Nợ xấu của 13 ngân hàng tăng thêm hơn 10.000 tỷ đồng
- 09:40 22-08-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của 13 ngân hàng cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của nhiều ngân hàng tuy giảm nhưng quy mô của nợ xấu lại tăng thêm 10.729 tỷ đồng, từ 40.284 tỷ đồng lên 51.013 tỷ đồng.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối tháng 6 là 2,58%, giảm so với mức 2,78% vào tháng 5. Báo cáo tài chính của các ngân hàng cũng cho thấy tỷ lệ nợ xấu đều dưới 3%, duy chỉ có Eximbank là 5,3% nhưng thực tế, quy mô nợ xấu của ngân hàng có sự gia tăng đáng kể, từ ông lớn trong nhóm “big 4” đến ngân hàng tầm trung.
Nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng giá trị tuyệt đối của nợ xấu lại tăng lên nằm ở quy mô của mẫu số trong công thức tính nợ xấu.
Tín dụng không tăng mà nợ xấu vẫn tăng
Đầu tiên phải nhắc đến BIDV, chỉ trong 6 tháng, nợ xấu của ngân hàng này đã tăng thêm hơn 3.000 tỷ đồng, tương đương 31% trong khi dư nợ cho vay chưa tới 10%. Xét về quy mô dư nợ cho vay, tính đến 30.6, BIDV chỉ cao hơn VietinBank và Vietcombank lần lượt 11% và 54% nhưng xét về quy mô giá trị nợ xấu, BIDV gấp gần 2,5 lần so với VietinBank và gần gấp đôi Vietcombank. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV cũng đã chạm mức 2%, trong khi theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 thông qua, HĐQT cam kết sẽ giữ nợ xấu dưới 2%.
BIDV là một trong số ngân hàng đang nắm giữ trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) với giá trị lớn nhất. Chưa kể, với các biến cố từ chủ nợ sở hữu hàng nghìn tỷ nợ vay của BIDV, như Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) với 10.664 tỷ đồng hay CTCP Khoáng Sản Na Rì Hamico (KSS)...
Eximbank cũng là một hiện tượng. Trong khi 6 tháng đầu năm, tăng trưởng dư nợ cho vay âm 4,6% nhưng quy mô nợ xấu lại tăng đột biến, gấp gần 3 lần, từ 1.574 tỷ đồng lên 4.285 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng tại Eximbank tăng vọt từ 1,9% cuối năm 2015 lên 5,3% trong 6 tháng đầu năm 2016.
6 tháng đầu năm cũng cho thấy tốc độ gia tăng nợ xấu của VPBank với 11,3%, trong khi dư nợ cho vay chỉ tăng 1,13%, tức là quy mô tăng nợ xấu gấp gần 10 lần so với tăng trưởng tín dụng. Cụ thể, 6 tháng đầu năm, nợ xấu của VPBank là 3.499 tỷ đồng, tương đương 2,96%, trong khi năm 2015 là 3.145 tỷ đồng, tương đương 2,69%.
Quy mô nợ xấu của Sacombank trong 6 tháng đầu năm cũng tăng tới gần 64%, lên 5.651 tỷ đồng, trong khi tăng trưởng dư nợ cho vay chỉ hơn 7%. Hiện tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này cũng đã đạt mức 2,84%. Trong khi năm 2015 quy mô nợ xấu chỉ ở mức 3.448 tỷ đồng, tương đương 1,85%.
SHB cũng có tốc độ gia tăng nợ xấu mạnh, từ 2.261 tỷ đồng hồi cuối năm 2015 lên 3.129 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2016, tăng thêm 868 tỷ đồng, tương đương 38,3% trong khi dự nợ cho vay chỉ tăng 7,2%. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này đạt 2,22%, trong khi cuối năm 2015 chỉ hơn 1,72%. Mệnh giá trái phiếu đặc biệt của VAMC do ngân hàng này nắm giữ tính tới thời điểm kết thúc năm 2015 cũng đạt gần 7.000 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với những ngân hàng khác cùng quy mô.
Nợ xấu nằm ở những “ông lớn”
Theo bà Nguyễn Thị Mùi, chuyên gia tài chính ngân hàng, những khoản nợ mà trước đây đáng lẽ là rất xấu thì lại được cơ cấu lại để trở thành nợ bình thường, thì đến thời điểm 2016 nó dần dần lộ diện là chưa xử lý được đã làm cho nợ xấu tăng lên.
