Bộ trưởng “mở lối” VNEN
- 15:16 20-08-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ai viện trợ thì viện trợ, chúng ta vẫn phải giữ chủ quyền và thế chủ động trong ngành mình, lĩnh vực mình quản lý để đảm bảo thu được lợi ích cao nhất.
LTS: Ngày 18/8, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ có công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về vấn đề thí điểm mô hình VNEN trong năm học mới 2016 – 2017 được dư luận đặc biệt quan tâm và hoan nghênh.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, tác giả bài báo “VNEN – Rằng hay cũng lắm điều hay …” trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 15/8/2016 vừa gửi đến Giáo dục Việt Nam bài viết chia sẻ với Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Bộ trưởng xung quanh vấn đề này. Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.
Công văn 4068 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc áp dụng mô hình trường học mới và các phương pháp dạy học mới ở trường phổ thông sau khi kết thúc Dự án VNEN đang thu hút sự quan tâm từ dư luận.
Theo tôi, công văn này thể hiện sự đánh giá đúng mức, toàn diện của Bộ GDĐT cũng như cá nhân Bộ trưởng về ưu điểm và hạn chế của việc áp dụng mô hình VNEN thời gian qua, trong đó những hạn chế được nêu khá kỹ.
Điều này không chỉ cho thấy việc áp dụng mô hình VNEN “đã được Bộ GDĐT nghiêm túc rút kinh nghiệm” như khẳng định trong công văn, mà còn thể hiện thái độ cầu thị của Bộ GDĐT cũng như tân Bộ trưởng.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, tác giả bài báo “VNEN – Rằng hay cũng lắm điều hay …” trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 15/8/2016 vừa gửi đến Giáo dục Việt Nam bài viết chia sẻ với Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Bộ trưởng xung quanh vấn đề này. Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.
Công văn 4068 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc áp dụng mô hình trường học mới và các phương pháp dạy học mới ở trường phổ thông sau khi kết thúc Dự án VNEN đang thu hút sự quan tâm từ dư luận.
Theo tôi, công văn này thể hiện sự đánh giá đúng mức, toàn diện của Bộ GDĐT cũng như cá nhân Bộ trưởng về ưu điểm và hạn chế của việc áp dụng mô hình VNEN thời gian qua, trong đó những hạn chế được nêu khá kỹ.
Điều này không chỉ cho thấy việc áp dụng mô hình VNEN “đã được Bộ GDĐT nghiêm túc rút kinh nghiệm” như khẳng định trong công văn, mà còn thể hiện thái độ cầu thị của Bộ GDĐT cũng như tân Bộ trưởng.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, ảnh do tác giả cung cấp.
Đáng chú ý là công văn 4068 đã đưa ra 3 ý kiến chỉ đạo đối với các địa phương về việc tiếp tục mô hình VNEN ở những trường đang thí điểm, lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình VNEN để bổ sung vào việc đổi mới phương thức giáo dục trong toàn ngành, và tiếp tục chủ động nghiên cứu áp dụng các mô hình giáo dục tiên tiến khác phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Đó là những ý kiến chỉ đạo đúng đắn, có tính hệ thống và sát với thực tiễn.
Tiếp tục hay chấm dứt VNEN do cơ sở giáo dục tự quyết
Quan điểm của tân Bộ trưởng trong công văn là Bộ GDĐT khuyến khích các cơ sở giáo dục đang triển khai mô hình trường học mới tiếp tục triển khai trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực và duy trì trong suốt cấp học vì quyền lợi của học sinh.
Điều này trước hết có nghĩa là Bộ không chủ trương mở rộng số trường thí điểm VNEN. Theo tôi, đây là quyết định đúng vì VNEN là mô hình thí điểm, cần gói gọn trong phạm vi nhất định để nghiên cứu, đo lường tỉ mỉ mới có thể rút ra được đánh giá chính xác.
Cũng theo quan điểm này, Bộ không yêu cầu tất cả các trường đã dạy VNEN phải tiếp tục mô hình này, mà để mỗi trường quyết định trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo hiệu quả và quyền lợi của học sinh.
Trong giáo dục, đảm bảo quyền lợi của học sinh là yêu cầu cao nhất. Nếu các trường thấy mô hình này có hiệu quả, đương nhiên họ sẽ tiếp tục thực hiện.
Nhưng giả sử một số trường gặp khó khăn trong áp dụng mô hình VNEN không tiếp tục mô hình này nữa thì cũng không ảnh hưởng đến học sinh vì nội dung sách VNEN hoàn toàn dựa trên SGK hiện hành.
Trong quá trình tiếp tục áp dụng VNEN sắp tới, cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục cũng cần quan tâm khắc phục những hạn chế mà công văn 4068 đã nêu ra.
