Hà Tĩnh: Vụ học sinh bị kết tội “Cướp tài sản” - Một bản án thiếu tính nhân văn!
- 09:10 22-08-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
“Với bản án 18 tháng tù giam cho một cậu học sinh vừa mới học xong lớp 10, Lê Văn Khánh (xã Hà Linh, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) không ai thấy tính giáo dục và răn đe, chỉ thấy một điều duy nhất đó là “trừng phạt. Đây là một bản án có nhiều vấn đề, khuất tất, một bản án thiếu tính nhân văn”.
► Vụ học sinh bị kết tội “Cướp tài sản”: Người dân yêu cầu điều tra lại vụ án!
► Hà Tĩnh: Vụ học sinh bị kết tội “Cướp tài sản” - Sự vô cảm của các cơ quan tố tụng!
► Hà Tĩnh: Bức thư gửi mẹ đẫm nước mắt của cậu học trò bị kết tội “Cướp tài sản”
► Hà Tĩnh: Vụ em học sinh bị kết tội “Cướp tài sản” - Có dấu hiệu bao che bỏ lọt tội phạm?
► Vụ học sinh bị kết tội “Cướp tài sản”: Cần xem xét lại tội danh cho bị cáo!
► Vụ học sinh bị kết tội “cướp tài sản”: Chưa mở phiên tòa đã khẳng định bị can có tội!
► Hà Tĩnh: Bị hại và bị cáo đồng loạt kêu oan cho em học sinh bị kết tội “cướp tài sản”
Đó là nhận định của thầy Đinh Tiên Hoàng, Giảng viên luật, Trường Đại học Hà Tĩnh xung quanh những vấn đề liên quan đến vụ án cướp tài sản xảy ra ngày 19/7/2015 tại xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê.
Thầy Hoàng cho biết đã theo dõi và tìm hiểu khá nhiều những thông tin liên quan đến vụ việc này. Và khẳng định vụ án này có nhiều khuất tất, bất cập, cần điều tra, xét xử lại.
Thầy phân tích: Hiến pháp 2013 tại điều 103 khoản 2 quy định rằng “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”.
► Hà Tĩnh: Vụ học sinh bị kết tội “Cướp tài sản” - Sự vô cảm của các cơ quan tố tụng!
► Hà Tĩnh: Bức thư gửi mẹ đẫm nước mắt của cậu học trò bị kết tội “Cướp tài sản”
► Hà Tĩnh: Vụ em học sinh bị kết tội “Cướp tài sản” - Có dấu hiệu bao che bỏ lọt tội phạm?
► Vụ học sinh bị kết tội “Cướp tài sản”: Cần xem xét lại tội danh cho bị cáo!
► Vụ học sinh bị kết tội “cướp tài sản”: Chưa mở phiên tòa đã khẳng định bị can có tội!
► Hà Tĩnh: Bị hại và bị cáo đồng loạt kêu oan cho em học sinh bị kết tội “cướp tài sản”
Đó là nhận định của thầy Đinh Tiên Hoàng, Giảng viên luật, Trường Đại học Hà Tĩnh xung quanh những vấn đề liên quan đến vụ án cướp tài sản xảy ra ngày 19/7/2015 tại xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê.
Thầy Hoàng cho biết đã theo dõi và tìm hiểu khá nhiều những thông tin liên quan đến vụ việc này. Và khẳng định vụ án này có nhiều khuất tất, bất cập, cần điều tra, xét xử lại.
Thầy phân tích: Hiến pháp 2013 tại điều 103 khoản 2 quy định rằng “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”.
Bị cáo Phạm Hồng Tuấn cho biết, Khánh không hề liên quan đến vụ án. Hơn nữa có nhiều nhân chứng chứng kiến vụ việc nhưng không được ra tòa làm chứng khiến các bị cáo gặp bất lợi
Khởi tố và chứng minh tội phạm là trách nhiệm cơ quan điều tra. Quá trình này có sự tham gia của cơ quan Viện kiểm sát để đảm bảo việc giám sát tuân theo pháp luật của cơ quan điều tra cũng như củng cố hồ sơ riêng của Viện kiểm sát để cơ quan này tiến hành việc truy tố bị can ra trước pháp luật. Nhưng riêng đối với công việc xét xử của Tòa án thì phải hoàn độc lập…. Không một cá nhân, tổ chức hay cơ quan nào được phép gây áp lực hay tác động đến sự khách quan trong phán quyết của Tòa án.