“Khi VAMC không còn những chỉ tiêu bắt buộc như những năm trước đây là 6 tháng phải bán bao nhiêu nợ xấu cho VAMC thì rõ ràng là các tổ chức tín dụng tự thân vận động xử lý khoản nợ xấu này. Ở chừng mực nhất định, mặc dù các biện pháp xử lý cũng ráo riết nhưng vẫn còn những vướng mắc, vì thế mà nợ xấu xử lý còn có những hạn chế nhất định”, bà Mùi phân tích.
no xau cua 13 ngan hang tang them hon 10.000 ty dong hinh anh 2Nợ xấu của 13 ngân hàng tăng lên 51.013 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2016
Một góc nhìn khác, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Việt Nam, cho rằng có một thực trạng đáng bàn là nợ xấu của một số tập đoàn lớn đến mức báo động nhưng chưa thấy có NHTM nào công bố.
“Tôi mong NHNN công bố rõ nợ xấu hiện nay nằm ở khu vực nào. Nợ xấu của ngân hàng hiện nay nằm ở các đại gia, có những đại gia nợ đến 32.500 tỷ đồng. Tôi hy vọng NHNN đưa ra con số nào đó để điều chỉnh nợ xấu của một ngân hàng thôi, chẳng hạn".
Điển hình như HAGL với dư nợ tại thời điểm 31.3.2016 lên tới 34.099 tỷ đồng. Trong đó, chủ nợ lớn nhất là BIDV với khoản nợ 10.664 tỷ đồng, sau đó là HDBank Eximbank, VPBank, Sacombank…
Hay như thị trường đang đồn đoán về những khó khăn của Tân Hoàng Minh, nhưng SHB đã tài trợ tới 1.000 tỷ đồng cho công ty triển khai dự án căn hộ cao cấp D.’ Le Pont D’or – Hoàng Cầu.
Hay như theo báo cáo của Chính phủ, tính đến cuối năm 2014, số nợ vay từ các NHTM và TCTD của các tập đoàn, tổng công ty là hơn 553.000 tỷ đồng. Các “chúa chổm” được điểm danh gồm: PVN nợ gần 175.000 tỷ đồng, EVN nợ hơn 108.000 tỷ đồng, Vinacomin nợ hơn 46.000 tỷ đồng, Vinalines nợ hơn 32.000 tỷ đồng, Tổng công ty Xi măng Việt Nam nợ hơn 15.700 tỷ đồng...
Nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng giá trị tuyệt đối của nợ xấu lại tăng lên nằm ở quy mô của mẫu số trong công thức tính nợ xấu.
Tín dụng không tăng mà nợ xấu vẫn tăng
Đầu tiên phải nhắc đến BIDV, chỉ trong 6 tháng, nợ xấu của ngân hàng này đã tăng thêm hơn 3.000 tỷ đồng, tương đương 31% trong khi dư nợ cho vay chưa tới 10%. Xét về quy mô dư nợ cho vay, tính đến 30.6, BIDV chỉ cao hơn VietinBank và Vietcombank lần lượt 11% và 54% nhưng xét về quy mô giá trị nợ xấu, BIDV gấp gần 2,5 lần so với VietinBank và gần gấp đôi Vietcombank. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV cũng đã chạm mức 2%, trong khi theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 thông qua, HĐQT cam kết sẽ giữ nợ xấu dưới 2%.
BIDV là một trong số ngân hàng đang nắm giữ trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) với giá trị lớn nhất. Chưa kể, với các biến cố từ chủ nợ sở hữu hàng nghìn tỷ nợ vay của BIDV, như Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) với 10.664 tỷ đồng hay CTCP Khoáng Sản Na Rì Hamico (KSS)...
Eximbank cũng là một hiện tượng. Trong khi 6 tháng đầu năm, tăng trưởng dư nợ cho vay âm 4,6% nhưng quy mô nợ xấu lại tăng đột biến, gấp gần 3 lần, từ 1.574 tỷ đồng lên 4.285 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng tại Eximbank tăng vọt từ 1,9% cuối năm 2015 lên 5,3% trong 6 tháng đầu năm 2016.
