Chiến thuật đột kích tàu địch của đặc nhiệm SEAL Mỹ
- 16:53 06-08-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Để có thể kịp thời khống chế, kiểm soát những chiếc tàu biển bị cướp hoặc không tuân thủ mệnh lệnh, đặc nhiệm SEAL Mỹ thực hành quy trình đổ bộ, bắt giữ và lục soát tàu biển.
Nhiệm vụ đổ bộ, bắt giữ và lục soát tàu biển (VBSS) được lên kế hoạch tại trung tâm tình báo trên tàu sân bay của Mỹ. Ngoài các thành viên đặc nhiệm SEAL, thành phần tham gia lên kế hoạch còn có nhân viên chủ chốt của tàu sân bay, các phi công trực thăng HH-60, các phi công lái chiến đấu cơ Super Hornet cảnh giới và chi viện hỏa lực.
Các tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet được trang bị bom dẫn đường chính xác và pháo gắn ở mũi sẽ xuất kích đầu tiên để tuần tra cảnh giới trên cao nhưng vẫn đảm bảo tính bí mật của chiến dịch.
Các trực thăng HH-60 Seahawk sau đó chở đội đặc nhiệm SEAL tiếp cận mục tiêu.
Thông thường hai chiếc trực thăng HH-60 sẽ được sử dụng cho nhiệm vụ đột kích và bắt giữ tàu biển với quy mô vừa. Các trực thăng này sẽ bay tầm thấp và tiếp cận tàu mục tiêu.
Vài giây sau, các trực thăng bay lơ lửng phía đuôi tàu địch.
Trực thăng HH-60 nhanh chóng thả dây để đặc nhiệm SEAL đổ bộ lên tàu địch.
Sau khi đổ bộ lên khoang, các đặc nhiệm SEAL cơ động nhanh nhất có thể đến vị trí chỉ huy, kiểm soát của con tàu.
Ở địa hình trống trải, lực lượng đặc nhiệm sẽ tăng cường tấn công vào các điểm kiểm soát, thường là cầu tàu.
Chiến thuật tối ưu là phải đảm bảo yếu tố bất ngờ để tiếp cận cầu tàu mà không bị phát hiện, giúp đặc nhiệm SEAL dễ dàng khống chế địch tại đây. Nếu bị lộ, đặc nhiệm SEAL sẽ phải chiến đấu bằng các vũ khí được trang bị như súng trường M-4, súng lục 9 mm, lựu đạn và dao.
Trong trường hợp đội đổ bộ lên tàu đánh mất lợi thế bất ngờ và bị đối phương chống trả, lực lượng cảnh giới trên các trực thăng H-60 sẽ tham chiến.
Họ có thể sử dụng súng máy để tiêu diệt mục tiêu ẩn nấp mà đặc nhiệm SEAL không phát hiện ra trong quá trình tiếp cận cầu tàu.
Sau khi loại bỏ được các mối đe dọa, đặc nhiệm SEAL có thể lục soát tàu để kiểm tra hàng cấm, hàng lậu và các mối đe dọa tiềm tàng.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao, các đặc nhiệm SEAL sẽ tập hợp tại cầu tầu để trao đổi ngắn gọn về nhiệm vụ và gọi trực thăng đến đón trở lại tàu sân bay.
Các tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet được trang bị bom dẫn đường chính xác và pháo gắn ở mũi sẽ xuất kích đầu tiên để tuần tra cảnh giới trên cao nhưng vẫn đảm bảo tính bí mật của chiến dịch.
Các trực thăng HH-60 Seahawk sau đó chở đội đặc nhiệm SEAL tiếp cận mục tiêu.
Thông thường hai chiếc trực thăng HH-60 sẽ được sử dụng cho nhiệm vụ đột kích và bắt giữ tàu biển với quy mô vừa. Các trực thăng này sẽ bay tầm thấp và tiếp cận tàu mục tiêu.
Vài giây sau, các trực thăng bay lơ lửng phía đuôi tàu địch.
Trực thăng HH-60 nhanh chóng thả dây để đặc nhiệm SEAL đổ bộ lên tàu địch.
Sau khi đổ bộ lên khoang, các đặc nhiệm SEAL cơ động nhanh nhất có thể đến vị trí chỉ huy, kiểm soát của con tàu.
Ở địa hình trống trải, lực lượng đặc nhiệm sẽ tăng cường tấn công vào các điểm kiểm soát, thường là cầu tàu.
Chiến thuật tối ưu là phải đảm bảo yếu tố bất ngờ để tiếp cận cầu tàu mà không bị phát hiện, giúp đặc nhiệm SEAL dễ dàng khống chế địch tại đây. Nếu bị lộ, đặc nhiệm SEAL sẽ phải chiến đấu bằng các vũ khí được trang bị như súng trường M-4, súng lục 9 mm, lựu đạn và dao.
Trong trường hợp đội đổ bộ lên tàu đánh mất lợi thế bất ngờ và bị đối phương chống trả, lực lượng cảnh giới trên các trực thăng H-60 sẽ tham chiến.
Họ có thể sử dụng súng máy để tiêu diệt mục tiêu ẩn nấp mà đặc nhiệm SEAL không phát hiện ra trong quá trình tiếp cận cầu tàu.
Sau khi loại bỏ được các mối đe dọa, đặc nhiệm SEAL có thể lục soát tàu để kiểm tra hàng cấm, hàng lậu và các mối đe dọa tiềm tàng.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao, các đặc nhiệm SEAL sẽ tập hợp tại cầu tầu để trao đổi ngắn gọn về nhiệm vụ và gọi trực thăng đến đón trở lại tàu sân bay.
Tác giả bài viết: Duy Sơn