Không nhận HS đồng tính ở nội trú: Nhà trường bảo lưu quan điểm
- 15:29 08-08-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trường THCS và THPT Việt Anh vừa thay đổi quy chế tuyển sinh, đổi cụm từ “học sinh đồng tính” thành “học sinh ăn mặc, cư xử không phù hợp với giới tính khai báo”.
►Không nhận học sinh đồng tính: Một quy chế thiếu tế nhị từ những người sợ rắc rối
►Một trường học ở TP. HCM ra quy chế không nhận "học sinh đồng tính hoặc bệnh nguy hiểm"
►Một trường học ở TP. HCM ra quy chế không nhận "học sinh đồng tính hoặc bệnh nguy hiểm"
Quy chế tuyển sinh bị phụ huynh cho rằng chưa hợp lý của Trường THCS và THPT Việt Anh
Vừa qua, quy chế tuyển sinh của Trường THCS và THPT Việt Anh (TP.HCM) đã gây ra nhiều tranh cãi. Theo đó, quy chế tuyển sinh nêu rõ nhà trường “không nhận học sinh đồng tính vào ở nội trú”.
Liên quan tới nội dung quy chế tuyển sinh này, bà Phạm Thị Cẩm Tú - Giám đốc quản lý học sinh Trường THCS và THPT Việt Anh đã đại diện nhà trường có câu trả lời chính thức gửi tới phụ huynh và báo chí.
Bà giải thích như thế nào về quy định không nhận học sinh đồng tính?
Trường THCS và THPT Việt Anh đã quy định không nhận học sinh đồng tính vào ở nội trú, còn việc học bán trú thì vẫn bình thường, không có phân biệt gì.
Vì sao Trường ra quy định này?
Ở nội trú thường chia ra hai bên nam, nữ, nhiều học sinh ở chung trong 1 phòng, nằm ngủ gần nhau, ăn cùng, tắm cùng. Vì vậy, các học sinh thường rất thân thiết và có thể ảnh hưởng lẫn nhau.
Về bản chất thì các học sinh đồng tính vốn không phải là giới tính như khai báo (“gay” so với nam, lesbian so với nữ). Do đó, việc xếp các em này ở chung với các học sinh “dị tính” (tức không cùng giới tính) có rất nhiều điều bất tiện
Trường THCS và THPT Việt Anh (Ảnh: Trang web nhà trường)
Làm thế nào trường có thể nhận biết học sinh nào là đồng tính để từ chối không nhận?
Nhà trường không thể nhận biết toàn bộ học sinh đồng tính. Có những học sinh có thành tích học tập tốt, khi ghi danh chỉ có phụ huynh đến trường, còn học sinh chỉ đến khi nhập học. Việc hỏi phụ huynh về điều này cũng tương đối tế nhị, nên nhà trường đã chọn cách viết vào quy chế để phụ huynh tự đọc, tự cân nhắc.
Nếu phụ huynh không biết hoặc bất chấp quy chế thì chúng tôi sẽ xem xét trên biểu hiện của học sinh khi vào nội trú. Thường học sinh khó che dấu bản thân trong thời gian dài, cụ thể là qua cách ăn mặc, diễn biến tâm lý và cách ứng xử thân mật với các bạn khác.
Trường có lo lắng quy định này sẽ ảnh hưởng tới lựa chọn của những gia đình có con em đang chuẩn bị vào THCS hay THPT?
Nhà trường đưa ra quy định cũng từ góp ý và dựa trên lợi ích của số đông phụ huynh và học sinh của mình, nên cảm thấy các phụ huynh, học sinh không có lý do gì để lo ngại. Tất nhiên, với các phụ huynh có con em đồng tính, đây là một tin không vui, vì buộc phải cho học bán trú.
Hiện, khả năng cơ sở vật chất của trường cũng chưa cho phép xây dựng thêm một khu nội trú thứ ba dành riêng cho nhóm học sinh này.
Việc ra quy chế như thế, trường có tham khảo các quy định của ngành để biết là đúng hay sai không?
Trường có tham khảo nhưng chưa tìm thấy một quy định nào cấm các trường không nhận học sinh đồng tính vào nội trú cả.
Xin cảm ơn bà!
Trường THCS và THPT Việt Anh thay đổi quy chế tuyển sinh Sau khi nhận được phản ánh từ nhiều phụ huynh và báo chí, Trường THCS và THPT Việt Anh vừa thông báo thay đổi quy chế tuyển sinh, trong đó bỏ bớt cụm từ “học sinh đồng tính” và thay bằng nội dung “học sinh ăn mặc, cư xử không phù hợp với giới tính khai báo” . Cụ thể, học sinh được nhận vào trường không thuộc những diện như sau: 1. Học lực yếu, thi lại, hoặc hạnh kiểm trung bình trở xuống của năm học trước. 2. Học sinh có hình xăm trổ phản cảm 3. Học sinh hút thuốc lá, đánh nhau, trộm cắp hoặc vi phạm pháp luật Học sinh không được nhận vào ở nội trú nếu: 1. Học sinh ăn mặc, cư xử không phù hợp với giới tính khai báo. 2. Học sinh mắc bệnh nguy hiểm, lây nhiễm. Ngay cả sau khi đã nhận vào trường, nếu nhà trường phát hiện học sinh thuộc một trong năm các mục trên, học sinh buộc phải rút khỏi trường hoặc ra khỏi nội trú như đã quy định. |
Tác giả bài viết: Ngọc Phạm
Nguồn tin: