Vụ học sinh bị kết tội “Cướp tài sản”: Cần xem xét lại tội danh cho bị cáo!
- 19:50 13-08-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Về mặt khách quan hay ý chí chủ quan của em Lê Văn Khánh đều không cấu thành tội “Cướp tài sản” hay đồng phạm về hành vi “Cướp tài sản”.
► Vụ học sinh bị kết tội “cướp tài sản”: Chưa mở phiên tòa đã khẳng định bị can có tội!
► Hà Tĩnh: Bị hại và bị cáo đồng loạt kêu oan cho em học sinh bị kết tội “cướp tài sản”
Theo lời khai của Võ Văn Tý (người bị hại) tại cơ quan điều tra thì toàn bộ sự việc Tý bị đe dọa lấy tiền diễn ra vào chiều ngày 19/7/2015 tại quán bi-a ở xóm 6, xã Phúc Đồng đều do Phạm Hồng Tuấn và Phan Văn Đạt thực hiện. Trong đó, cả hai lần bị đe dọa cướp tiền, Tý khai Tuấn là người trực tiếp lấy tiền của mình.
► Hà Tĩnh: Bị hại và bị cáo đồng loạt kêu oan cho em học sinh bị kết tội “cướp tài sản”
Theo lời khai của Võ Văn Tý (người bị hại) tại cơ quan điều tra thì toàn bộ sự việc Tý bị đe dọa lấy tiền diễn ra vào chiều ngày 19/7/2015 tại quán bi-a ở xóm 6, xã Phúc Đồng đều do Phạm Hồng Tuấn và Phan Văn Đạt thực hiện. Trong đó, cả hai lần bị đe dọa cướp tiền, Tý khai Tuấn là người trực tiếp lấy tiền của mình.
Đáng lẽ năm nay Khánh sẽ bước vào lớp 12 nhưng với bản án 18 tháng tù giam có lẽ những giấc mơ, hoài bão của em đành phải gác lại
Trong lần bị đe dọa cướp tiền thứ nhất, Tý khai: “…Tôi rút một xấp tiền từ túi quần phía bên trái ra…. Lúc đó Tuấn giật xấp tiền từ tay tôi và đứng lại đó đếm được 2,8 triệu đồng”. Và lần thứ 2 thì theo Tý khai bị Tuấn và Đạt quật ngã ra nền rồi sau đó Tuấn móc trong túi quần của Tý lấy ra một xấp tiền rồi cất vào túi của Tuấn.
Và trong đơn tố cáo cũng như mọi lời khai, người bị hại, bị can, người làm chứng đều khẳng định Khánh không hề liên quan đến việc Tý bị đe dọa lấy tiền.
Đặc biệt, các lời khai của Tuấn và Đạt đều khẳng định sự việc diễn ra trong hoàn cảnh bột phát, không hề có sự bàn bạc trước. Tuấn và Đạt lúc đi ra cổng nghe Giáp nói đánh bi-a thua nhiều tiền nên nghĩ Tý thắng được nhiều mới nảy sinh ý định lấy tiền của Tý. Khánh không hề có sự bàn bạc, tham gia cũng như kích động hay có những hành động, lời nói đe dọa để lấy tiền của Tý.
Theo hồ sơ vụ án, khi xảy ra sự việc thì Khánh đang đứng cùng nhiều người khác ngoài cổng và một lúc sau thì nghe thấy Tuấn gọi vào nhờ đếm và giữ hộ một xấp tiền. Khi sự việc xảy ra Khánh hoàn toàn chưa có ý thức , động cơ cũng như mục đích sẽ đe dọa Tý để lấy tiền hay sau khi cầm số tiền mà Tuần nhờ sẽ đòi Tuấn hay Đạt để chia phần. Trên thực tế thì số tiền lấy được từ Tý, Tuấn và Đạt cũng tự chia nhau mà không chia cho Khánh. Và Khánh cũng không đòi hỏi được chia.
Đặc biệt, tại thời điểm Tuấn nhờ Khánh vào quán để cầm giúp tiền và giữ hộ diễn ra vào giai đoạn khi hành vi chiếm đoạt tài sản của Tuấn và Đạt đối với Tý lần thứ nhất đã hoàn thành. Theo đó, Tý vì bị Tuấn và Đạt đe dọa, sợ hãi nên Tý đã rút xấp tiền để trên tủ sau đó nhờ anh Anh (chủ quán bi-a) lấy tiền trên tủ đưa lại cho Tuấn và Đạt. Vì thế hành động của Khánh cầm giúp tiền khi hành vi phạm tội của Tuấn và Đạt đã hoàn thành nên không đủ căn cứ để kết luận Khánh về tội “Cướp tài sản” hay đồng phạm về hành vi “Cướp tài sản”. Bởi vì giữa Khánh với Tuấn và Đạt không cùng ý chí phạm tội và không cũng hành động phạm tội. Sự xuất hiện của Khánh cũng không làm cho ý chí của Tý bị tê liệt để buộc Tý đưa tiền cho Tuần và Đạt.
Cần chuyển tội danh cho Khánh
Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an huyện Hương Khê và VKSND huyện Hương Khê quy kết cho Khánh phạm tội cướp tài sản với khoản 2, điều 133 và số tiền chiếm được là 4 triệu đồng là thiếu căn cứ. Hành vi cầm hộ của Khánh chỉ tham gia có 2,8 triệu đồng, chứ Khánh không hề liên quan đến số tiền 1,2 triệu đồng mà Tuấn và Đạt cướp sau đó.
Gia đình em Khánh mong muốn giảm nhẹ hình phạt cho đứa con của mình vì em còn quá nhỏ, còn cả một tương lai phía trước
Trong vụ án này, Khánh được chứng kiến từ đầu việc Tuấn và Đạt có hành vi trái pháp luật để lấy tiền của Tý nhưng khi Tuấn nhờ vào cầm tiền thì Khánh vẫn vào và cầm hộ. Khánh không hứa hẹn, bàn bạc gì với Tuấn và Đạt nhưng khi biết hành vi trái pháp luật của Tuấn và Đạt nhưng vẫn cầm tiền có thể cấu thành tội: “Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có”. Tuy nhiên việc chứa chấp này chỉ xảy ra trong thời gian khoảng 10 phút. Hơn thế nữa tình thế xảy ra bất ngờ, trong thời gian ngắn và với lứa tuổi chưa thành niên rất khó để nhận thức ra được vấn đề.
Với hành vi này thì Khánh chỉ bị khởi tố, truy tố theo khoản 1 điều 250 BLHS là thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Khi thực hiện hành vi này Khánh mới hơn 16 tuổi nên Cơ quan CSĐT, Công an huyện Hương Khê không thể bắt tạm giam Lê Văn Khánh được.
Đáng lẽ năm nay Khánh sẽ bước vào lớp 12 nhưng với bản án 18 tháng tù giam có lẽ những giấc mơ, hoài bão của em đành phải gác lại, dở dang.
Dư luận cho rằng, cần phải chuyển tội danh cho Khánh từ “Cướp tài sản” sang “Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có”. Đồng thời thay đổi biện pháp ngăn chặn cho em Khánh mới đảm bảo tính công minh, đúng pháp luật cũng như để em có cơ hội tiếp tục được đến trường.
Dân trí sẽ tiếp tục làm rõ vụ việc này
Tác giả bài viết: Xuân Sinh