Bài 3: Phó giám đốc khu bảo tồn - Có đường dây buôn pơ mu
- 09:30 10-08-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
VietNamNet trao đổi với ông Lê Phùng Diệu - Phó giám đốc khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt về thực trạng lâm tặc khai thác pơ mu và nhiều loại gỗ quý hiếm khác trong khu bảo tồn.
►Kiểm lâm thừa nhận vụ phá rừng pơ mu là mới
►Nghệ An điều tra vụ phá rừng pơ mu
►Bài 2: Giáp mặt lâm tặc trên đường độc đạo cõng pơ mu
►'Anh em báo cáo hàng tuần, không ai nói rừng pơ mu bị xẻ'
►Bài 1: Tan hoang rừng pơ mu ngay trong khu bảo tồn thiên nhiên
Ông Diệu tỏ ra không mấy bất ngờ trước thông tin này và hứa sẽ cho kiểm tra lại.
XEM CLIP:
Có rất nhiều người dân tự ý vào rừng chặt gỗ quý hiếm, trong đó có pơ mu, sa mu và một số loại gỗ khác. Ông có nắm được thông tin này?
►Nghệ An điều tra vụ phá rừng pơ mu
►Bài 2: Giáp mặt lâm tặc trên đường độc đạo cõng pơ mu
►'Anh em báo cáo hàng tuần, không ai nói rừng pơ mu bị xẻ'
►Bài 1: Tan hoang rừng pơ mu ngay trong khu bảo tồn thiên nhiên
Ông Diệu tỏ ra không mấy bất ngờ trước thông tin này và hứa sẽ cho kiểm tra lại.
XEM CLIP:
Có rất nhiều người dân tự ý vào rừng chặt gỗ quý hiếm, trong đó có pơ mu, sa mu và một số loại gỗ khác. Ông có nắm được thông tin này?
Ông Lê Phùng Diệu - Phó giám đốc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
Đối với việc người dân phản ánh tôi chưa nắm được. Chiều nay chắc chắn sẽ triển khai cho Hạt phó và anh em bên Kiểm lâm kiểm tra ở những khu vực được phân công, phải xuống hiện trường, nắm tình hình cụ thể. Từ đó có sự điều chỉnh, đôn đốc, chỉ đạo anh em đi tuần tra, kiểm tra và đến tận trong rừng.
Đối với trách nhiệm của chủ rừng Pù Hoạt, đơn vị có 7 trạm, hàng tuần phải có chế độ thanh kiểm tra, đôn đốc để anh em làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Có đường dây buôn bán gỗ pơ mu ở trong khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, ông có nắm được không?
Việc đường dây buôn bán gỗ pơ mu, sa mu và các loại lâm sản quý hiếm, khi chưa thành lập Ban quản lý (BQL) khu bảo tồn Pù Hoạt năm 2013 thì đã xuất hiện rồi.
Từ năm 2013, đơn vị chuyển đổi từ BQL rừng phòng hộ sang khu bảo tồn Pù Hoạt, đơn vị có hệ thống quản lý văn phòng hạt, đến các đội và trạm, các công chức kiểm lâm vào cuộc nên đã ngăn chặn, đồng thời tịch thu được một số lâm sản lớn từ 2013 đến nay. Số liệu có ở văn phòng Hạt kiểm lâm.
Trước đây, BQL rừng phòng hộ phối hợp với Kiểm lâm huyện Quế Phong làm tốt chỗ này. Khi đó BQL rừng phòng hộ không thể xử lý được. Tất cả các vụ việc phát hiện trong rừng là phối hợp bên các lực lượng, sau đó bàn giao lại cho Hạt kiểm lâm huyện xử lý dứt điểm.
Chưa tham mưu triệt phá đường dây buôn gỗ quý hiếm
Thưa ông, hiện nay đường dây này vẫn đang họat động lén lút, vậy có hay không sự tiếp tay của các cơ quan chức năng từ ngã 3 Phú Phương đi vào xã Hạnh Dịch?
