"Vay tiền Trung Quốc, làm đường cần trưng cầu dân ý Quảng Ninh"
- 16:10 06-08-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái có liên quan đến phát triển kinh tế và đời sống của người dân Quảng Ninh nên không ai khác, người dân địa phương này phải là người được trao quyền có ý kiến. Chính quyền Quảng Ninh phải lấy ý kiến công khai của người dân mình về việc có nên hay không nên thực hiện dự án.
► Vay Trung Quốc 7.000 tỷ làm cao tốc: 'Ai ăn bánh thì trả tiền'
►Trung Quốc cho vay 300 triệu USD làm cao tốc: Đừng vội mừng
►Từ chối 'nguồn vốn nguy hiểm'
►Vay Trung Quốc 7.000 tỷ làm cao tốc Vân Đồn – Móng Cái?
Xung quanh dư luận trái chiều, ý kiến phản biện của nhiều chuyên gia kinh tế, học giả về đề xuất vay 300 triệu USD (tương đương 7.000 tỷ đồng) làm đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đặt ra ý tưởng: Nếu cần thiết làm đường, cần giao cho tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư và việc làm hay không hãy nên trưng cầu ý kiến nhân dân tỉnh này.
Trưng cầu dân ý của người dân Quảng Ninh, tại sao không?
Trước đó, sau nhiều dư luận phản đối vay vốn từ Trung Quốc để làm cao tốc vì lo sợ Trung Quốc sẽ đấu thầu giá rẻ, làm tổng thầu EPC với giá thiết bị, nguyên liệu cao, thời gian thi công chậm chễ và các rủi ro chất lượng, tỉnh Quảng Ninh đã kiến nghị Chính phủ không nên vay vốn của Trung Quốc và đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải trả lại cho tỉnh làm chủ đầu tư như ban đầu theo hình thức đối tác công tư PPP (BOT).
Dự án cao tốc vân Đồn - Móng Cái là công trình gây sự chú ý dư luận nhất hiện nay vì đề xuất vay vốn Trung Quốc, đặc biệt, dưới đánh giá hiệu quả kinh tế của các chuyên gia, học giả Việt Nam, đều khẳng định sự không đồng tình với đề xuất (ảnh minh họa)
Chia sẻ với Dân Trí, TS Đỗ Thiên Anh Tuấn cho rằng, bỏ qua vấn đề vay vốn Trung Quốc, đối với dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, nếu cần thiết làm phải tính được hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, đây là một dự án đường bộ thuộc địa bàn của Quảng Ninh nên cần được chuyển về cho tỉnh làm chủ đầu tư.
Ông Tuấn lập luận: Dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái có liên quan đến phát triển kinh tế và đời sống của người dân Quảng Ninh nên không ai khác, người dân địa phương này phải là người được trao quyền có ý kiến. Chính quyền Quảng Ninh phải lấy ý kiến công khai của người dân mình về việc có nên hay không nên thực hiện dự án.
Khi quyền đã được trao, ý kiến đã được ghi nhận thì lợi ích hay rủi ro liên quan đến dự án sẽ do chính người dân chịu. Hơn nữa, chính quyền Quảng Ninh có cơ hội thử nghiệm thể chế, đi tiên phong trong cải cách quy trình đầu tư công với sự tham gia của người dân địa phương.
"Để thực hiện điều này, tỉnh Quảng Ninh hãy mở một mục lấy ý kiến trên trang web của mình và thông báo rộng rãi cho người dân Quảng Ninh biết việc lấy ý kiến này để tham gia. Người dân Quảng Ninh phải nhập số CMND của mình vào để cho ý kiến và biểu quyết.
Chính người dân Quảng Ninh phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Nếu kết quả đa số người dân Quảng Ninh đồng tình làm thì nếu có lợi sau này họ sẽ được hưởng, ngược lại nếu rủi ro thì không ai khác chính người dân Quảng Ninh phải chịu.
“Những người sử dụng đường cao tốc cũng sẽ hưởng lợi ích phù hợp với mức phí cao tốc mà họ sẵn lòng chi trả. Ngược lại, nếu rủi ro, chẳng hạn như dự án phải tăng phí để đảm bảo hoàn vốn và trả nợ thì người dân Quảng Ninh cũng phải chịu. Tương tự, nếu dự án không thể tăng phí để hoàn vốn, lúc đó ngân sách của Quảng Ninh sẽ phải trả nợ chứ không phải ngân sách Trung ương và do vậy theo một cách khác, người dân Quảng Ninh cũng phải chịu trách nhiệm. Lưu ý là ngoài tuyến đường cao tốc này cần phải đảm bảo có một tuyến đường bộ khác để người dân có quyền lựa chọn”, TS Tuấn cho hay.
Quyết định đầu tư công vẫn là quy trình ngược
Nếu đây là một quyết định kinh tế thì rất đơn giản. Nếu dự án có hiệu quả kinh tế thì nên thực hiện, ngược lại thì không ngay cả khi dự án có hiệu quả tài chính. Chính phủ nên công khai đầy đủ và minh bạch các thông tin liên quan, từ phương án tài chính đến phương án kỹ thuật, để người dân có thể tham gia góp ý kiến, thẩm định và giám sát.
