Tàu sân bay đắt nhất thế giới chưa thể chiến đấu
- 16:02 26-07-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Siêu hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford trị giá 13 tỷ USD của Mỹ chưa sẵn sàng hoạt động vì nhiều vấn đề kỹ thuật phát sinh.
CNN cho biết, hàng không mẫu hạm thế hệ mới USS Gerald R. Ford (CVN-78) đã chậm tiến độ so với kế hoạch ban đầu hơn 2 năm nhưng con tàu trị giá 13 tỷ USD tiếp tục đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thử nghiệm. Một chuyên gia thử nghiệm vũ khí hàng đầu của Lầu Năm Góc kết luận, tàu chưa sẵn sàng để chiến đấu cho dù được kỳ vọng sẽ bàn giao cho hải quân vào tháng 9 tới.
Nhiều hệ thống chưa hoàn thiện
Theo biên bản đề ngày 28/6 mà CNN có được, Michael Gilmore – giám đốc kiểm tra đánh giá hoạt động vũ khí của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, con tàu đắt nhất lịch sử tiếp tục vật lộn với các vấn đề phóng và thu hồi máy bay, vận chuyển đạn dược, kiểm soát không lưu và phòng thủ.
“4 hệ thống chính ảnh hưởng đến khu vực hoạt động bay cần được giải quyết, nếu không nó sẽ hạn chế đáng kể khả năng của CVN-78 trong các hoạt động chiến đấu”, Gilmore viết trong báo cáo gửi đến ông Frank Kendall - Thư ký Bộ Quốc phòng phụ trách mua sắm của Lầu Năm Góc và Sean Stackley – trợ lý Bộ trưởng Hải quân phụ trách nghiên cứu, phát triển và mua sắm.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford được lai dắt vào cầu tàu ở nhà máy đóng tàu Newport News để tiếp tục hoàn thiện sau khi hạ thủy. Ảnh: Hải quân Mỹ
Chuyên gia đánh giá vũ khí của Lầu Năm Góc cho rằng, để khắc phục các vấn đề có thể phải yêu cầu thiết kế lại máy phóng và hệ thống thu hồi. Quá trình này dẫn đến sự chậm trễ kéo dài so với kế hoạch ban đầu đưa tàu vào vận hành trong tháng 9/2014.
Hải quân Mỹ chỉ còn 10 tàu sân bay sau khi USS Enterprise (CVN-65) ngưng hoạt động trong năm 2012. Các chỉ huy Hải quân Mỹ phàn nàn rằng, sự chậm trễ của CVN-78 buộc hải quân phải tăng tần suất quay vòng các tàu sân bay để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên toàn thế giới, điều này gây căng thẳng và mệt mỏi cho thủy thủ đoàn.
Báo cáo được công bố chỉ vài ngày sau khi Hải quân Mỹ nói rằng, tàu sân bay Ford sẽ không được bàn giao trước tháng 11/2016 do các vấn đề chưa thể khắc phục. Trước đó, ông Sean Stackley nói với Quốc hội rằng, tàu sân bay Ford sẽ được giao cho hải quân trong tháng 9. Theo nguồn tin từ Hải quân Mỹ, thời điểm giao tàu có thể lùi lại đến đầu năm 2017.
“Thử nghiệm máy phóng điện từ đã hoàn thành trong tháng 5, radar băng tần kép và hệ thống thang máy tiên tiến dự kiến sẽ hoàn thành để hỗ trợ cho thử nghiệm trên biển sắp tới, hoạt động bay đầu tiên dự kiến diễn ra vào đầu năm tới”, một quan chức hải quân nói với CNN.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ John McCain – Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện nói rằng, sự chậm trễ là “không thể chấp nhận và hoàn toàn có thể tránh được”. Ông McCain cho rằng, chương trình tàu sân bay lớp Ford là một điển hình cho thấy quá trình nghiên cứu phát triển vũ khí mới cần phải xem xét lại.
Các vấn đề không thực tế, ước tính chi phí kém, các công nghệ mới đưa vào sản xuất quá vội cùng với quá trình thiết kế và xây dựng, các hạn chế về hệ thống thí nghiệm để chứng minh năng lực như cam kết.
USS Gerald Ford là tàu đầu tiên của lớp Ford mà Hải quân Mỹ dự kiến đóng mới 3 tàu với chi phí ước tính khoảng 42 tỷ USD. Sau khi đội giá hơn 2,3 tỷ USD, tổng chi phí cho tàu đầu tiên đã lên đến gần 13 tỷ USD. Người nộp thuế Mỹ cần được biết khi nào CVN-78 thực sự được bàn giao, bao nhiêu nguy cơ vẫn còn phát sinh trong chương trình, nếu tiếp tục vượt chi phí, cá nhân, tổ chức nào phải chịu trách nhiệm.
Lầu Năm Góc vội vàng?
