Những ‘thủ phạm’ không ngờ khiến hơi thở có mùi
- 17:29 12-08-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Miệng hôi chủ yếu là do ít vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến cho vi khuẩn tích tụ, hình thành lỗ sâu trên răng và dần sẽ gây nên mùi hôi trong khoang miệng. Bên cạnh đó, cũng có những thủ phạm khác gây ra hôi miệng chúng ta không ngờ tới.
Thiếu nước
Thiếu nước là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng
Thiếu nước là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng bên cạnh việc chăm sóc răng miệng kém. Uống không đủ nước khiến các thực phẩm (kèm vi khuẩn) sẽ trú ngụ trong miệng lâu hơn, sinh sôi và gia tăng mùi hôi thối.
Do vậy, cần phải uống nhiều nước, bên cạnh đó, sử dụng kẹo cao su không đường cũng kích thích nước miếng tiết ra nhiều hơn, chống hôi miệng.
Viêm nhiễm
Mùi hôi có thể gây ra do những vết viêm nhiễm sâu răng, viêm quanh chân răng, viêm amydal, viêm niêm mạc miệng... Nếu bệnh nhân bị viêm amydal, cần cắt amydal giúp loại bỏ hai hạch ở cuống họng, giúp người bệnh hết đau họng và tiệt trừ hơi thở hôi mùi.
Ngoài ra, chứng hôi miệng mãn tính có thể bắt nguồn từ một loạt các vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường, nhiễm trùng xoang nặng, viêm mũi, rối loạn tiêu hóa hay bệnh về gan và thận.
Mùi hôi gây ra do viêm nhiễm sâu răng, viêm quanh chân răng, viêm amydal
Thực phẩm có mùi
Một số loại thực phẩm sau quá trình chuyển hóa trong cơ thể tạo dư chất dạng hơi thải qua đường thở gây mùi như hành tây, tỏi, sầu riêng. Ngoài ra, các thức ăn nhiều đạm, mỡ, gia vị nặng mùi cũng có thể tạo mùi hôi ở miệng vì sinh ra nhiều sulfur có mùi thối.
Trào ngược thực quản dạ dày
Bệnh trào ngược axit trong dạ dày là cơ thực quản bị suy yếu và cho phép axit dạ dày bị trào ngược thực quản. Người bệnh có thể mắc phải chứng ợ nóng, cảm giác nóng trong ngực và cổ họng hoặc cảm giác vị chua trong miệng gây hôi miệng.
Các loại thực phẩm gây trào ngược axit bao gồm các loại thực phẩm chiên hoặc béo, các sản phẩm cà chua, trái cây, sô cô la, cà phê hay đồ uống có gas,…
Cần chú ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng
Để ngăn ngừa hôi miệng cần chú ý những điều sau:
- Cần chú ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Đánh răng cẩn thận sau khi ăn giúp làm sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng. Dùng thêm chỉ nha khâ để làm sạch thực ăn trong các khe răng.
- Giữ miệng ẩm bằng cách uống nước đều đặn, liên tục. - Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng. - Ăn nhiều trái cây và rau, hạn chế thịt và chất béo, pho mát có mùi mạnh. - Tránh uống quá nhiều rượu bia, thuốc lá.
Tác giả bài viết: Thúy Nga