Tuy nhiên, ngay cả với thông tin hiện có đối với dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, chúng ta cũng có cơ sở để nghi ngờ về hiệu quả kinh tế của dự án này. Theo ông này: ý kiến của Bộ GTVT cho thấy các nhà tài trợ như Ngân hàng Thế giới (WB) hay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) không quan tâm đến dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Ngay cả Nhật Bản, với tư cách là nhà tài trợ Viện trợ phát triển chính thức (ODA) song phương lớn nhất của Việt Nam vẫn không tài trợ. Điều này đặt một dấu hỏi lớn về tính khả thi kinh tế thực sự của dự án.
Liệu dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái có phải là dự án cần thiết nhất hay không? Chúng ta vẫn chưa thấy bất kỳ câu trả lời thỏa đáng dựa trên luận chứng khách quan và khoa học nào. “Vấn đề ở đây không đơn thuần là quyết định kinh tế hay kỹ thuật, nó có khía cạnh chính trị trong đó cần phải dựa vào các lý thuyết lựa chọn công để phân tích và ra quyết định. Trước hết, chúng ta thử xem những bên có liên quan trong dự án này, ai ủng hộ và ai phản đối”, ông Tuấn nghi ngại.
Về quy trình quyết định và đánh giá dự án, theo TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, các cơ quan Nhà nước vẫn thực hiện quy trình ngược, chưa thay đổi so với chủ trương tái đầu tư công. “Vẫn là quy trình ngược, vẫn là các thảo luận nội bộ mà thiếu sự tham gia thực chất và rộng rãi của người dân, vẫn là cơ chế phân bổ lợi ích và rủi ro không tương thích với nhau. Đã đến lúc Chính phủ mới cần phải đoạn tuyệt với lối tư duy cũ, cần thay đổi mạnh mẽ cách nghĩ, cách làm, dám chấp nhận thử nghiệm những ý tưởng mới thì đó mới gọi là cải cách”, TS Anh Tuấn phân tích.
TS Tuấn kiến nghị: “Nhiều người theo xu hướng bảo thủ thường e ngại tính khả thi của một ý tưởng mới. Nếu không có ý tưởng mới nhưng nếu những gì họ nghĩ là khả thi thì thực tế là không khả thi và những gì họ nghĩ là không khả thi nhưng sẽ có một xác suất tạo ra một chuyển biến mới. Chúng ta sẽ vẫn chỉ loay hoay và bế tắc mãi khi đối diện với một tình huống khó khăn như việc quyết định một dự án đầu tư công của đất nước”.
►Trung Quốc cho vay 300 triệu USD làm cao tốc: Đừng vội mừng
►Từ chối 'nguồn vốn nguy hiểm'
►Vay Trung Quốc 7.000 tỷ làm cao tốc Vân Đồn – Móng Cái?
Xung quanh dư luận trái chiều, ý kiến phản biện của nhiều chuyên gia kinh tế, học giả về đề xuất vay 300 triệu USD (tương đương 7.000 tỷ đồng) làm đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đặt ra ý tưởng: Nếu cần thiết làm đường, cần giao cho tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư và việc làm hay không hãy nên trưng cầu ý kiến nhân dân tỉnh này.
Trưng cầu dân ý của người dân Quảng Ninh, tại sao không?
Trước đó, sau nhiều dư luận phản đối vay vốn từ Trung Quốc để làm cao tốc vì lo sợ Trung Quốc sẽ đấu thầu giá rẻ, làm tổng thầu EPC với giá thiết bị, nguyên liệu cao, thời gian thi công chậm chễ và các rủi ro chất lượng, tỉnh Quảng Ninh đã kiến nghị Chính phủ không nên vay vốn của Trung Quốc và đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải trả lại cho tỉnh làm chủ đầu tư như ban đầu theo hình thức đối tác công tư PPP (BOT).
Dự án cao tốc vân Đồn - Móng Cái là công trình gây sự chú ý dư luận nhất hiện nay vì đề xuất vay vốn Trung Quốc, đặc biệt, dưới đánh giá hiệu quả kinh tế của các chuyên gia, học giả Việt Nam, đều khẳng định sự không đồng tình với đề xuất (ảnh minh họa)
Chia sẻ với Dân Trí, TS Đỗ Thiên Anh Tuấn cho rằng, bỏ qua vấn đề vay vốn Trung Quốc, đối với dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, nếu cần thiết làm phải tính được hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, đây là một dự án đường bộ thuộc địa bàn của Quảng Ninh nên cần được chuyển về cho tỉnh làm chủ đầu tư.
Ông Tuấn lập luận: Dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái có liên quan đến phát triển kinh tế và đời sống của người dân Quảng Ninh nên không ai khác, người dân địa phương này phải là người được trao quyền có ý kiến. Chính quyền Quảng Ninh phải lấy ý kiến công khai của người dân mình về việc có nên hay không nên thực hiện dự án.
