Hàng trăm tấn cá nuôi lồng 'chết oan' vì... Formosa
- 09:24 27-07-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chưa bao giờ người nuôi cá lồng ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh TT-Huế) điêu đứng, bí bách như hiện nay. Hàng trăm tấn cá nuôi đã “quá lứa” nhưng không biết bán cho ai.
Nhiều ngư dân nuôi cá lồng cho biết, do có sự nhầm lẫn giữa cá biển với cá đầm, nên nhiều tháng nay, khách hàng cả nước đã quay lưng với thứ đặc sản cá lồng vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai từng một thời “đắt như tôm tươi”.
Dân tiếp tục chăm thì lỗ nặng, nuôi cầm cự không may gặp lũ sớm về sẽ chắc chắn mất trắng.
Nuôi hàng trăm tấn, bán được vài chục cân
Miệt đầm phá giáp cửa biển Tư Hiền (huyện Phú Lộc), cửa biển Thuận An (huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế) lâu nay vốn trở thành vựa nuôi cá lồng nước lợ lớn nhất nhì khu vực miền Trung. Tính riêng 2 xã giáp cửa biển Tư Hiền là Lộc Bình và Vinh Hiền đã có hơn 350 hộ chuyên nuôi cá lồng đặc sản, trên quy mô khoảng 2.000 lồng, với tổng trọng lượng cá thương phẩm lên đến hàng trăm tấn nhưng hiện tồn đọng, bí đầu ra.
Tại “đại bản doanh” nuôi cá lồng xã Vinh Hiền, toàn khu nuôi có hơn 1.850 lồng bè, nằm liền kề nhau ven hướng thủy đạo xuôi ra cửa biển Tư Hiền. Nơi đây không còn cảnh thương lái từ Huế, Đà Nẵng, Nha Trang đổ về “săn” các loại cá lồng đặc sản như vẩu, mú, hồng, chẻm, hồng Mỹ… Ông Hoàng Văn Cầu, ngư dân có hàng chục năm thâm niên nuôi thủy sản, nói: “Dưới đó có gần cả 100 tấn cá đã “quá lứa” nuôi hơn 2 tháng, cùng với hàng trăm tấn cá giống sắp đến kỳ thu hoạch. Đầu vụ tới chừ, mỗi hộ nuôi chỉ bán chừng vài chục cân cá. Cá nuôi quá lứa, lớn quá cỡ thì càng khó bán”.
Một ngư dân khác than thở, cá đã quá lứa nên sức ăn rất “khủng”. Mỗi ngày toàn khu nuôi của xã Vinh Hiền tiêu tốn không dưới 100 triệu đồng tiền thức ăn. Trong khi, giá cá nuôi thịt hạ hơn một nửa so với năm ngoái, ở mức 150.000 đến 170.000 đồng/kg, nhưng vẫn không có người hỏi mua.
Nhầm với cá biển?!
Tại khu nuôi của hộ ông Trần Cát (xã Lộc Bình) nằm bên kia cửa biển Tư Hiền, chủ vựa đang chạy vạy tự đánh bắt cá nhỏ từ đầm phá làm nguồn thức ăn tạm, thay thế cho thức ăn chính dùng nuôi cá mua về ở biển. Do chủ nuôi cạn vốn, đàn cá vẩu to lớn của ông Cát đã “đứt bữa” từ hai hôm trước. Ông Cát kể, loại cá biển nhỏ làm thức ăn cho cá lồng giờ vừa hiếm lại tăng giá vùn vụt, do nguồn nhập về rất hiếm hoi.
Nhiều ngư dân nuôi cá lồng cho biết, do có sự nhầm lẫn giữa cá biển với cá đầm, nên nhiều tháng nay, khách hàng cả nước đã quay lưng với thứ đặc sản cá lồng vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai từng một thời “đắt như tôm tươi”.Theo ông Lê Túy, Bí thư Đảng ủy xã Lộc Bình, mới đây, đoàn công tác của Sở NN&PTNT tỉnh đã về nắm tình hình nuôi cá lồng. “Sở hứa giúp liên hệ tiêu thụ cá nuôi cho ngư dân các xã. Đoàn công tác về rồi lại đi. Mỗi ngày trôi qua, từng hộ ngư dân lại tốn tiền triệu vì nuôi cá.