6 tháng đầu năm cũng cho thấy tốc độ gia tăng nợ xấu của VPBank với 11,3%, trong khi dư nợ cho vay chỉ tăng 1,13%, tức là quy mô tăng nợ xấu gấp gần 10 lần so với tăng trưởng tín dụng. Cụ thể, 6 tháng đầu năm, nợ xấu của VPBank là 3.499 tỷ đồng, tương đương 2,96%, trong khi năm 2015 là 3.145 tỷ đồng, tương đương 2,69%.
Quy mô nợ xấu của Sacombank trong 6 tháng đầu năm cũng tăng tới gần 64%, lên 5.651 tỷ đồng, trong khi tăng trưởng dư nợ cho vay chỉ hơn 7%. Hiện tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này cũng đã đạt mức 2,84%. Trong khi năm 2015 quy mô nợ xấu chỉ ở mức 3.448 tỷ đồng, tương đương 1,85%.
SHB cũng có tốc độ gia tăng nợ xấu mạnh, từ 2.261 tỷ đồng hồi cuối năm 2015 lên 3.129 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2016, tăng thêm 868 tỷ đồng, tương đương 38,3% trong khi dự nợ cho vay chỉ tăng 7,2%. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này đạt 2,22%, trong khi cuối năm 2015 chỉ hơn 1,72%. Mệnh giá trái phiếu đặc biệt của VAMC do ngân hàng này nắm giữ tính tới thời điểm kết thúc năm 2015 cũng đạt gần 7.000 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với những ngân hàng khác cùng quy mô.
Nợ xấu nằm ở những “ông lớn”
Theo bà Nguyễn Thị Mùi, chuyên gia tài chính ngân hàng, những khoản nợ mà trước đây đáng lẽ là rất xấu thì lại được cơ cấu lại để trở thành nợ bình thường, thì đến thời điểm 2016 nó dần dần lộ diện là chưa xử lý được đã làm cho nợ xấu tăng lên.
“Khi VAMC không còn những chỉ tiêu bắt buộc như những năm trước đây là 6 tháng phải bán bao nhiêu nợ xấu cho VAMC thì rõ ràng là các tổ chức tín dụng tự thân vận động xử lý khoản nợ xấu này. Ở chừng mực nhất định, mặc dù các biện pháp xử lý cũng ráo riết nhưng vẫn còn những vướng mắc, vì thế mà nợ xấu xử lý còn có những hạn chế nhất định”, bà Mùi phân tích.
no xau cua 13 ngan hang tang them hon 10.000 ty dong hinh anh 2Nợ xấu của 13 ngân hàng tăng lên 51.013 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2016
Một góc nhìn khác, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Việt Nam, cho rằng có một thực trạng đáng bàn là nợ xấu của một số tập đoàn lớn đến mức báo động nhưng chưa thấy có NHTM nào công bố.
“Tôi mong NHNN công bố rõ nợ xấu hiện nay nằm ở khu vực nào. Nợ xấu của ngân hàng hiện nay nằm ở các đại gia, có những đại gia nợ đến 32.500 tỷ đồng. Tôi hy vọng NHNN đưa ra con số nào đó để điều chỉnh nợ xấu của một ngân hàng thôi, chẳng hạn".
Điển hình như HAGL với dư nợ tại thời điểm 31.3.2016 lên tới 34.099 tỷ đồng. Trong đó, chủ nợ lớn nhất là BIDV với khoản nợ 10.664 tỷ đồng, sau đó là HDBank Eximbank, VPBank, Sacombank…
Hay như thị trường đang đồn đoán về những khó khăn của Tân Hoàng Minh, nhưng SHB đã tài trợ tới 1.000 tỷ đồng cho công ty triển khai dự án căn hộ cao cấp D.’ Le Pont D’or – Hoàng Cầu.
Hay như theo báo cáo của Chính phủ, tính đến cuối năm 2014, số nợ vay từ các NHTM và TCTD của các tập đoàn, tổng công ty là hơn 553.000 tỷ đồng. Các “chúa chổm” được điểm danh gồm: PVN nợ gần 175.000 tỷ đồng, EVN nợ hơn 108.000 tỷ đồng, Vinacomin nợ hơn 46.000 tỷ đồng, Vinalines nợ hơn 32.000 tỷ đồng, Tổng công ty Xi măng Việt Nam nợ hơn 15.700 tỷ đồng...
Tác giả bài viết: Trần Giang
Nguồn tin: