‘Cả họ làm quan’ vì chọn người nhà, bỏ người tài
- 09:48 11-08-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Việc sàng lọc tiến hành trước hết đội ngũ làm công tác cán bộ; nâng cao trách nhiệm pháp lý đối với người đứng đầu trong công tác cán bộ khi lựa chọn, đánh giá, xem xét, giới thiệu, bố trí cán bộ không đúng...
Tham nhũng của tham nhũng
Tại cuộc tiếp xúc cử tri tại Hà Nội ngày 6/8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khẳng định: Công tác cán bộ đặc biệt quan trọng, là then chốt của mọi then chốt, nguyên nhân của mọi nguyên nhân…
Trước đó, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đặc biệt lưu ý vấn đề “Chúng ta tìm người tài, chứ không tìm người nhà”.
Chỉ trong một thời gian ngắn, những nhà lãnh đạo đứng đầu đất nước đã có hàng loạt phát ngôn mạnh mẽ về công tác cán bộ, đủ thấy sức nóng của vấn đề này đang đặt ra.
Theo Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, có 6 lĩnh vực đang được coi là “điểm nóng” dễ xảy ra tình trạng tham nhũng nhất, đó là: Công tác cán bộ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước; lĩnh vực tín dụng, ngân hàng; lĩnh vực quản lý đất đai và xây dựng cơ bản; lĩnh vực quản lý tài sản công và hoạt động trong doanh nghiệp Nhà nước; lĩnh vực thuế; hoạt động tư pháp.
Tại cuộc tiếp xúc cử tri tại Hà Nội ngày 6/8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khẳng định: Công tác cán bộ đặc biệt quan trọng, là then chốt của mọi then chốt, nguyên nhân của mọi nguyên nhân…
Trước đó, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đặc biệt lưu ý vấn đề “Chúng ta tìm người tài, chứ không tìm người nhà”.
Chỉ trong một thời gian ngắn, những nhà lãnh đạo đứng đầu đất nước đã có hàng loạt phát ngôn mạnh mẽ về công tác cán bộ, đủ thấy sức nóng của vấn đề này đang đặt ra.
Theo Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, có 6 lĩnh vực đang được coi là “điểm nóng” dễ xảy ra tình trạng tham nhũng nhất, đó là: Công tác cán bộ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước; lĩnh vực tín dụng, ngân hàng; lĩnh vực quản lý đất đai và xây dựng cơ bản; lĩnh vực quản lý tài sản công và hoạt động trong doanh nghiệp Nhà nước; lĩnh vực thuế; hoạt động tư pháp.
Tham nhũng trong công tác cán bộ là nguy hại nhất. Ảnh minh họa
Tham nhũng trong công tác cán bộ là nguy hại nhất, là tham nhũng của tham nhũng. Trong khi các lĩnh vực khác đều có những vụ tham nhũng bị phát hiện, khởi tố và xử lý nghiêm minh, thì trong công tác cán bộ đã, đang xuất hiện không ít hành vi liên quan đến tội tham nhũng, nhưng chưa có trường hợp nào bị phanh phui và đưa ra trước ánh sáng pháp luật.
Đúng quy trình nhưng quy trình có… đúng?
Lâu nay ai cũng thấy công tác cán bộ quan trọng là vậy, nhưng dường như hiệu quả của nó chưa được coi trọng, thậm chí chưa từng được kiểm định cả về quy trình, tiêu chí và về chất lượng cán bộ - sản phẩm của quy trình.
Việc kiểm định hiệu quả công tác cán bộ trước hết đòi hỏi kiểm định bản thân quy trình có đúng đắn và tối ưu không, nhất là liệu có chặt chẽ về hình thức, nhưng còn nhiều kẽ hở hay không, có bảo đảm độ minh bạch và dân chủ không?
