Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Ngọc Khuê được con trai chăm sóc ở hậu trường

Cậu bé Tony theo mẹ đến ghi hình chương trình 'Giai điệu Tự hào' và luôn tỏ ra quan tâm đến mẹ.
 

Ngọc Khuê là một trong những nghệ sĩ tham gia chương trình 'Giai điệu Tự hào' số tháng 7. Khi đến ghi hình ở trường quay VTV, cô cho cả con trai đi theo. Trong khi mẹ bận rộn make-up, cậu bé Tony ở bên cạnh chăm chú theo dõi. 
 

 

Mặc dù tinh nghịch nhưng Tony lại sống tình cảm. Cậu bé quan tâm, chăm sóc mẹ từng chút một khiến giọng ca 'Chuồn chuồn ớt' rất tự hào. 
 

 

Từ khi ly hôn, con trai trở thành động lực lớn giúp Ngọc Khuê vượt qua giai đoạn sóng gió.
 

 

Tony bụ bẫm và có nhiều nét giống với bố đẻ. 
 

 

Nhóc tỳ là trái ngọt trong cuộc hôn nhân đầu tiên của Ngọc Khuê. 
 

 

Trước ống kính, cậu bé không hề tỏ ra nhút nhát mà thoải mái tạo dáng chụp hình.

>> Xem thêm ảnh Ngọc Khuê và các ca sĩ trong 'Giai điệu Tự hào' tháng 7:

 

Ngọc Khuê và Bảo Trâm cùng diện áo dài song ca 'Gửi lại em', sáng tác cùa Vũ Hoàng. Cả hai tái hiện hình ảnh nghệ sĩ Vũ Dậu và Lệ Quyên khi biểu diễn nhạc phẩm này tại Liên hoan âm nhạc Praha năm 1981. 
n

Nhạc sĩ Vũ Hoàng từng chia sẻ, ca khúc 'Gửi lại em' thường là giọng nam hát nhưng lần này có 2 giọng nữ điêu luyện đặc sắc nên tạo ấn tượng đẹp cho người nghe. Khán giả như đang xem câu chuyện của hai người bạn gái kể về hai người chiến sĩ tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng, hy vọng sự trở về. 
 

'Gửi lại em' là bài hát nổi tiếng vào thập niên 80, thường vang trên những giảng đường Đại học lúc bấy giờ. 
 

Nhạc sĩ Thế Hiển cũng tham gia chương trình với ca khúc 'Hát về anh' do ông sáng tác. Màn biểu diễn mộc mạc với cây đàn giutar tạo được cảm xúc mạnh cho khán giả tại trường quay. 
 

Ca khúc được nhạc sĩ Thế Hiển viết vào năm 1983 khi ông đi phục vụ bộ đội chiến đấu tại biên giới phía Bắc. 
 

Tùng Dương được giao thể hiện nhạc phẩm 'Cô gái Sầm Nưa' của nhạc sĩ Trần Tiến. Bài hát được Trần Tiến viết khi mới 19 tuổi. 
 

Trần Tiến kể, ông được nhạc sĩ Đỗ Nhuận đưa sang Lào cùng đoàn vào năm 19 tuổi. "Sang Lào, chúng tôi ở chiến trường C, chân núi Phu Then trong một cái hang, rồi đi hát và biểu diễn khắp các chiến trường. Hồi đó, chúng tôi được xem là lính tình nguyện Lào. Gia đình Hoàng thân Souphanouvong cũng ở đó. Tôi cứ đi ra đi vào thì gặp công chúa Lào, cô ấy hình như hơn tôi 2, 3 tuổi gì đó nhưng rất đẹp. Tôi viết bài 'Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp', cô ấy thích rồi xin phép cha đặt tên cho tôi bằng tiếng Lào là Xổm Bun. Nghe thì nó ghê ghê nhưng khi được biết tiếng Lào có nghĩa là 'Người được hạnh phúc vĩnh viễn' thì tôi thấy thích thú”. 
 

MC Phan Anh là vị khách mời bình luận của chương trình. 
 

Khi gặp lại các cựu chiến binh Vị Xuyên tại khán phòng, anh đã không giấu nổi xúc động: “Có một thời gian rất dài, câu chuyện biên giới của cha anh ở đâu đó đã bị quên đi. Còn người trẻ như chúng em có những câu chuyện mình đã không được biết, không được tiếp cận. Hôm nay, ngồi ở đây được gặp các bác, vì ba mẹ em cũng là bồ đội. Và khi nghĩ về những chiến công thầm lặng đó nó khiến cho em có rất nhiều cảm xúc. Tôi muốn nói một điều với chính bản thân mình: Con xin được xin lỗi các cô các chú, những người đã hy sinh, có những chiến công rất thầm lặng. Và chúng con đã có đôi lúc quên đi cái điều đó. Và con hiểu cho đến bây giờ con không được phép quên, và những thế hệ sau sẽ không bao giờ quên, chúng con hứa điều đó”.

Tác giả bài viết: Quỳnh Như

Nguồn tin: