Cuộc sống cha con "người rừng" Quảng Ngãi từng gây sốt trên báo quốc tế giờ ra sao?!
- 09:07 29-07-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sau gần 3 năm trở về từ rừng, bây giờ “Tarzan Việt Nam" Hồ Văn Lang ở Quảng Ngãi đã muốn cưới vợ nhưng vẫn sợ trâu bò và thích sống trong lều lá giữa núi rừng...
Bỏ sau lưng cái nắng đỏng đảnh của miền Trung, vượt một quãng đường dài quanh co, ngoằn ngoèo, chúng tôi đến thăm cha con "người rừng" Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang ở thôn Trà Nga, xã Trà Phong, huyện Tây Trà, Quảng Ngãi.
Còn nhớ năm 2013, sự việc hai cha con "người rừng" được chính quyền địa phương đưa từ rừng sâu trở về chăm sóc và hòa nhập cuộc sống với cộng đồng đã thu hút sự chú ý lớn của cộng đồng. Câu chuyện của hai cha con còn được đăng tải trên International Business Times,The Sun, DailyMail...
Năm 1972, ông Hồ Văn Thanh - một cựu binh trở về buôn làng và hay tin cả gia đình đã thiệt mạng sau một trận bom. Buồn bã, tuyệt vọng, ông mang đứa con trai là Hồ Văn Lang chưa tròn 2 tuổi bỏ vào rừng sâu. Hơn 40 năm cuộc đời, ông và con chỉ bầu bạn với chim muông và thú rừng. Họ ở trong một ngôi nhà giống như tổ chim trên thân cây cổ thụ, cách mặt đất khoảng 6 mét đề phòng thú dữ, dùng vỏ cây khô, lá cây để che thân và ăn trái cây, củ mì, bắp, lá rừng để sống.
Còn nhớ năm 2013, sự việc hai cha con "người rừng" được chính quyền địa phương đưa từ rừng sâu trở về chăm sóc và hòa nhập cuộc sống với cộng đồng đã thu hút sự chú ý lớn của cộng đồng. Câu chuyện của hai cha con còn được đăng tải trên International Business Times,The Sun, DailyMail...
Năm 1972, ông Hồ Văn Thanh - một cựu binh trở về buôn làng và hay tin cả gia đình đã thiệt mạng sau một trận bom. Buồn bã, tuyệt vọng, ông mang đứa con trai là Hồ Văn Lang chưa tròn 2 tuổi bỏ vào rừng sâu. Hơn 40 năm cuộc đời, ông và con chỉ bầu bạn với chim muông và thú rừng. Họ ở trong một ngôi nhà giống như tổ chim trên thân cây cổ thụ, cách mặt đất khoảng 6 mét đề phòng thú dữ, dùng vỏ cây khô, lá cây để che thân và ăn trái cây, củ mì, bắp, lá rừng để sống.
Người rừng Hồ Văn Thanh.
Ông Thanh tưởng rằng vợ con đã thiệt mạng, nhưng thực tế họ đều còn sống. Nhưng tổn thương quá lớn khiến ông không thể tin đó là sự thật. Trong một lần đi rừng, người dân địa phương phát hiện hai cha con "người rừng" nên báo với chính quyền địa phương tổ chức tìm kiếm và đưa họ về sống hòa nhập với cộng đồng người Kor
Vẫn còn nỗi nhớ rừng xanh
Lần trở lại này, vẫn dáng ngồi bó gối như tôi đã gặp cách đây 3 năm, nhưng giờ đây ông Thanh đã biết đọc sách. Ngồi cặm cụi lật từng trang sách giáo khoa lớp 5 của người cháu, ông Thanh chăm chú đánh vần từng chữ một cách say sưa.
"Người rừng" Hồ Văn Thanh rất thích đọc sách
Ông Thanh thích đọc nhất là các loại sách viết về rừng núi, động vật hoang dã.
"Người rừng cha" rất thích xem tivi
Theo anh Hồ Văn Tri, (con út của ông Thanh), từ ngày được đón từ rừng về, ông Thanh ít ra ngoài, cũng không nói chuyện với ai. Trừ những lúc muốn dùng thuốc hay ăn trầu thì ông mới ra hiệu để con dâu lấy cho mình.
