiểu hạng mục được triển khai tốt và đúng tiến độ.
Trên thực tế, qua 13 năm và 5 giai đoạn thực hiện, Sáng kiến chung có 1 không 2 của Việt Nam - Nhật Bản là mô hình đặc biệt và duy nhất. Đây là nơi tổ chức các diễn đàn, kiến nghị và đối thoại, phản biện trực tiếp giữa cộng đồng DN Nhật Bản với Chính phủ và các bộ, ngành Việt Nam. Trên cơ sở đó, Chính phủ và các bộ ngành Việt Nam tham vấn để xây dựng chính sách, luật pháp.
Tác giả bài viết: Nguyễn Tuyền