Hé lộ bí mật về chuyên án buôn lậu xăng dầu cực "khủng" trên biển
- 17:27 17-08-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cùng với những thành tích nổi bật, góp phần giữ vững an ninh chính trị của đất nước, những năm gần đây, lực lượng CAND đấu tranh, khám phá hàng chục vụ án buôn lậu, tham nhũng lớn như Tân Trường Sanh, Tamexco Minh Phụng, Vinashin, Vinaline, hoàn thuế giá trị gia tăng, tội phạm công nghệ cao…
Trong quá trình tổ chức đấu tranh, lực lượng An ninh không những khám phá, chặt đứt nhiều đường dây, ổ nhóm phạm tội, thu hồi số lượng tài sản lớn cho Nhà nước mà còn tham mưu cho Đảng, Chính phủ và các cơ quan, ban, ngành kịp thời hoạch định chính sách, đề ra các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Đây là vụ án nghiêm trọng, xảy ra trong bối cảnh tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn; các thế lực thù địch tìm cách phá hoại kinh tế nước ta, đặc biệt là chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý kinh tế.
Sau khi có chủ trương dừng hoạt động tạm nhập, tái xuất, nhiều đối tượng đã lợi dụng hoạt động vận tải biển để buôn lậu nhiều mặt hàng kinh tế chiến lược quan trọng của Nhà nước, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc dân, trong đó nổi bật là mặt hàng xăng dầu, làm thiệt hại về thuế Nhà nước lên đến hàng nghìn tỷ đồng...
Từ nguồn tin do quần chúng cung cấp
Khoảng giữa năm 2013, trong quá trình chỉ đạo lực lượng trinh sát thu thập thông tin, Thiếu tướng Nguyễn Đình Thuận, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế (ANKT) Tổng hợp, Tổng cục An ninh, Bộ Công an, phát hiện tại một số tỉnh ven biển đang diễn ra hoạt động buôn lậu các mặt hàng chiến lược, trong đó đáng chú ý là xăng dầu.
Đây là vụ án nghiêm trọng, xảy ra trong bối cảnh tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn; các thế lực thù địch tìm cách phá hoại kinh tế nước ta, đặc biệt là chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý kinh tế.
Sau khi có chủ trương dừng hoạt động tạm nhập, tái xuất, nhiều đối tượng đã lợi dụng hoạt động vận tải biển để buôn lậu nhiều mặt hàng kinh tế chiến lược quan trọng của Nhà nước, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc dân, trong đó nổi bật là mặt hàng xăng dầu, làm thiệt hại về thuế Nhà nước lên đến hàng nghìn tỷ đồng...
Từ nguồn tin do quần chúng cung cấp
Khoảng giữa năm 2013, trong quá trình chỉ đạo lực lượng trinh sát thu thập thông tin, Thiếu tướng Nguyễn Đình Thuận, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế (ANKT) Tổng hợp, Tổng cục An ninh, Bộ Công an, phát hiện tại một số tỉnh ven biển đang diễn ra hoạt động buôn lậu các mặt hàng chiến lược, trong đó đáng chú ý là xăng dầu.
Một trong những chiếc tàu trong vụ buôn lậu xăng dầu trên biển quy mô lớn.
Hành vi phạm tội của các đối tượng không chỉ xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà còn ảnh hưởng đến cơ chế, chính sách quản lý, tiêu thụ xăng dầu, gây lũng đoạn thị trường giá cả trong nước, tác động xấu đến nền kinh tế.
Nếu không giải quyết tốt, Nhà nước sẽ tiếp tục bị thiệt hại về thuế lên đến hàng trăm tỷ đồng/tháng... Đặc biệt là tạo kẽ hở để phía nước ngoài tiếp tay, bán xăng dầu lậu cho Việt Nam với âm mưu phá hoại nền kinh tế.
Quá trình xác minh, Cục ANKT Tổng hợp phát hiện tại Thanh Hóa có một số tàu biển hoạt động bất minh. Các tàu này thường chạy ra tàu lớn neo đậu ngoài khơi vào đêm, sau đó chạy vào bờ tiếp cận 2 ụ nổi chứa xăng dầu tại vị trí cách chân cầu Hoàng Long khoảng 1km về hướng Đông.