Ông Thanh rất ít giao tiếp với hàng xóm
Liếc mắt nhìn cha mình đang ngồi chăm chú xem một bộ phim Hàn Quốc, anh Tri cười tiếu táo, nói: "Cha tôi già rồi nhưng mắt còn sáng lắm, từ ngày được đón về nhà, suốt ngày ông cứ ôm sách đọc mãi thôi. Từ các loại sách giáo khoa cho đến truyện, báo, mấy đứa cháu mang về cái gì thì ông cũng say sưa đọc hết đó. Ông già cũng thích xem tivi nữa, không biết ông ấy có hiểu được tiếng Kinh không nhưng cứ mỗi lần tôi mở tivi lên là ông ngồi xem cả ngày không biết chán luôn".
Ông Thanh vẫn nhớ và muốn trở lại rừng để sống
Anh Tri còn cho biết thêm, "thoát rừng" khá lâu nhưng đến bây giờ ông Thanh vẫn chưa nguôi ngoai nỗi nhớ và căn chòi "tổ chim" trên cây cao của mình. Có nhiều đêm đang ngủ, ông lại bỏ ra chòi chất củi ngồi thẫn thờ nhớ về rừng hoặc lật đật vót chông tre và đi quanh vườn tìm bắt chuột. Đặc biệt, cách đây không lâu, ông còn tự đào hố, chôn cây với ý định làm chòi ở nhưng đã bị anh Tri ngăn cản.
Con trai "người rừng" muốn cưới vợ và sợ… trâu bò
Lúc chúng tôi đến thăm, anh Hồ Văn Lang không có ở nhà. Anh Tri cho biết, cả tuần nay anh Lang ở lại trên rừng để trông rẫy. Nghe kể những điều thú vị về anh Lang, không giấu nỗi sự tò mò, tôi quyết định tìm đến gặp người được mệnh danh là "Tarzan Việt Nam". Sau hơn một tiếng băng rừng, lội suối, cuối cùng tôi cũng đến được căn chòi bằng lá nằm đơn độc giữa một ngọn đồi của "người rừng con".
Lúc tôi đến, anh Lang đang cặm cụi phát rẫy trên đỉnh núi. Anh Lang đã dạn dĩ hơn rất nhiều, mặc áo quần của người miền xuôi, biết mang dép, đội mũ và không còn sợ sệt khi gặp người lạ. Đặc biệt, khi thấy tôi đưa máy ảnh lên chụp, anh còn cười duyên nữa.
"Người rừng" Hồ Văn Lang ở Quảng Ngãi từng gây bão khắp thế giới khi trở về sau hơn 40 năm sống trong rừng xanh.
Do anh Lang không biết tiếng Kinh nên tôi nhờ chị Hồ Thị Nhung (vợ anh Tri) đi theo để "phiên dịch" giúp. Khi nghe tôi hỏi thích có vợ không, anh Lang vừa nhai trầu, vừa cười móm mém, nói: "Thích lắm. Nhưng chỉ thích con gái Kor trẻ, chưa có chồng con thôi".
"Tarzan Việt Nam" rất thích ăn trầu cau
Trong lều của "người rừng" luôn có trầu cau
"Anh Lang làm rẫy giỏi lắm nhưng lại không dám xuống ruộng cày cấy vì bảo ruộng dơ và sợ đỉa cắn. Anh ấy cũng thích ở trên rừng núi hơn là về nhà nên đã cất căn chòi để ở lại đó trông rẫy luôn. Khoảng một tuần ảnh mới về thăm nhà một lúc rồi lại lên liền. Do phải chăn đàn bò nên tôi không lên làm rẫy được, cũng may là có anh Lang chứ không là tôi không biết phải xoay sở sao để nuôi gia đình 7 miệng ăn hết", anh Tri chia sẻ.
Anh Lang làm rẫy rất giỏi
Mặc dù sống hơn 40 trong rừng nhưng anh Lang lại rất nhút nhát, tâm hồn như đứa trẻ và đặc biệt là rất sợ… trâu bò. "Do ở đây khó nuôi trâu với lại anh thấy anh Lang sợ trâu quá, cứ mỗi lần gặp trâu là anh ấy chạy mất cả dép luôn nên tôi đổi sang nuôi bò.
Nhưng không ngờ thấy bò anh Lang cũng vẫn sợ lắm, cứ mỗi lần thấy tôi lùa bò về là anh ấy lại nấp kỹ ra sau vườn, khi nào tôi nhốt hết bò vào chuồng thì ảnh mới dám ra. Tôi hỏi tại sao thì anh Lang bảo sợ nó cắn. Có lẽ do lúc trước chỉ biết săn bắt thú rừng nên giờ thấy trâu, bò anh ấy cứ nghĩ nó là thú rừng nên sợ không dám đến gần…", anh Tri cười khà khà nói.
