Đà Nẵng di dời Trung tâm hành chính là điều lãng phí
- 16:59 15-08-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thành phố Đà Nẵng có ý định di dời Trung tâm hành chính (TTHC) đến địa điểm khác trong khi TTHC “cũ” được đầu tư với số tiền không hề nhỏ và mới được đưa vào sử dụng.
► Đà Nẵng phủ nhận việc có doanh nghiệp muốn mua toà nhà 2.000 tỷ
► Đà Nẵng quyết phương án mở cửa hút gió cho toà nhà 2.000 tỷ
► Tòa nhà hành chính nghìn tỷ: Không ai xây như Đà Nẵng
► Đà Nẵng tính bỏ trung tâm hành chính nghìn tỷ
Thông tin này đã được một Đại biểu chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố. Theo trả lời của vị Phó chủ tịch thành phố thì công trình trên cao hơn 166m (gồm 34 tầng nổi và 2 tầng hầm) tọa lạc tại đường Trần Phú. Đây là nơi làm việc của khoảng 1200 cán bộ lãnh đạo, công chức thuộc các sở, ban ngành với vốn đầu tư hơn 2000 tỉ đồng. Công trình đưa vào sử dụng đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người dân đến giao dịch các dịch vụ hành chính công. Nhưng ngặt một nỗi, tòa nhà đó lại quá nóng, thiếu ôxy, ảnh hưởng đến sức khỏe của người làm việc nên cần phải di dời đến nơi khác để đảm bảo sức khỏe.
Việc đảm bảo sức khỏe cho các cán bộ, viên chức, công chức là cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề được đông đảo người dân thắc mắc là vì sao một công trình có tầm quan trọng, mang tính biểu tượng của thành phố với số tiền đầu tư lớn nhưng hiệu quả sử dụng lại kém như vậy? Ngoài ra, nhiều người còn có những mối nghi ngờ về khâu thiết kế, thi công, nghiệm thu... của công trình. Liệu các khâu trên khi thực hiện có đảm bảo tính nghiêm túc hay không? Và ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho những phát sinh không mong muốn?
Một điều nữa mà người dân đang mong ngóng câu trả lời xác đáng từ ban lãnh đạo thành phố đó là với tình trạng của TTHC như hiện nay, việc khắc phục, sửa chữa sẽ tiêu tốn chi phí không hề nhỏ. Vậy để đảm bảo cho công trình này tiếp tục được sử dụng thì nguồn vốn để “bơm” vào sẽ lấy từ đâu?
► Đà Nẵng quyết phương án mở cửa hút gió cho toà nhà 2.000 tỷ
► Tòa nhà hành chính nghìn tỷ: Không ai xây như Đà Nẵng
► Đà Nẵng tính bỏ trung tâm hành chính nghìn tỷ
Thông tin này đã được một Đại biểu chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố. Theo trả lời của vị Phó chủ tịch thành phố thì công trình trên cao hơn 166m (gồm 34 tầng nổi và 2 tầng hầm) tọa lạc tại đường Trần Phú. Đây là nơi làm việc của khoảng 1200 cán bộ lãnh đạo, công chức thuộc các sở, ban ngành với vốn đầu tư hơn 2000 tỉ đồng. Công trình đưa vào sử dụng đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người dân đến giao dịch các dịch vụ hành chính công. Nhưng ngặt một nỗi, tòa nhà đó lại quá nóng, thiếu ôxy, ảnh hưởng đến sức khỏe của người làm việc nên cần phải di dời đến nơi khác để đảm bảo sức khỏe.
Việc đảm bảo sức khỏe cho các cán bộ, viên chức, công chức là cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề được đông đảo người dân thắc mắc là vì sao một công trình có tầm quan trọng, mang tính biểu tượng của thành phố với số tiền đầu tư lớn nhưng hiệu quả sử dụng lại kém như vậy? Ngoài ra, nhiều người còn có những mối nghi ngờ về khâu thiết kế, thi công, nghiệm thu... của công trình. Liệu các khâu trên khi thực hiện có đảm bảo tính nghiêm túc hay không? Và ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho những phát sinh không mong muốn?
Một điều nữa mà người dân đang mong ngóng câu trả lời xác đáng từ ban lãnh đạo thành phố đó là với tình trạng của TTHC như hiện nay, việc khắc phục, sửa chữa sẽ tiêu tốn chi phí không hề nhỏ. Vậy để đảm bảo cho công trình này tiếp tục được sử dụng thì nguồn vốn để “bơm” vào sẽ lấy từ đâu?
Trung tâm hành chính TP. Đà Nẵng.
Chúng ta đều biết mục đích của việc xây dựng TTHC Đà Nẵng nói riêng và ở các tỉnh thành khác nói chung là tập trung các cơ quan ban ngành vào làm việc tại một địa điểm nhằm thực hiện công việc liên thông một cửa, tạo thuận lợi về thời gian, công sức cho người dân đến giao dịch hành chính. Đây là điều nên làm, được đa số người dân đồng tình. Nhưng với số tiền đầu tư rất lớn (hơn 2000 tỉ đồng), công trình mới sử dụng 3 năm đã tính chuyện xây TTHC khác để thay thế thì thật là lãng phí tiền thuế của người dân, ngân sách của nhà nước.
Việc các công trình được đầu tư bằng ngân sách đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn đã hư hỏng, xuống cấp, không hiệu quả là điều... khá “bình thường". Nó cho thấy công tác quản lý, giám sát việc sử dụng ngân sách trong việc xây dựng các công trình bị buông lỏng. Đồng thời cũng nêu lên thực trạng “cha chung không ai khóc” trong việc sử dụng “tiền chung” ở một số địa phương hiện nay.
Một công trình từng được xem là biểu tượng của Đà Nẵng, được đầu tư bằng số tiền lớn mà mới đưa vào sử dụng 3 năm nay lại tính chuyện thay thế thì thật đáng để suy ngẫm về cách chính quyền sử dụng tiền thuế của người dân. Điều đó chắc chắn cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến hình ảnh của “thành phố đáng sống” này!
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Tác giả bài viết: Quang Châu