Tôi rất thương tiếc, nhưng sẽ không làm như thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm!
- 08:40 29-07-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Người người còn bàng hoàng trước sự ra đi của Đậu Thị Huyền Trâm, nữ chiến sĩ công an nhân dân kiên cường từ chối điều trị ung thư giai đoạn cuối để giữ bằng được thai nhi trong bụng.
► Cuộc gặp đặc biệt của người mẹ ung thư trước khi qua đời
► Tiễn đưa người mẹ ung thư nhường sự sống cho con
►Nghẹn ngào đám tang người mẹ trẻ sẵn sàng chết để con được chào đời
► Lá thư cuối của thiếu úy công an từ chối chữa ung thư để giữ con
► Xót xa hình ảnh đời thường của nữ thiếu úy bị ung thư quyết sinh con
► Lễ viếng người mẹ ung thư quyết dành sự sống cho con: “Mọi thứ đã qua đều là kỷ niệm vô giá”
► Người mẹ ung thư giai đoạn cuối từ chối điều trị để cứu con đã qua đời
►Thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm qua đời ở tuổi 25
► Nỗ lực giữ con đẫm nước mắt của thai phụ ung thư giai đoạn cuối
Đứng trước quyết định khó khăn nhất của cuộc đời, người mẹ ấy đã chọn duy trì sự sống cho sinh linh nhỏ và từ chối mọi xét nghiệm chụp chiếu có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.
Tiễn biệt Trâm là bao giọt nước mắt xót thương, tiếc nuối cho một quãng sống ngắn ngủi mà giá trị. Di sản Trâm để lại, đáng giá nhất, tất nhiên là bé Gấu - cậu con trai lọt lòng mẹ ở tuần thứ 29, mới chỉ kịp gặp mẹ một tiếng rưỡi ngắn ngủi trước khi chuyện tử biệt chia cắt tình mẹ con vĩnh viễn...
► Tiễn đưa người mẹ ung thư nhường sự sống cho con
►Nghẹn ngào đám tang người mẹ trẻ sẵn sàng chết để con được chào đời
► Lá thư cuối của thiếu úy công an từ chối chữa ung thư để giữ con
► Xót xa hình ảnh đời thường của nữ thiếu úy bị ung thư quyết sinh con
► Lễ viếng người mẹ ung thư quyết dành sự sống cho con: “Mọi thứ đã qua đều là kỷ niệm vô giá”
► Người mẹ ung thư giai đoạn cuối từ chối điều trị để cứu con đã qua đời
►Thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm qua đời ở tuổi 25
► Nỗ lực giữ con đẫm nước mắt của thai phụ ung thư giai đoạn cuối
Đứng trước quyết định khó khăn nhất của cuộc đời, người mẹ ấy đã chọn duy trì sự sống cho sinh linh nhỏ và từ chối mọi xét nghiệm chụp chiếu có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.
Tiễn biệt Trâm là bao giọt nước mắt xót thương, tiếc nuối cho một quãng sống ngắn ngủi mà giá trị. Di sản Trâm để lại, đáng giá nhất, tất nhiên là bé Gấu - cậu con trai lọt lòng mẹ ở tuần thứ 29, mới chỉ kịp gặp mẹ một tiếng rưỡi ngắn ngủi trước khi chuyện tử biệt chia cắt tình mẹ con vĩnh viễn...
Chiến sĩ CAND Đậu Thị Huyền Trâm gặp mặt con trai trong một tiếng rưỡi ngắn ngủi, lần đầu tiên cũng là lần duy nhất trước khi qua đời. (Ảnh: Vietnamnet)
Trong khi một em bé bình thường chào đời khỏe mạnh ở tuần thứ 40, bé Gấu phải thiệt thòi hơn rất nhiều. Con sinh non, chưa hoàn thiện, yếu ớt, lại mãi mãi thiếu vắng hơi ấm của mẹ khi mới lọt lòng.