Từ công tác nắm tình hình, Cục ANKT Tổng hợp đã đủ căn cứ chứng minh có một đường dây buôn lậu dầu quy mô lớn vào Việt Nam; phạm vi hoạt động trên nhiều tỉnh, thành phố cả nước (Hải Phòng, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình, Khánh Hòa, Nghệ An, Hà Tĩnh...) với thủ đoạn tinh vi.
Các đối tượng hoạt động về đêm, thành lập nhiều công ty con để hợp thức cho nguồn xăng dầu lậu; có sự tiếp tay của một số cán bộ tha hóa thuộc lực lượng chống buôn lậu.
Việc sang chiết dầu lậu diễn ra ở ngoài khơi, thời điểm từ 2 đến 5 giờ sáng, trên những tàu trọng tải lớn, chọn thời điểm có biển động, sóng to, gió lớn để gây nguy hiểm cho lực lượng chức năng khi ra biển bắt quả tang.
Cầm đầu đường dây buôn lậu là đối tượng có quan hệ xã hội phức tạp; tập hợp xung quanh nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự đến từ Hải Phòng, Quảng Ninh; được trang bị vũ khí nóng, liều lĩnh, manh động, sẵn sàng chống cự khi bị bắt hoặc tấn công tàu trinh sát khi bị phát hiện...
Trong vụ án này, đối tượng sử dụng tàu biển trọng tải lớn mua dầu tại Trung Quốc và Singapore, vận chuyển về Việt Nam từ 2-3 chuyến/tháng; số lượng từ 5 nghìn đến 10 nghìn tấn/chuyến, tùy theo nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Để tránh bị phát, bọn chúng sử dụng chứng từ, hóa đơn, hợp đồng vận chuyển giả và quay vòng sử dụng nhiều lần để đối phó với lực lượng chức năng khi bị phát hiện.
Hoạt động chuyển tiền, thanh toán diễn ra rất bí mật, khó bị phát hiện... Vào thời điểm đó, vụ án đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, lãnh đạo Bộ Công an.
Cùng với quá trình trinh sát kéo dài, kết hợp với việc tiếp xúc với một số đầu mối, địa bàn như Cục Hàng hải Việt Nam, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Cục Quản lý Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương...
Phá án
Ngày 15-12-2013, Cục ANKT Tổng hợp có thông tin Công ty Hoàng Sơn sẽ tiếp nhận hàng buôn lậu. Đó là những đêm dài không ngủ, anh cùng đồng đội tỷ mỷ chọn phương án bắt giữ.
Việc bố trí lực lượng phá án kỹ càng, chặt chẽ; các tình huống có thể phát sinh cũng được tính đến. Chỉ tính riêng việc cùng lúc đưa 200 cán bộ, chiến sỹ vào địa điểm, an toàn, không để lộ lọt đã là một nghệ thuật.
Vào thời điểm thực hiện lệnh bắt giữ, cùng một thời điểm, 16 mũi trinh sát đồng loạt triển khai tại Hà Nội, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Nam Định thực hiện kế hoạch đồng loạt phá án. Các tình huống nghiệp vụ nảy sinh đòi hỏi người chỉ huy phải có bản lĩnh, trình độ và sự nhạy bén.
Vào khoảng 17h30 ngày 16-12-2013, trên 200 cán bộ, chiến sỹ của các lực lượng tham gia đấu tranh chuyên án đã bí mật tập kết tại Nghệ An để lên tàu chuẩn bị ra biển.
Những giây phút ấy, cảm giác thật nặng nề, từng mũi trinh sát, bám sát kế hoạch đã được duyệt, chỉ đạo phối hợp chặt chẽ các tổ công tác, nắm diễn biến và đưa ra phương hướng chỉ đạo thích hợp. Giữa lúc ấy, thời tiết bất ngờ có những diễn biến phức tạp.
Gió mùa đông Bắc đột ngột tràn về, biển động mạnh, các con tàu đã được chuẩn bị từ trước đó không thể di chuyển cách bờ trên 2 hải lý bởi gây nguy hiểm cho cán bộ, chiến sỹ nếu ra khơi và không thể thực hiện được việc bắt quả tang theo yêu cầu đã đặt ra.