Các quan chức Hải quân và Bộ Quốc phòng thừa nhận rằng, các vấn đề kìm hãm siêu hàng không mẫu hạm dài 337 m đi vào hoạt động là kết quả quyết định được thực hiện bởi Lầu Năm Góc khi cam kết đóng mới tàu sân bay tiên tiến trong năm 2008.
“Quyết định đóng mới 3 tàu được thực hiện nhiều năm trước khi các chính sách về phương pháp chuyển đổi mua sắm quốc phòng, các công nghệ mới được hoàn thiện”, Mark Wright – phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết. Báo cáo mới nhất của tiến sĩ Gilmore đã làm sáng tỏ mối bận tâm mà trước đây ông đã nêu ra trong chương trình này.
Nhiều công nghệ mới trên tàu CVN-78 cần thêm thời gian để hoàn thiện khiến thời hạn giao tàu tiếp tục bị trì hoãn. Ảnh: Hải quân Mỹ
CVN-78 là một thiết kế mới trong vòng 40 năm qua, siêu hàng không mẫu hạm này kết hợp nhiều công nghệ tiên tiến cho phép khởi động máy bay với tốc độ nhanh hơn, giảm nhân công, cải thiện khả năng sống sót trước các mối đe dọa.
Tuy nhiên, việc lựa chọn, tích hợp, thử nghiệm các công nghệ mới trong lớp tàu đầu tiên vốn rất phức tạp, dẫn đến sự chậm trễ của chương trình, theo một tuyên bố từ Hải quân Mỹ. Hải quân đang phát triển một chương trình kiểm tra toàn diện để giải quyết các vấn đề trong tích hợp công nghệ mới, qua đó tiến độ ổn định đang được thực hiện để khắc phục các vấn đề kỹ thuật.
Hiện tại, quá trình xây dựng CVN-78 đã hoàn thành 98%, chương trình đánh giá hoạt động đã hoàn thành được 88%. Hải quân Mỹ tuyên bố rằng, dù có sự chậm trễ trong bàn giao tàu, nhưng mỗi tàu sân bay lớp Ford sẽ giảm được 4 tỷ USD so với lớp Nimitz.
Tàu sân bay lớp Ford thứ 2 USS John F. Kennedy (CVN 79), dự kiến sẽ được hạ thủy trong năm 2020. Tính đến tháng 3, nhà sản xuất đã thực hiện được 18% khối lượng công việc. Tàu thứ 3 USS Enterprise (CVN 80), dự kiến bắt đầu đóng mới trong năm 2018.
Bên cạnh đóng mới siêu hàng không mẫu hạm, Hải quân Mỹ kỳ vọng sẽ dành khoảng 81,3 tỷ USD để đóng mới 38 tàu chiến, bao gồm kế hoạch thay thế tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio. Mua sắm thêm 9 tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia, 10 tàu khu trục lớp Arleigh Burke và một số tàu mặt nước khác. Mục tiêu đến năm 2021, Hải quân Mỹ sẽ có quy mô lực lượng khoảng 308 tàu chiến.
Nhiều hệ thống chưa hoàn thiện
Theo biên bản đề ngày 28/6 mà CNN có được, Michael Gilmore – giám đốc kiểm tra đánh giá hoạt động vũ khí của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, con tàu đắt nhất lịch sử tiếp tục vật lộn với các vấn đề phóng và thu hồi máy bay, vận chuyển đạn dược, kiểm soát không lưu và phòng thủ.
“4 hệ thống chính ảnh hưởng đến khu vực hoạt động bay cần được giải quyết, nếu không nó sẽ hạn chế đáng kể khả năng của CVN-78 trong các hoạt động chiến đấu”, Gilmore viết trong báo cáo gửi đến ông Frank Kendall - Thư ký Bộ Quốc phòng phụ trách mua sắm của Lầu Năm Góc và Sean Stackley – trợ lý Bộ trưởng Hải quân phụ trách nghiên cứu, phát triển và mua sắm.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford được lai dắt vào cầu tàu ở nhà máy đóng tàu Newport News để tiếp tục hoàn thiện sau khi hạ thủy. Ảnh: Hải quân Mỹ
Chuyên gia đánh giá vũ khí của Lầu Năm Góc cho rằng, để khắc phục các vấn đề có thể phải yêu cầu thiết kế lại máy phóng và hệ thống thu hồi. Quá trình này dẫn đến sự chậm trễ kéo dài so với kế hoạch ban đầu đưa tàu vào vận hành trong tháng 9/2014.
Hải quân Mỹ chỉ còn 10 tàu sân bay sau khi USS Enterprise (CVN-65) ngưng hoạt động trong năm 2012. Các chỉ huy Hải quân Mỹ phàn nàn rằng, sự chậm trễ của CVN-78 buộc hải quân phải tăng tần suất quay vòng các tàu sân bay để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên toàn thế giới, điều này gây căng thẳng và mệt mỏi cho thủy thủ đoàn.