Tương lai nào đang chờ đợi con? Có bất công với con không khi tương lai đó, mẹ con dường như hoàn toàn có thể chọn lựa từ trước?
Mẹ con, người chiến sĩ kiên cường trong cả công việc lẫn cuộc đời, nhận hung tin về bệnh tật khi có con ở tuần thai 11. Ở thời điểm đó, Trâm đã có thể dự liệu tình trạng bản thân và biết rõ nhất điều xấu (chắc chắn) sẽ đến với mình. Chọn lựa tiếp tục thai nghén để con được sống, có phải cũng đã chọn lựa sự bất hạnh định sẵn với mầm sống ấy, dù bản thân có thể quyết định tránh khỏi điều đó.
Là phụ nữ, bạn có chọn làm như vậy không?
Là tôi, tôi sẽ không chọn cách Trâm đã làm!
Khao khát được làm mẹ ngấm vào tính nữ một cách tự nhiên, nhưng chỉ cho con sự sống mà không cho con sự bao bọc đầy đủ cho đến khi con thật sự trưởng thành, đó là điều không nên.
Chị Trâm đã trải qua thai kỳ đau đớn và nhiều nước mắt hơn bất cứ người phụ nữ nào (Ảnh: CAND)
Tôi đặc biệt đề cao sự thâm thúy trong câu thành ngữ "công sinh không bằng công dưỡng". Với người phụ nữ, mang thai là thiên chức cao quý. Nhưng khi đã nhận chữ "mẹ" trên môi là nhận thêm cả trọng trách lâu dài trên vai. Bạn nghĩ có bố mẹ nào yên tâm ngừng lo cho con kể cả khi đã tròn 18 tuổi? Trách nhiệm với một đứa trẻ là lo cho thế hệ mới điều kiện đẩy đủ nhất cả về vật chất, tinh thần. Nuôi con ư? Chắc chắn là một cuộc chiến. Cuộc chiến ấy bền bỉ và vô định hơn rất nhiều quyết định cho con một cái tên trên cuộc đời.
Quay về chuyện bé Gấu. Con sinh ra bằng sự hi sinh không gì có thể so sánh của người mẹ. Gia đình con, cả xã hội - những người đang dõi theo câu chuyện của con hàng ngày và mong con mạnh mẽ - sẽ luôn ở bên con, đắp bồi cho con sự thiếu thốn tình thương yêu mẫu tử. Nhưng sức khỏe của con mới là điều khó ai có thể nói trước. Mặc dù Trâm từ chối mọi trị liệu gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi nhưng bảo hộ ấy khó có thể đảm bảo sự mạnh mẽ cho con.
Bé Gấu nhỏ bé, yếu ớt do sinh non ở tuần thứ 29 (Ảnh: CAND)
Trong khi quyết định mang thai cần để sự chuẩn bị cả về tinh thần lẫn sức khỏe thì cơ thể mẹ con quá yếu ớt để giữ con. Giới hạn cực đại đến ở tuần thứ 29, con mỏng manh, non nớt nằm trong lồng kính. Có điều gì xót xa hơn thế.
Thế hệ trẻ cần được sự chuẩn bị, giáo dưỡng hoàn thiện nhất để kiến thiết xã hội mới. Quan niệm trời sinh voi sinh cỏ đã cũ rồi. Quyết định mang cuộc sống đến cho một đứa trẻ, thiết nghĩ, là khi bạn tự tin nhất có thể mang đến cho con sự bao bọc đủ đầy của một người mẹ.
Dù sao, tôi cũng cảm phục sự kiên cường của Trâm. Quá trình mang thai của nữ thiếu úy chắc chắn có nhiều đau đớn và nước mắt hơn bất cứ người phụ nữ nào. Thành kính tiễn đưa người mẹ giàu nghị lực.
Còn Gấu, tôi mong con mạnh mẽ kiên cường.
Luôn dõi theo con!
Kí tên: Một người mẹ