Trước tình huống không nằm trong phương án, Thiếu tướng Nguyễn Đình Thuận đã hội ý với Ban chỉ đạo chuyên án, kịp thời đưa ra quyết định đúng đắn, tiếp tục bắt quả tang hành vi buôn lậu; đồng thời vận động nhân dân trên địa bàn cho thuê tàu lớn ngay tại cửa Hới (cách khu vực các đối tượng giao hàng khoảng 3 hải lý) để chuyên quân ra Thanh Hóa, bắt quả tang, đảm bảo tuyệt đối bí mật an toàn. Những trinh sát trên biển được giao nhiệm vụ bí mật tiếp cận mục tiêu.
Khoảng nửa giờ sau đó, thông tin trinh sát báo về, phát hiện 2 tàu của Hoàng Sơn đang bơm hút xăng dầu lậu. Ngay sau khi có thông tin trên, anh đã có một quyết định đúng đắn, tổ chức bắt quả tang, tách rời tàu đồng thời khống chế thông tin liên lạc, thu giữ ngay các tài liệu tên tàu.
Từ những chỉ đạo sát sao của người chỉ huy, tổ trinh sát trên biển đã thu giữ được toàn bộ tang vật vụ án và tài liệu giả mạo trên tàu, chứng minh được hành vi phạm tội của Nguyễn Trường Sơn.
Ngay sau đó, anh tiếp tục chỉ đạo các mũi công tác tại Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh... đồng loạt bí mật áp sát mục tiêu, kiểm soát chặt chẽ nơi ở của Nguyễn Trường Sơn và đồng bọn; ngăn chặn các đối tượng bỏ trốn, kịp thời không chế thực hiện lệnh bắt khẩn cấp, không để đối tượng chạy thoát, tiêu hủy tài liệu, chứng cứ.
Trong thời gian tổ công tác bắt quả tang trên biển, ở trên bờ, Nguyễn Thanh Phương, Phó Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Sơn (vợ của Nguyễn Trường Sơn) đã bỏ trốn về Hà Nội với ý định vượt biên ra nước ngoài. Đồng thời, Hoàng Kiếm Bình (mắt xích trong đường dây buôn lậu) tìm cách bỏ trốn qua nhiều tỉnh.
Trước tình huống đó, một tổ án dự phòng, khẩn trương truy bắt đối tượng Phương. Một mũi trinh sát rà soát tại các địa chỉ ở Hà Nội, một mũi lập tức vào TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng nơi Phương thường lui tới.
Dù không nhận dạng được đối tượng bắng sự mưu trí, sáng tạo, anh em đã mưu trí bắt thành công Phương. Trong vụ án này, Thiếu tướng Nguyễn Đình Thuận là người trực tiếp gặp, vận động người thân của đối tượng Bình, tác động để Bình ra đầu thú.
Với những phân tích, thuyết phục có lý, có tình của anh, đối tượng Bình đã khai báo thành khẩn, góp phần khai thông lời khai các đối tượng khác nâng cao, hiệu quả đấu tranh cho chuyên án.
Sau khi bắt giữ Nguyễn Trường Sơn và các đối tượng liên quan, anh đã trực tiếp khai thác nhanh các đối tượng, làm rõ trách nhiệm của các đối tượng có liên quan trong chuyên án theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ.
Đây cũng là một nhiệm vụ khó khăn, nặng nề do các đối tượng rất ngoan cố; có đối tượng đã bỏ trốn, hình thức thủ đoạn hoạt động buôn lậu được chuẩn bị rất tinh vi, xảo quyệt, có liên quan đến yếu tố nước ngoài.
Trong khi đó, trong vụ án này, chỉ cần để xảy ra một sơ suất dù nhỏ, cũng gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của lực lượng Công an.
Với bản chất ngoan cố của tội phạm, ban đầu, Sơn quanh co, giấu diếm không nhận tội danh buôn lậu. Khi đó, anh đã tập hợp các căn cứ thu thập được trong quá trình trinh sát, vừa đấu tranh, vừa giáo dục cảm hóa đối tượng này.
Sơn sau đó đã khai thêm 2 lần tổ chức buôn lậu dầu khác phù hợp với quá trình trinh sát. Từ lời khai của đối tượng này, Ban chuyên án mở rộng điều tra, thu hồi một lượng tài sản lớn cho Nhà nước. (Còn nữa)
Tác giả bài viết: Xuân Mai