TGĐ VPF Cao Văn Chóng: 'Giải chỉ vỡ khi sai mà không sửa'
- 07:42 14-08-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
V-League đang là một bức tranh mà gam sáng bị che khuất bởi gam tối của công tác trọng tài (TT). Dưới góc độ của người đứng ra tổ chức giải đấu, ông Cao Văn Chóng nhìn nhận vào những khuyết điểm còn tồn đọng và với ông “một khi nhìn ra cái sai và sửa thì giải khó lòng mà vỡ, thậm chí sẽ khởi sắc hơn”.
VPF không nắm đằng cán công tác trọng tài
Ở vòng đấu 20, BTC giải sẽ thuê TT ngoại điều khiển trận đấu giữa Hải Phòng và Hà Nội T&T. Phải chăng đây là lúc thích hợp để các TT ngoại “cứu” TT nội?
- Sau những sự cố đáng tiếc xảy ra với các TT nội cách đây vài vòng đấu, chúng tôi đã tính đến giải pháp này. Trong bối cảnh cuộc đua vô địch đang có những nút thắt thì đây là thời điểm để tiến hành kế hoạch trên. Không thể phủ nhận những sai sót của TT song để trấn an các CLB thì giải pháp thuê TT là điều cần thiết vào lúc này.
Nói về sai sót của các TT thì quá nhiều rồi và câu chuyện mãi thành chán. Quan trọng bây giờ là phải khắc phục ngay lập tức để tránh những hệ lụy xấu. Vậy, với cương vị là nhà tổ chức, VPF đã có những động thái nào rồi?
- Công tác TT thì VPF phối hợp liên quan. Trọng tài có tốt lên hay không thì phụ thuộc vào Liên đoàn chứ VPF không quản lý. Nói không phải để né mà vai trò trách nhiệm đến đâu thì mình cố gắng làm đến đó.
Ở vai trò phối hợp, VPF cùng Liên đoàn và Ban TT đã có những động thái cứng rắn. Chẳng hạn, những TT mắc sai lầm bị chế tài mạnh từ Ban TT, thêm vào đó BTT cũng như BTC động viên anh em tự tin làm nhiệm vụ. Thực tế, có những tình huống nổi cộm nhưng khi có băng hình kỹ thuật, những nhà chuyên môn phân tích, mổ xẻ thì trọng tài không sai.
Ở vòng đấu 20, BTC giải sẽ thuê TT ngoại điều khiển trận đấu giữa Hải Phòng và Hà Nội T&T. Phải chăng đây là lúc thích hợp để các TT ngoại “cứu” TT nội?
- Sau những sự cố đáng tiếc xảy ra với các TT nội cách đây vài vòng đấu, chúng tôi đã tính đến giải pháp này. Trong bối cảnh cuộc đua vô địch đang có những nút thắt thì đây là thời điểm để tiến hành kế hoạch trên. Không thể phủ nhận những sai sót của TT song để trấn an các CLB thì giải pháp thuê TT là điều cần thiết vào lúc này.
Nói về sai sót của các TT thì quá nhiều rồi và câu chuyện mãi thành chán. Quan trọng bây giờ là phải khắc phục ngay lập tức để tránh những hệ lụy xấu. Vậy, với cương vị là nhà tổ chức, VPF đã có những động thái nào rồi?
- Công tác TT thì VPF phối hợp liên quan. Trọng tài có tốt lên hay không thì phụ thuộc vào Liên đoàn chứ VPF không quản lý. Nói không phải để né mà vai trò trách nhiệm đến đâu thì mình cố gắng làm đến đó.
Ở vai trò phối hợp, VPF cùng Liên đoàn và Ban TT đã có những động thái cứng rắn. Chẳng hạn, những TT mắc sai lầm bị chế tài mạnh từ Ban TT, thêm vào đó BTT cũng như BTC động viên anh em tự tin làm nhiệm vụ. Thực tế, có những tình huống nổi cộm nhưng khi có băng hình kỹ thuật, những nhà chuyên môn phân tích, mổ xẻ thì trọng tài không sai.
Trọng tài Hà Anh Chiến bị treo còi, mở đầu cho một mùa giải "nhiều chuyện" của BĐVN.Ảnh: V.S.I
V-League đang bước vào giai đoạn “nhạy cảm”. Thế nếu TT liên tục mắc sai lầm ở những vòng đấu tới, ông có sợ sẽ vỡ giải?
- Giải chỉ vỡ khi những người đứng đầu không thấy sai số. Đằng này, Ban TT cũng thấy, BTC giải cũng như Liên đoàn đều thấy sai rồi xắn tay lên khắc phục để giúp giải tròn trịa hơn. Tôi không tin đến mức bi đát là vỡ giải mà ngược lại, với những chấn chỉnh kịp thời, giải đấu sẽ khởi sắc hơn.
Trừ khi không thấy khuyết điểm, trừ khi cố cho mình là tốt tất cả thì đó mới là nguy hiểm. Chúng tôi nhìn thấy và đang khắc phục. Tuy nhiên, không phải một sớm một chiều mọi thứ tốt hơn nhưng từng bước từng bước sẽ tốt lên.