“Vậy mà không hiểu sao trong vụ án “cướp tài sản” đối với các bị cáo Phan Văn Đạt, Phạm Hồng Tuấn và Lê Văn Khánh, chưa mở phiên tòa xét xử nhưng ba cơ quan tố tụng huyện Hương Khê: Công an, VKSND và TAND lại tổ chức họp liên ngành “thống nhất” việc xét xử đối với các bị cáo nói trên về tội danh “cướp tài sản”. Các cơ quan tố tụng huyện này đã ấn định tội danh cho bị cáo. Điều này liệu còn sự vô tư, khách quan trong việc ra phán quyết bản án đối với các bị cáo trong phiên xét xử? Thầy Hoàng đặt ra câu hỏi.
Một tình tiết quan trọng nữa đó là rất nhiều người chứng kiến vụ án này, cùng với những người trong cuộc đã lên tiếng cho biết phiên xét xử TAND đã không triệu tập đầy đủ những người làm chứng, bỏ qua các lời khai của các bị cáo, bị hại và bác bỏ các luận cứ bào chữa của Luật sư cũng như những tình tiết có lợi cho bị cáo Khánh.
“Phải chăng khi án đã thành nên Hội đồng xét xử đã cố làm lơ đi những tình tiết đó để quy chụp tội danh và áp đặt mức hình phạt cho em?” thầy Hoàng tiếp tục đặt ra câu hỏi.
Từ ngày tòa tỉnh tuyên án 18 tháng tù giam đối với em Khánh cuộc sống gia đình bị xáo trộn hoàn toàn. Nỗi đau, nỗi ấm ức bao trùm lên những người thân, những người xóm giềng
Thầy Hoàng cũng cho biết, trong tố tụng hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội là điều rất được các nhà làm luật quan tâm, điều này không chỉ là thuộc tính nhân văn mà nó còn để tránh oan sai. Tại Điều 10 BLTTHS 2003 quy định rằng: "Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Em Lê Văn Hoàng là người chứng kiến từ đầu đến cuối sự việc nhưng không được mời ra làm chứng
“Vậy mà cơ quan điều tra đã không triệu tập đầy đủ những người làm chứng, lưu tâm đến những lời khai của hai bị cáo Tuấn và bị cáo Đạt cùng với bị hại Tý về vai trò của Khánh trong vụ án”, thầy Hoàng nhấn mạnh.
Ngoài những dấu hiệu nói trên, vụ án còn có dấu hiệu bị cắt gọt nội dung sự việc, bỏ lọt tội phạm và rất nhiều lỗi nhận định chủ quan. Với những tình tiết được nêu và phân tích qua cáo trạng và tường trình của những người trong cuộc cũng như những người có mặt tại hiện trường xảy ra vụ việc, đây là một vụ án ẩn đầy khuất tất của các cơ quan tố tụng huyện Hương Khê. Thầy Hoàng cũng cho rằng cần phải điều tra, xét xử lại vụ án án.
“Với bản án 18 tháng tù giam cho một cậu học sinh vừa mới học xong lớp 10, Lê Văn Khánh (xã Hà Linh, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) không ai thấy tính giáo dục và răn đe, chỉ thấy một điều duy nhất đó là “trừng phạt. Đây là một bản án có nhiều vấn đề, khuất tất, một bản án thiếu tính nhân văn” , thầy Hoàng cho hay.
“Mới 16 tuổi, đó chỉ đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, nếu bắt em đi tù, với bản án 18 tháng tù giam thì mọi thứ sẽ chấm hết . Sau 18 tháng trở về liệu Khánh có vượt qua tự ti để tiếp tục đến lớp?”
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin làm rõ vụ việc này.
Tác giả bài viết: Xuân Sinh