Dân tiếp tục chăm thì lỗ nặng, nuôi cầm cự không may gặp lũ sớm về sẽ chắc chắn mất trắng.
Nuôi hàng trăm tấn, bán được vài chục cân
Miệt đầm phá giáp cửa biển Tư Hiền (huyện Phú Lộc), cửa biển Thuận An (huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế) lâu nay vốn trở thành vựa nuôi cá lồng nước lợ lớn nhất nhì khu vực miền Trung. Tính riêng 2 xã giáp cửa biển Tư Hiền là Lộc Bình và Vinh Hiền đã có hơn 350 hộ chuyên nuôi cá lồng đặc sản, trên quy mô khoảng 2.000 lồng, với tổng trọng lượng cá thương phẩm lên đến hàng trăm tấn nhưng hiện tồn đọng, bí đầu ra.
Tại “đại bản doanh” nuôi cá lồng xã Vinh Hiền, toàn khu nuôi có hơn 1.850 lồng bè, nằm liền kề nhau ven hướng thủy đạo xuôi ra cửa biển Tư Hiền. Nơi đây không còn cảnh thương lái từ Huế, Đà Nẵng, Nha Trang đổ về “săn” các loại cá lồng đặc sản như vẩu, mú, hồng, chẻm, hồng Mỹ… Ông Hoàng Văn Cầu, ngư dân có hàng chục năm thâm niên nuôi thủy sản, nói: “Dưới đó có gần cả 100 tấn cá đã “quá lứa” nuôi hơn 2 tháng, cùng với hàng trăm tấn cá giống sắp đến kỳ thu hoạch. Đầu vụ tới chừ, mỗi hộ nuôi chỉ bán chừng vài chục cân cá. Cá nuôi quá lứa, lớn quá cỡ thì càng khó bán”.
Một ngư dân khác than thở, cá đã quá lứa nên sức ăn rất “khủng”. Mỗi ngày toàn khu nuôi của xã Vinh Hiền tiêu tốn không dưới 100 triệu đồng tiền thức ăn. Trong khi, giá cá nuôi thịt hạ hơn một nửa so với năm ngoái, ở mức 150.000 đến 170.000 đồng/kg, nhưng vẫn không có người hỏi mua.
Nhầm với cá biển?!
Tại khu nuôi của hộ ông Trần Cát (xã Lộc Bình) nằm bên kia cửa biển Tư Hiền, chủ vựa đang chạy vạy tự đánh bắt cá nhỏ từ đầm phá làm nguồn thức ăn tạm, thay thế cho thức ăn chính dùng nuôi cá mua về ở biển. Do chủ nuôi cạn vốn, đàn cá vẩu to lớn của ông Cát đã “đứt bữa” từ hai hôm trước. Ông Cát kể, loại cá biển nhỏ làm thức ăn cho cá lồng giờ vừa hiếm lại tăng giá vùn vụt, do nguồn nhập về rất hiếm hoi.
Nhiều ngư dân nuôi cá lồng cho biết, do có sự nhầm lẫn giữa cá biển với cá đầm, nên nhiều tháng nay, khách hàng cả nước đã quay lưng với thứ đặc sản cá lồng vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai từng một thời “đắt như tôm tươi”.Theo ông Lê Túy, Bí thư Đảng ủy xã Lộc Bình, mới đây, đoàn công tác của Sở NN&PTNT tỉnh đã về nắm tình hình nuôi cá lồng. “Sở hứa giúp liên hệ tiêu thụ cá nuôi cho ngư dân các xã. Đoàn công tác về rồi lại đi. Mỗi ngày trôi qua, từng hộ ngư dân lại tốn tiền triệu vì nuôi cá.
Tác giả bài viết: Ngọc Văn