Hoan hô: Giáo viên xin cho con ở lại lớp để “trốn” VNEN
- 10:13 01-08-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Xuất phát từ sự lo lắng cho tương lai lâu dài của con, cô giáo ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã đề xuất với GV chủ nhiệm xin cho con học lại lớp 2, dù biết việc này có thể khiến con mình sốc tâm lý.
Học sinh Trường THCS Nam Hà (tỉnh Hà Tĩnh) đang học theo mô hình trường học mới. Ảnh: Tienphong
Cô Phan Thị T tâm sự: “Năm học 2015 - 2016, con tôi học lớp 2 theo chương trình VNEN (chương trình trường học mới Việt Nam). Cuối năm cháu được đánh giá đạt yêu cầu và cho lên lớp. Nhưng qua kiểm tra, học lực cháu rất yếu. Tôi phải kèm cặp thường xuyên nếu không học lực cháu không bằng HS lớp 1. Xin con ở lại để tránh chương trình VNEN là một việc bất đắc dĩ, nhưng vì tương lai của con, tôi buộc phải làm thế”. Tuy nhiên, GV chủ nhiệm trả lời là về đề nghị xin học “đúp” của phụ huynh, cô không có thẩm quyền.
Quyết định bất ngờ, dũng cảm của cô giáo - người mẹ bộc lộ sự bất cập nghiêm trọng của chương trình VNEN, được triển khai ồ ạt tại Hà Tĩnh trong thời gian qua. Việc làm của cô giáo ở Hương Sơn đã phủ nhận tất cả những gì gọi là tiên tiến, tích cực của VNEN như quảng bá của những người triển khai dự án. Bởi không có người mẹ nào lại từ chối, trốn tránh một chương trình giáo dục tốt cho con mình.
Đặc biệt, người mẹ đó là một GV. Hơn ai hết người mẹ GV này hiểu rõ bản chất, tác dụng/ hậu quả của VNEN. Hiện tượng phụ huynh tìm cách “tỵ nạn” VNEN cho con em như cô T không phải là cá biệt. Một số phụ huynh khác ở TP. Hà Tĩnh, cũng chấp nhận xin chuyển cho con đi học xa hơn 5 - 7km, để đến trường không có chương trình VNEN.
Những phản ứng, bức xúc từ cơ sở đã lên thấu lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 27.7, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành văn bản số 230 “Thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với Sở GDĐT”. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh kết luận: “Việc thực hiện mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN): Trong lúc Sở GDĐT chưa tổng kết, đánh giá đầy đủ mô hình thí điểm (từ năm học 2012 - 2013 đến nay) đã triển khai thí điểm tại 129 trường tiểu học và 32 trường THCS, chưa báo cáo xin chủ trương của tỉnh đã có văn bản chỉ đạo triển khai đại trà cấp tiểu học và THCS trong năm học 2016 - 2017 là chưa thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và các quy định của Bộ GDĐT và thiếu thận trọng, chưa khoa học”.
Từ sự việc cô giáo xin cho con học “đúp” để tránh VNEN, càng sáng tỏ chân lý “mọi lý thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”. Những lý thuyết tiên tiến, những lời quảng bá “có cánh” của các chuyên gia... chỉ là điều kiện cần, sự kiểm nghiệm, kiểm chứng và phản hồi từ thực tiễn mới là điều kiện đủ cho các chương trình, dự án giáo dục trước khi triển khai đại trà. Sự việc tân Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh quyết định dừng lại chương trình dạy học VNEN và yêu cầu kiểm điểm Giám đốc Sở GDĐT Hà Tĩnh đã và đang tạo ra một làn sóng ủng hộ, cộng cảm rất cao, mạnh mẽ trong đông đảo phụ huynh và GV, không chỉ trong địa phương tỉnh Hà Tĩnh.
Quyết định bất ngờ, dũng cảm của cô giáo - người mẹ bộc lộ sự bất cập nghiêm trọng của chương trình VNEN, được triển khai ồ ạt tại Hà Tĩnh trong thời gian qua. Việc làm của cô giáo ở Hương Sơn đã phủ nhận tất cả những gì gọi là tiên tiến, tích cực của VNEN như quảng bá của những người triển khai dự án. Bởi không có người mẹ nào lại từ chối, trốn tránh một chương trình giáo dục tốt cho con mình.
Đặc biệt, người mẹ đó là một GV. Hơn ai hết người mẹ GV này hiểu rõ bản chất, tác dụng/ hậu quả của VNEN. Hiện tượng phụ huynh tìm cách “tỵ nạn” VNEN cho con em như cô T không phải là cá biệt. Một số phụ huynh khác ở TP. Hà Tĩnh, cũng chấp nhận xin chuyển cho con đi học xa hơn 5 - 7km, để đến trường không có chương trình VNEN.
Những phản ứng, bức xúc từ cơ sở đã lên thấu lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 27.7, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành văn bản số 230 “Thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với Sở GDĐT”. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh kết luận: “Việc thực hiện mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN): Trong lúc Sở GDĐT chưa tổng kết, đánh giá đầy đủ mô hình thí điểm (từ năm học 2012 - 2013 đến nay) đã triển khai thí điểm tại 129 trường tiểu học và 32 trường THCS, chưa báo cáo xin chủ trương của tỉnh đã có văn bản chỉ đạo triển khai đại trà cấp tiểu học và THCS trong năm học 2016 - 2017 là chưa thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và các quy định của Bộ GDĐT và thiếu thận trọng, chưa khoa học”.
Từ sự việc cô giáo xin cho con học “đúp” để tránh VNEN, càng sáng tỏ chân lý “mọi lý thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”. Những lý thuyết tiên tiến, những lời quảng bá “có cánh” của các chuyên gia... chỉ là điều kiện cần, sự kiểm nghiệm, kiểm chứng và phản hồi từ thực tiễn mới là điều kiện đủ cho các chương trình, dự án giáo dục trước khi triển khai đại trà. Sự việc tân Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh quyết định dừng lại chương trình dạy học VNEN và yêu cầu kiểm điểm Giám đốc Sở GDĐT Hà Tĩnh đã và đang tạo ra một làn sóng ủng hộ, cộng cảm rất cao, mạnh mẽ trong đông đảo phụ huynh và GV, không chỉ trong địa phương tỉnh Hà Tĩnh.
Tác giả bài viết: LÂM CHÍ CÔNG