Chỗ tiếp tay này tôi chưa nắm cụ thể ai tiếp tay. Nhưng để buôn bán, vận chuyển lâm sản xảy ra là có. Hàng ngày tôi không nắm được cụ thể, nhưng cơ bản từ sau khi chuyển đổi thành lập khu bảo tồn thì hiện tượng khai thác, vận chuyển là giảm đáng kể.
Nghĩa là đường dây này vẫn còn tồn tại?
Theo tôi nghĩ là vẫn đang có.
Sắp tới có chủ trương gì để làm quyết liệt, ngăn chặn đường dây này hoạt động?
Cái này cần cả hệ thống vào cuộc. Trách nhiệm của chủ rừng chủ yếu giao cho các trạm quản lý bảo vệ rừng, tuần tra sâu vào rừng, quản lý chặt trong địa bàn mình quản lý.
Nói như vậy là mình giao cho các trạm cả, còn cơ quan chủ quản không chịu trách nhiệm?
Một trong nhiều cây gỗ pơ mu bị triệt hạ trong khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
Các trạm thì ở bên ngoài này có văn phòng hạt. Các địa bàn phân công thì được giao cho từng người một xuống nắm tình hình. Ví dụ: Hôm nay anh nói ở xã Hạnh Dịch có vấn đề này, chắc chắn lãnh đạo sẽ phân công cho người nào ở trên địa bàn đó xuống làm việc với trạm và có thể đi vào hiện trường.
Khi ông nắm được đường dây này đang hoạt động, đã có báo cáo gửi UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Công an tỉnh để vào cuộc điều tra quyết liệt chưa?
Chỗ này từ trước đến giờ chỉ trên địa bàn huyện xử lý. Còn tôi không phải phát hiện ra đường dây đó. Về lâm sản đơn vị bị khai thác, xảy ra thì giao cho các trạm bắt và xử lý ở đó.
Khởi tố 2 vụ khai thác gỗ quý hiếm Trao đổi với PV VietNamNet, Đại úy Nguyễn Hoàng Tuấn - Phó đồn trưởng Đồn biên phòng Hạnh Dịch (Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An) cho biết, chủ rừng là BQL khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt chịu trách nhiệm chính. Đơn vị chỉ quản lý chung tất cả các lĩnh vực ở khu vực biên giới. Theo Đại úy Tuấn, từ đầu năm đến nay chưa phát hiện vụ khai thác gỗ trái phép nào trên địa bàn thuộc khu vực biên giới Việt - Lào, ngoài vụ việc năm 2015, khởi tố 5 đối tượng khai thác 3 cây gỗ pơ mu. ''Trong rừng nguyên sinh còn nhiều gỗ sa mu, pơ mu, nhưng không phát hiện vụ vận chuyển, khai thác trái phép nào'' - Đại úy Tuấn nói Ông Nguyễn Tiến Hùng - Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Quế Phong cho biết, trong năm 2015, các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện Quế Phong đã bắt giữ và khởi tố 2 vụ khai thác gỗ pơ mu, vàng tâm trái phép. Trong đó, một vụ có 5 đối tượng khai thác 3 cây gỗ pơ-mu, hơn 5m3 gỗ tròn mới bị chặt hạ, trong đó có một cây bị xe ra thành 7 tấm. Cả 5 đối tượng đều trú tại xã Thông Thụ (huyện Quế Phong), trong đó một đối tượng bị tử vong trong quá trình bắt tạm giam và các đối tượng còn lại đang trong quá trình thi hành án. Các đối tượng bị bắt giữ khai thác một cây gỗ vàng tâm từ năm 2015, đến nay TAND huyện Quế Phong vẫn chưa có lịch xét xử cụ thể. |
Tác giả bài viết: Quốc Huy - Văn Bình