Khai thác các giá trị tích cực của VNEN
Mô hình VNEN đã triển khai hơn 3 năm và sẽ còn được tiếp tục thực hiện ở hàng nghìn trường (tiểu học, trung học cơ sở) cho đến khi có chương trình, SGK mới.
Mặc dù căn cứ văn bản ký kết giữa Bộ GDĐT với các nhà tài trợ thì Dự án VNEN đã kết thúc, nhưng các cơ quan chuyên môn của Bộ cũng cần tiếp tục nghiên cứu để chọn lọc những điểm ưu việt về phương pháp dạy học của mô hình này, phục vụ cho sự nghiệp đổi mới giáo dục.
Tôi tin rằng đây mới là mục tiêu mà Dự án VNEN hướng tới.
Nhưng đổi mới giáo dục là một quá trình liên tục. Chúng ta không chờ đến khi có chương trình, SGK mới mới đem áp dụng những cái hay của VNEN mà ngay lúc này cũng cần đưa những điểm tích cực đã được kiểm nghiệm chắc chắn vào giáo dục phổ thông.
Chính vì vậy, tôi rất tán thành ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trong công văn 4068: “Đối với các cơ sở giáo dục không áp dụng mô hình trường học mới, có thể lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào đổi mới phương thức giáo dục đang thực hiện, đảm bảo nguyên tắc lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.”
Tiếp tục sáng tạo, đổi mới
Mô hình Trường học mới (EN) của các bạn Colombia mà VNEN áp dụng được một số tổ chức quốc tế như UNESCO và WB đánh giá cao. Nhưng ai cũng hiểu đó chỉ là một trong những mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Để thực hiện yêu cầu đào tạo thế hệ trẻ thành lớp người có năng lực và phẩm chất ưu tú, chúng ta phải tiếp tục đúc kết, vận dụng những kinh nghiệm hay từ thực tế Việt Nam và học hỏi kinh nghiệm nước ngoài, nhất là của các nước phát triển.
Điều này đã được thể hiện trong công văn 4068:
“Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục chủ động nghiên cứu đổi mới, sáng tạo trong tổ chức dạy và học; áp dụng các mô hình giáo dục tiên tiến khác phù hợp với điều kiện thực tiễn; đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong phụ huynh học sinh và dư luận xã hội nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.”
Trong công văn này, Bộ trưởng cũng lưu ý các địa phương chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận trong giáo viên, phụ huynh học sinh và xã hội.
Tục ngữ xưa đã có câu: “Thuận vợ thuận chồng, Biển Đông tát cạn. Thuận bè thuận bạn, tát cạn Biển Đông”. Tục ngữ mới cũng khẳng định: “Dễ trăm lần, không dân cũng chịu. Khó vạn lần, dân liệu cũng xong”.
Đồng thuận là điều kiện đảm bảo cho mọi thành công. Mong rằng các nhà giáo dục đừng bỏ trống mặt trận tuyên truyền, “dân vận” này.
Kinh nghiệm tiếp nhận dự án
Trong bài đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 15/8/2016, tôi có nêu nhận xét là việc triển khai mô hình VNEN khá vội vàng, ngay năm thứ 2 đã áp dụng ở tất cả 63 tỉnh, thành phố với 1.447 trường.
Tất nhiên, tôi cũng hiểu triển khai rộng một cách vội vàng như vậy có lý do. Nhà tài trợ rót tiền vào có nghĩa họ tin mô hình này tốt và cũng muốn triển khai rộng cho bõ “bát gạo đồng tiền”.
Nhưng theo tôi, nếu cơ quan tiếp nhận viện trợ, ở đây là Bộ GDĐT, giữ quyền chủ động, đưa ra kế hoạch và lộ trình cụ thể, phân tích lợi hại của việc mở rộng phạm vi thí điểm, thuyết phục nhà tài trợ thì tôi tin rằng nhà tài trợ cũng sẽ chấp thuận.
Nếu làm thí điểm trong phạm vi hẹp, chúng ta sẽ có điều kiện theo dõi, đánh giá sát sao hơn; khi thấy kết quả tốt mới mở rộng dần.
Đây cũng là kinh nghiệm mà các đối tác phía Việt Nam cần rút ra khi tiếp cận các dự án có viện trợ nước ngoài. Ai viện trợ thì viện trợ, chúng ta vẫn phải giữ chủ quyền và thế chủ động trong ngành mình, lĩnh vực mình quản lý để đảm bảo thu được lợi ích cao nhất khi kết thúc dự án.
Chúng ta phải thuyết phục đối tác bằng lập luận và chương trình, kế hoạch cụ thể nhắm tới việc thực hiện tốt nhất mục tiêu, chứ không nên để đối tác lái, còn chúng ta phải chạy theo “giải ngân”.
Tác giả bài viết: GS Nguyễn Minh Thuyết