Tiếp đó, cần kiểm định các tiêu chí lựa chọn, bổ nhiệm có đầy đủ và phù hợp với vị trí cán bộ sẽ đảm nhiệm hay không? Có quá nhiều những tiêu chí chung chung, mơ hồ, không thể đánh giá, mà bỏ qua yêu cầu chuyên môn và đạo đức, cùng những thành công - thất bại trong quá khứ công tác hay không?
Hơn nữa, các tiêu chuẩn có phải là được thiết kế trên cơ sở “may đo” cho ai đó, mà cố tình loại bỏ những ứng viên khác dù phù hợp hơn hay không, dẫn đến cuộc đua “một mình một ngựa” hoặc cả họ làm quan?
Đồng thời, cần kiểm định bản thân cán bộ được bổ nhiệm, dù đúng quy trình, nhưng có đủ thực chất, “có thực tài, thực đức, thực tâm không? Hay là vì quen thân, chạy chọt, vì quan hệ lợi ích. Rồi người nhà, đi sân sau, lợi ích nhóm” như TBT nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh hay không?
Kết quả phù hợp và hoàn thành trên thực tế nhiệm vụ được giao phải là một trong các chỉ tiêu đánh giá quan trọng nhất, chứ không phải bởi tập hợp những bằng cấp, danh hiệu thi đua, mà người đó “sưu tầm” được dưới nhiều cách thức khác nhau, dù đúng quy trình.
Đặc biệt, cần phát hiện và kiểm định “giá” của người được bổ nhiệm cán bộ theo dạng “chạy”. Khi phải bỏ tiền ra để lo “đầu vào”, thì người đó nhất định phải tìm cách “hoàn vốn đầu tư” và thu lợi nhuận ở “đầu ra”. Mầm mống tham nhũng và méo mó chính sách có cội rễ sâu xa là ở đây.
Người được bổ nhiệm mà non yếu về trình độ và hẹp hòi, thì họ sẽ chỉ lấy và bổ nhiệm tiếp những người cánh hẩu, nhất là non yếu hơn mình vào bộ máy giúp việc, đánh bật người tài.
Hiệu quả thấp và thiệt hại vì công tác cán bộ khi đó sẽ bị nhân bội. Nó không thể chỉ đo bằng số tiền mà cán bộ tư túi hay gây thiệt hại trực tiếp cho công quỹ và xã hội, mà còn là sự sụt giảm lòng tin, đạo đức, thúc đẩy “tự diễn biến” với hệ lụy toàn diện, kéo dài cả vài thế hệ. Nó làm suy yếu các thể chế, thậm chí mất uy tín chế độ và khối đại đoàn kết dân tộc - một tài sản quốc gia quan trọng nhất hình thành trong lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của cả dân tộc...
Sàng lọc trước hết đội ngũ làm công tác cán bộ
Đối với công tác cán bộ, chúng ta cần kiểm định cả về quy trình, tiêu chí và sản phẩm. Theo đó, phải xây dựng bộ tiêu chí về đánh giá cán bộ một cách khoa học và đề ra cơ chế, chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ bảo đảm minh bạch, công khai.
Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, sàng lọc cán bộ, nhận diện và thanh loại khỏi đội ngũ lãnh đạo những cán bộ thoái hóa, biến chất, tư lợi.
Việc sàng lọc tiến hành trước hết đội ngũ làm công tác cán bộ; nâng cao trách nhiệm pháp lý đối với người đứng đầu trong công tác cán bộ khi lựa chọn, đánh giá, xem xét, giới thiệu, bố trí cán bộ không đúng thẩm quyền, hoặc bổ nhiệm cán bộ không tương xứng vị trí công việc, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm khuyết điểm đến mức phải xử lý.
Một cuộc chiến chống tham nhũng trong công tác cán bộ đang ngày càng trở nên bức thiết và là cách thức chống tham nhũng trực tiếp, quan trọng nhất, là việc cần làm ngay, vì sự tồn vong chế độ và lợi ích quốc gia, dân tộc…
Tác giả bài viết: TS. Nguyễn Minh Phong