Những giải đấu lớn TT cũng sai đó thôi. Quan trọng là làm sao để các TT thoải mái tư tưởng, tự tin điều hành trận đấu; thứ nữa, làm sao hướng cái sai mà CLB chấp nhận được, không phản ứng, người hâm mộ chia sẻ chứ còn bóng đá hoàn toàn không có sai sót là điều không tưởng. Mục tiêu của chúng tôi là hướng mọi người tham gia cuộc chơi một cách vui vẻ chứ không có chuyện lấn cấn tư tưởng.
“VPF nhìn chung về cơ bản cũng được đấy chứ”
Càng về cuối, số lượng khán giả đến sân càng ít đi. Phải chăng do giải đấu không chất lượng nên mới như vậy?
- Theo báo cáo của BTC thì những thời điểm trùng với Euro, lượng khán giả giảm. Sau Euro có chuyển biến tăng nhưng chưa kỳ vọng. Cuộc đua vô địch ngày càng gay cấn, khán giả từ từ. Công tác tổ chức tập trung tối đa, nhắc nhở TT cố gắng hoàn thành nhiêm vụ, các đội tập trung chuyên môn để phục vụ người hâm mộ. Hy vọng những vòng tới đây khán giả quay trở lại.
Nhiệm vụ của BTC là nỗ lực làm sao tạo sân chơi tốt nhất. Còn chuyện dư luận quan tâm thì chỉ là hữu xạ tự nhiên hương. Trong thời gian qua, thẳng thắn thừa nhận công tác trọng tài chưa đáp ứng mong mỏi. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang nỗ lực khắc phục.
Ngoài công tác trọng tài thì các công tác khác đều đang tốt. Tại sao chúng ta không nhìn nhận nhiều hơn ở khía cạnh tích cực này. Chẳng hạn, những hậu quả do chấn thương thì cầu thủ đã được bảo hiểm, quãng nghỉ cooling-break, trang bị bộ đàm, bình xịt,…
VPF là một mô hình kiểu mẫu, hợp thời đại. Có vẻ như, chúng ta đang vận hành không tốt?
- VPF về cơ bản nhìn chung cũng được đấy. Anh em rất tâm huyết, nỗ lực để làm. Những điểm làm được từ những sáng kiến, nỗ lực của anh em mà ra. Những mốc son nho nhỏ làm được. Tại sao những điều đó lại không ghi nhận chứ?
Nhưng quan trọng vẫn là chất lượng chuyên môn và hình ảnh của giải đấu. Hai khía cạnh này có vẻ giảm đi?
- Những hạn chế, tồn đọng thì không trốn tránh trách nhiệm, nhìn thẳng vào vấn đề để sửa. Đó là sự cầu thị để giải đấu tốt hơn. Tại sao lại nói hình ảnh giải đấu xấu đi? Đó chỉ là cảm nhận chủ quan của mỗi người.
Thật sư, bản thân tôi vẫn có những điểm chưa hài lòng, cần sự chung tay của nhiều phía chứ một mình VPF không làm nổi. Ví dụ ở hạng Nhất khán giả quá ít, chuyên môn chưa đạt kỳ vọng, thời gian thi đấu còn phản khoa học, năng lực tài chính hạn chế, cơ sở vật chất chưa đáp ứng. Chúng tôi biết đó chứ, muốn khắc phục liền đó chứ nhưng có một số cái không phải VPF quyết là được mà phải từ nhiều phía và để thay đổi lột xác ngay lập tức rất là khó. Nó cần cả một quá trình dài.
Chuyện “đi học” ở Đức tiến hành đến đâu rồi, thưa ông? Ông nghĩ gì khi mỗi năm VPF lại tổ chức cho các lãnh đội theo học ở các nước khác nhau?
- Chúng tôi vẫn đang thu thập ý kiến từ các đội bóng, là những cổ đông của công ty. Ngay bóng đá Nhật thì họ cũng học từ bóng đá Đức, Úc, Mỹ. Khi tìm hiểu, họ đưa ra lý do học nhiều nơi là vì Đức là nơi có kỷ luật, khoa học trong công tác tổ chức. Còn ở Úc, Mỹ trước đây bóng đá xếp ở hàng thứ yếu, không được quan tâm nhiều nhưng giờ bóng đá trở thành một trong những môn số 1 ở họ. Học ở họ là học cách làm sao vực dậy môn ít quan tâm.
Họ học nhiều nơi rồi áp dụng trong khoảng thời gian dài mới ra được giải J-League hiện tại. Qua thời gian sửa từ từ mới ra sản phẩm như vậy, tích lũy nơi khác. Đi học đóng khung thì cũng là hạn chế. Cũng chính vì thế mà chúng tôi đề xuất đi học ở Đức.
Thế nhưng, tổ chức đi không phải cá nhân quyết định mà xuất phát từ các cổ đông. Nếu họ đồng thuận đi thì mới tổ chức. VPF chỉ là người kết nối ý tưởng còn đi nơi nào, đi hay không là do các cổ đông quyết định.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Tác giả bài viết: Nam Giao (thực hiện)