Căn chòi bằng lá giữa núi rừng, nơi anh Lang ở mỗi ngày để canh rẫy
Mặc dù không thích trở lại rừng sau nhưng anh Lang vẫn thích sống trong căn lều lá giữa rừng chứ không muốn về nhà
Theo ông Chu Phương (75 tuổi) hàng xóm, thời gian đầu mới được đón về để sống chung với cộng đồng người Kor, anh Lang rất nhút nhát nên suốt ngày chỉ quanh quẩn bên cha. Thế nhưng, thời gian gần đây, anh Lang bỗng nhiên lại hờn dỗi và tránh mặt cha mình. Nói về chuyện này, anh Tri cười xòa, cho biết: "Do từ ngày trở về, đi quanh làng thấy thanh niên có vợ hết nên anh Lang cũng muốn cưới vợ nhưng chưa có người ưng. Rồi anh ấy đâm ra buồn ý và giận dỗi trách cha vì sao không đưa ảnh rời rừng sớm để anh ấy lấy vợ".
Anh Lang băng qua 2 ngọn đồi để lấy nước suối...
Mặc dù bất đồng ngôn ngữ nhưng thấy tôi đưa máy ảnh lên chụp, anh Lang cười rất tươi
Nghe anh Tri nói, ông Phương cũng nhoẻn miệng cười tiếp lời: "Thằng Lang tuy tính như đứa trẻ mới lớn nhưng hắn cũng khôn lắm đó. Hôm bữa tôi hỏi muốn cưới vợ không, hắn bảo muốn lắm, sau đó tôi chỉ một người phụ nữ đang ôm con, Hắn lắc đầu, quay mặt ra chỗ khác. Lúc sau thấy một bé gái trẻ đi qua, tôi chỉ thì nó cười thích thú lắm…".
Anh Tri còn cho biết thêm, bây giờ dù đã biết tiền có thể mua được thức ăn nhưng anh Lang vẫn chưa biết giá trị của nó nên cứ mỗi lần anh Lang đi mua cái gì cứ đưa cho người ta hết chứ không biết thiếu đủ ra sao. Theo anh Tri, có lần vợ anh nhờ là anh Lang đi mua giúp gói muối, lúc sau thấy anh Lang mang gần 20 gói muối về nhà thì mọi người mới hốt hoảng khi biết anh mua hết luôn 50.000 đồng khiến gia đình dùng hơn 3 tháng mới hết…
"Người rừng" vẫn có thói quen nhóm lửa bằng cách đập 2 hòn đá với nhau...
Anh Lang có thể uống một lần hết 1 chai nước 1,5 lít nước suối lấy từ trong rừng.
Gia đình phải chạy ăn từng bữa
Có lẽ sau một thời gian gây xôn xao dư luận, tưởng chừng như cha con người rừng ở Quảng Ngãi sẽ có được một cuộc sống đầy đủ hơn sau hàng chục năm phải sống trong cảnh thiếu thốn trong rừng sâu. Thế nhưng, được sống cùng với "Tarzan Việt Nam" một ngày, tôi mới cảm nhận được sự cực khổ, vất vả mà anh Lang đang phải chịu đựng.
Mặc dù công việc làm rẫy vất vả, nhọc nhằn là vậy, nhưng tận mắt chứng kiến bữa ăn của người rừng khiến tôi bỗng thấy nghẹn lòng. Bữa cơm trưa chỉ vỏn vẹn một niêu cơm bằng gạo lứt (gạo có lẫn cám) và một nắm rau muống rừng... Thế nhưng theo chị Nhung đây là bữa ăn "thịnh soạn" nhất trong tuần nay của gia đình chị.
Anh Tri vui mừng vì được đón cha về sống cùng nhưng anh không giấu được nỗi lo về "cơm áo gạo tiền".
Cuộc sống của gia đình "người rừng" đang phải "ăn đong từng bữa"
Theo chị Nhung, từ lúc đón 2 cha con anh Lang về, tuy gia đình rất vui vì được đoàn tụ nhưng cuộc sống lại rất vất vả, thường xuyên túng thiếu cái ăn, cái mặc. Trong khi đó, "người rừng cha" đã già nên thường xuyên ốm đau tốn kém nhiều tiền thuốc thang khiến gia đình càng thêm khó khăn chồng chất.
Năm ngoái, để có tiền cho ông Thanh nằm viện, gia đình đã phải bán mảnh đất bên nhà với giá ba triệu đồng. Bây giờ, ba con của chị đang tuổi ăn học tốn kém nhiều tiền học phí, trong khi đó ruộng đất ít, lại mất mùa nên gần một năm nay, bữa cơm của gia đình chị hiếm khi có được… "mùi cá thịt".
Tác giả bài viết: Hà Nam