Báo cáo được công bố chỉ vài ngày sau khi Hải quân Mỹ nói rằng, tàu sân bay Ford sẽ không được bàn giao trước tháng 11/2016 do các vấn đề chưa thể khắc phục. Trước đó, ông Sean Stackley nói với Quốc hội rằng, tàu sân bay Ford sẽ được giao cho hải quân trong tháng 9. Theo nguồn tin từ Hải quân Mỹ, thời điểm giao tàu có thể lùi lại đến đầu năm 2017.
“Thử nghiệm máy phóng điện từ đã hoàn thành trong tháng 5, radar băng tần kép và hệ thống thang máy tiên tiến dự kiến sẽ hoàn thành để hỗ trợ cho thử nghiệm trên biển sắp tới, hoạt động bay đầu tiên dự kiến diễn ra vào đầu năm tới”, một quan chức hải quân nói với CNN.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ John McCain – Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện nói rằng, sự chậm trễ là “không thể chấp nhận và hoàn toàn có thể tránh được”. Ông McCain cho rằng, chương trình tàu sân bay lớp Ford là một điển hình cho thấy quá trình nghiên cứu phát triển vũ khí mới cần phải xem xét lại.
Các vấn đề không thực tế, ước tính chi phí kém, các công nghệ mới đưa vào sản xuất quá vội cùng với quá trình thiết kế và xây dựng, các hạn chế về hệ thống thí nghiệm để chứng minh năng lực như cam kết.
USS Gerald Ford là tàu đầu tiên của lớp Ford mà Hải quân Mỹ dự kiến đóng mới 3 tàu với chi phí ước tính khoảng 42 tỷ USD. Sau khi đội giá hơn 2,3 tỷ USD, tổng chi phí cho tàu đầu tiên đã lên đến gần 13 tỷ USD. Người nộp thuế Mỹ cần được biết khi nào CVN-78 thực sự được bàn giao, bao nhiêu nguy cơ vẫn còn phát sinh trong chương trình, nếu tiếp tục vượt chi phí, cá nhân, tổ chức nào phải chịu trách nhiệm.
Lầu Năm Góc vội vàng?
Các quan chức Hải quân và Bộ Quốc phòng thừa nhận rằng, các vấn đề kìm hãm siêu hàng không mẫu hạm dài 337 m đi vào hoạt động là kết quả quyết định được thực hiện bởi Lầu Năm Góc khi cam kết đóng mới tàu sân bay tiên tiến trong năm 2008.
“Quyết định đóng mới 3 tàu được thực hiện nhiều năm trước khi các chính sách về phương pháp chuyển đổi mua sắm quốc phòng, các công nghệ mới được hoàn thiện”, Mark Wright – phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết. Báo cáo mới nhất của tiến sĩ Gilmore đã làm sáng tỏ mối bận tâm mà trước đây ông đã nêu ra trong chương trình này.
Nhiều công nghệ mới trên tàu CVN-78 cần thêm thời gian để hoàn thiện khiến thời hạn giao tàu tiếp tục bị trì hoãn. Ảnh: Hải quân Mỹ
CVN-78 là một thiết kế mới trong vòng 40 năm qua, siêu hàng không mẫu hạm này kết hợp nhiều công nghệ tiên tiến cho phép khởi động máy bay với tốc độ nhanh hơn, giảm nhân công, cải thiện khả năng sống sót trước các mối đe dọa.
Tuy nhiên, việc lựa chọn, tích hợp, thử nghiệm các công nghệ mới trong lớp tàu đầu tiên vốn rất phức tạp, dẫn đến sự chậm trễ của chương trình, theo một tuyên bố từ Hải quân Mỹ. Hải quân đang phát triển một chương trình kiểm tra toàn diện để giải quyết các vấn đề trong tích hợp công nghệ mới, qua đó tiến độ ổn định đang được thực hiện để khắc phục các vấn đề kỹ thuật.
Hiện tại, quá trình xây dựng CVN-78 đã hoàn thành 98%, chương trình đánh giá hoạt động đã hoàn thành được 88%. Hải quân Mỹ tuyên bố rằng, dù có sự chậm trễ trong bàn giao tàu, nhưng mỗi tàu sân bay lớp Ford sẽ giảm được 4 tỷ USD so với lớp Nimitz.
Tàu sân bay lớp Ford thứ 2 USS John F. Kennedy (CVN 79), dự kiến sẽ được hạ thủy trong năm 2020. Tính đến tháng 3, nhà sản xuất đã thực hiện được 18% khối lượng công việc. Tàu thứ 3 USS Enterprise (CVN 80), dự kiến bắt đầu đóng mới trong năm 2018.
Bên cạnh đóng mới siêu hàng không mẫu hạm, Hải quân Mỹ kỳ vọng sẽ dành khoảng 81,3 tỷ USD để đóng mới 38 tàu chiến, bao gồm kế hoạch thay thế tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio. Mua sắm thêm 9 tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia, 10 tàu khu trục lớp Arleigh Burke và một số tàu mặt nước khác. Mục tiêu đến năm 2021, Hải quân Mỹ sẽ có quy mô lực lượng khoảng 308 tàu chiến.
Tác giả bài viết: Quốc Việt
Nguồn tin: