Vì sao phải công bố 77 dự án "cắm" ngân hàng?
- 16:44 31-07-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Việc công bố danh sách các dự án bất động sản cầm cố ngân hàng đang gây những phản ứng trái chiều. Tuy nhiên, Văn phòng Đăng kí đất đai TPHCM khẳng định, làm như vậy là để không xảy ra những trường hợp tai tiếng vừa qua như The Harmona, Bảy Hiền Tower...
Ông Phạm Ngọc Liên, Giám đốc Văn Phòng Đăng kí đất đai TPHCM cho biết, sau vụ tai tiếng xảy ra ở chung cư Harmona khi chủ đầu tư 2 lần "cắm" dự án vào ngân hàng, nhiều người dân muốn tìm hiểu những thông tin về các dự án bất động sản để tránh việc “mua nhầm” căn hộ.
Do đó, đáp ứng yêu cầu của người dân, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đã công khai danh sách các dự án đang thế chấp ngân hàng nhằm giúp người dân nắm bắt thông tin và có những lựa chọn sáng suốt khi mua nhà. Việc minh bạch thông tin như thế này cũng là cách để củng cố niềm tin của thị trường bất động sản, đảm bảo sự phản triển ổn định, bền vững.
Do đó, đáp ứng yêu cầu của người dân, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đã công khai danh sách các dự án đang thế chấp ngân hàng nhằm giúp người dân nắm bắt thông tin và có những lựa chọn sáng suốt khi mua nhà. Việc minh bạch thông tin như thế này cũng là cách để củng cố niềm tin của thị trường bất động sản, đảm bảo sự phản triển ổn định, bền vững.
Thị trường bất động sản cần sự minh bạch để người mua không phải "tiền mất tật mang"
Trên địa bàn TPHCM hiện có gần 600 dự án bất động sản đang được triển khai. Tuy nhiên, trong danh sách công bố chỉ nêu ra 77 dự án đang thế chấp ngân hàng.
Lý giải về việc này, ông Phạm Ngọc Liên cho rằng, việc công bố thông tin chủ yếu lựa chọn các dự án gắn liền giữa quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nhà ở hình thành trong tương lai), từ thời điểm Luật Đất đai và Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 có hiệu lực (tức ngày 1/7/2015).
“Hiện nay, chúng ta chưa có quy định về việc phải công bố thông tin liên quan đến những vấn đề tài sản, dự án thế chấp nên chúng tôi căn cứ vào Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản mới nhất và chỉ đạo của UBND TPHCM để triển khai. Những dự án theo quy định của pháp luật, phải có chứng nhận của Sở Xây dựng về đủ điều kiện mua bán và đã hoàn thành thủ tục pháp lý hoặc những dự án đã hoàn thành nhưng còn vướng mắc, chưa ra sổ cho người dân thì chúng tôi thấy cần thiết phải công bố”, ông Liên nói.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, khi vụ Harmona chưa kịp “lắng xuống”, việc công khai thông tin như vậy chỉ càng làm cho khách hàng thêm hoang mang, lo lắng. Điều đó khiến thị trường bất động sản liên tục có những biến chuyển xấu. Như vậy liệu Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM có lường trước được những bất an của thị trường?
Về việc này, ông Liên chia sẻ, văn phòng không có đủ thông tin để cung cấp và cũng chưa biết khi nào mới cung cấp đầy đủ vì cơ sở dữ liệu còn nhiều thiếu sót. Theo đó, qua đợt công bố lần này, cơ quan công bố danh sách sẽ tiến hành vừa cập nhật vừa rút kinh nghiệm để sau này việc công bố rõ ràng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của các bên.
TPHCM sẽ tiếp tục công bố các dự án "cắm" ngân hàng?
Trước những biến động thị trường do việc công khai các dự án đang thế chấp ngân hàng gây nên, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM sẽ phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước và các ban, ngành để tiếp tục cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân nắm bắt.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tham gia xác định thông tin cần cung cấp. Đặc biệt, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM và Tổ công tác rà soát các dự án nhà ở trên địa bàn và báo cáo UBND TP về thời gian công bố định kỳ (khoảng 2-3 tháng/lần).
Tổ công tác đặc biệt này được thành lập theo chỉ đạo của UBND TPHCM nhằm tiến hành rà soát toàn bộ những dự án bất động sản đã và đang triển khai, những dự án đã bàn giao cho cư dân và ngay cả dự án đang vướng nhiều vấn đề pháp lý.
Không chỉ vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM còn đề nghị cơ quan thi hành án không kê biên tổng thể mà chỉ kê biên những những căn hộ chưa bán trong một dự án. Đồng thời, Sở cũng lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía báo chí để đưa ra được những biện pháp hữu hiệu nhất.
Tác giả bài viết: Công Quang