Khi quyền đã được trao, ý kiến đã được ghi nhận thì lợi ích hay rủi ro liên quan đến dự án sẽ do chính người dân chịu. Hơn nữa, chính quyền Quảng Ninh có cơ hội thử nghiệm thể chế, đi tiên phong trong cải cách quy trình đầu tư công với sự tham gia của người dân địa phương.
"Để thực hiện điều này, tỉnh Quảng Ninh hãy mở một mục lấy ý kiến trên trang web của mình và thông báo rộng rãi cho người dân Quảng Ninh biết việc lấy ý kiến này để tham gia. Người dân Quảng Ninh phải nhập số CMND của mình vào để cho ý kiến và biểu quyết.
Chính người dân Quảng Ninh phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Nếu kết quả đa số người dân Quảng Ninh đồng tình làm thì nếu có lợi sau này họ sẽ được hưởng, ngược lại nếu rủi ro thì không ai khác chính người dân Quảng Ninh phải chịu.
“Những người sử dụng đường cao tốc cũng sẽ hưởng lợi ích phù hợp với mức phí cao tốc mà họ sẵn lòng chi trả. Ngược lại, nếu rủi ro, chẳng hạn như dự án phải tăng phí để đảm bảo hoàn vốn và trả nợ thì người dân Quảng Ninh cũng phải chịu. Tương tự, nếu dự án không thể tăng phí để hoàn vốn, lúc đó ngân sách của Quảng Ninh sẽ phải trả nợ chứ không phải ngân sách Trung ương và do vậy theo một cách khác, người dân Quảng Ninh cũng phải chịu trách nhiệm. Lưu ý là ngoài tuyến đường cao tốc này cần phải đảm bảo có một tuyến đường bộ khác để người dân có quyền lựa chọn”, TS Tuấn cho hay.
Quyết định đầu tư công vẫn là quy trình ngược
Nếu đây là một quyết định kinh tế thì rất đơn giản. Nếu dự án có hiệu quả kinh tế thì nên thực hiện, ngược lại thì không ngay cả khi dự án có hiệu quả tài chính. Chính phủ nên công khai đầy đủ và minh bạch các thông tin liên quan, từ phương án tài chính đến phương án kỹ thuật, để người dân có thể tham gia góp ý kiến, thẩm định và giám sát.
Tuy nhiên, ngay cả với thông tin hiện có đối với dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, chúng ta cũng có cơ sở để nghi ngờ về hiệu quả kinh tế của dự án này. Theo ông này: ý kiến của Bộ GTVT cho thấy các nhà tài trợ như Ngân hàng Thế giới (WB) hay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) không quan tâm đến dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Ngay cả Nhật Bản, với tư cách là nhà tài trợ Viện trợ phát triển chính thức (ODA) song phương lớn nhất của Việt Nam vẫn không tài trợ. Điều này đặt một dấu hỏi lớn về tính khả thi kinh tế thực sự của dự án.
Liệu dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái có phải là dự án cần thiết nhất hay không? Chúng ta vẫn chưa thấy bất kỳ câu trả lời thỏa đáng dựa trên luận chứng khách quan và khoa học nào. “Vấn đề ở đây không đơn thuần là quyết định kinh tế hay kỹ thuật, nó có khía cạnh chính trị trong đó cần phải dựa vào các lý thuyết lựa chọn công để phân tích và ra quyết định. Trước hết, chúng ta thử xem những bên có liên quan trong dự án này, ai ủng hộ và ai phản đối”, ông Tuấn nghi ngại.
Về quy trình quyết định và đánh giá dự án, theo TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, các cơ quan Nhà nước vẫn thực hiện quy trình ngược, chưa thay đổi so với chủ trương tái đầu tư công. “Vẫn là quy trình ngược, vẫn là các thảo luận nội bộ mà thiếu sự tham gia thực chất và rộng rãi của người dân, vẫn là cơ chế phân bổ lợi ích và rủi ro không tương thích với nhau. Đã đến lúc Chính phủ mới cần phải đoạn tuyệt với lối tư duy cũ, cần thay đổi mạnh mẽ cách nghĩ, cách làm, dám chấp nhận thử nghiệm những ý tưởng mới thì đó mới gọi là cải cách”, TS Anh Tuấn phân tích.
TS Tuấn kiến nghị: “Nhiều người theo xu hướng bảo thủ thường e ngại tính khả thi của một ý tưởng mới. Nếu không có ý tưởng mới nhưng nếu những gì họ nghĩ là khả thi thì thực tế là không khả thi và những gì họ nghĩ là không khả thi nhưng sẽ có một xác suất tạo ra một chuyển biến mới. Chúng ta sẽ vẫn chỉ loay hoay và bế tắc mãi khi đối diện với một tình huống khó khăn như việc quyết định một dự án đầu tư công của đất nước”.
Tác giả bài viết: Nguyễn Tuyền