Bế tắc về vấn đề Biển Đông, ASEAN tìm cách thay đổi luật chơi
- 14:31 25-07-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Các nhà ngoại giao đang muốn thay đổi những luật lệ cơ bản trong khâu ra quyết định của ASEAN trước nỗi thất vọng vì sự bế tắc cũng như chia rẽ nội bộ khối.
► Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lâm vào bế tắc về vấn đề Biển Đông
Các ngoại trưởng hôm qua có mặt tại lễ khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ở thủ đô Vientaine, Lào. Ảnh: AP
Hội nghị ngoại trưởng 10 nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra ở Vientaine, Lào, bế tắc trong việc ra tuyên bố chung đề cập đến vấn đề Biển Đông, vì vấp phải sự phủ quyết của Campuchia. Đây là hội nghị quan trọng nhất của ASEAN kể từ khi Tòa Trọng tài hôm 12/7 ra phán quyết bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông, theo Wall Street Journal.
Theo bình luận viên Ben Otto, đây là kết quả không khiến nhiều người ngạc nhiên, bởi ASEAN lâu nay vẫn ra mọi quyết định dựa trên nguyên tắc đồng thuận. Trong khi đó, Trung Quốc đã liên tục gây sức ép lên các đối tác thương mại và đầu tư ở Đông Nam Á nhằm ngăn cản ASEAN ra tuyên bố thừa nhận phán quyết.
Nhiều quan chức ngoại giao Đông Nam Á hồi cuối tuần trước cho biết họ ngày càng cảm thấy bị xúc phạm bởi "sự thao túng" của Trung Quốc lên ASEAN.
Một số nhà ngoại giao tiết lộ hầu hết các nhóm, dẫn đầu bởi Philippines, Việt Nam và Indonesia đều muốn ra tuyên bố thể hiện sự ủng hộ của ASEAN với phán quyết từ tòa quốc tế.
Nhưng theo một quan chức ngoại giao Đông Nam Á, Campuchia lại là nước duy nhất ngăn cản ASEAN ra tuyên bố chung liên quan đến vấn đề Biển Đông vì họ không muốn Trung Quốc bị chỉ trích, AFP đưa tin.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tháng trước còn lên tiếng phản đối ASEAN ủng hộ phán quyết "đường lưỡi bò" và nhấn mạnh vấn đề Biển Đông "nên được giải quyết giữa các nước liên quan".
Nỗi thất vọng bên trong hiệp hội bắt đầu làm nảy sinh những cuộc thảo luận về một ý tưởng chưa từng có. Các nhà ngoại giao muốn thay đổi quy định về nguyên tắc đồng thuận của ASEAN, cho phép xây dựng nên các liên minh nhỏ hơn, giúp một bộ phận các nước trong khối có thể tự mình xử lý, đưa ra hành động đối với những vấn đề gây tranh cãi, WSJ dẫn lời các nhà ngoại giao cho hay.
Tuy nhiên, thách thức đặt ra là nếu muốn thay đổi bất cứ quy định nào, ASEAN cần bỏ phiếu đồng thuận và chắc chắn các đồng minh của Trung Quốc sẽ ngăn cản điều này, giới quan sát đánh giá.
Nỗi thất vọng hiện hữu rõ nét nhất hôm 23/7 khi Indonesia tổ chức một phiên họp bên lề hội nghị. Mục tiêu của buổi thảo luận là nhằm tìm kiếm sự đồng thuận trong nhóm trước khi bước vào các cuộc họp thường niên sẽ diễn ra trong những ngày sau đó, với sự tham gia của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cùng Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và đại diện các cường quốc châu Á khác.
Các quan chức ngoại giao mô tả phiên họp trên như một cách để thuyết phục Campuchia đứng về phía họ, giúp khối phần nào thoát khỏi ảnh hưởng từ Trung Quốc. Nhưng cuộc họp đã kết thúc mà không đạt được một thỏa thuận nào.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi gọi buổi thảo luận trên là một minh chứng rõ nét, giúp nhắc nhở tất cả các thành viên về những chuẩn mực và giá trị của ASEAN.
"Chúng ta cần một ASEAN thống nhất để nói lên tầm quan trọng trong việc bảo vệ ngôi nhà của chúng ta", bà nhấn mạnh. "Ta cần bảo vệ ngôi nhà này và Indonesia sẽ đứng ở tuyến đầu. Chúng ta sẽ không để kẻ khác phá hoại nhà mình".
Thay đổi "luật chơi" của ASEAN được xem như phương sách cuối cùng, các nhà ngoại giao cho hay. "Đầu tiên, tôi nghĩ chúng ta đều muốn nhìn thấy một ASEAN đoàn kết", bà Marsudi nói.
Nhiều nhà ngoại giao tiếp tục phàn nàn việc Trung Quốc chủ yếu dựa vào Campuchia để ngăn cản những nỗ lực của ASEAN bàn thảo về tình hình Biển Đông.
Một số người cho rằng việc Trung Quốc thông báo viện trợ cho Campuchia 600 triệu USD sau khi Tòa Trọng tài ra quán quyết là một "phần thưởng" mà Bắc Kinh dành cho Phnom Penh. Song Trung Quốc phủ nhận mọi mối liên quan chính trị đằng sau động thái này. Thủ tướng Hun Sen nói ông đã xin viện trợ và nó sẽ giúp Campuchia triển khai tốt hơn các dự án cơ sở hạ tầng phục vụ bầu cử, giáo dục cũng như y tế.
"Ép buộc tất cả các quốc gia ASEAN hình thành một lập trường thống nhất về vấn đề này là đi ngược lại quan điểm nhất trí thông qua tham vấn", đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời các câu hỏi từ WSJ và thêm rằng "nhiều nước ASEAN có lập trường khác biệt về vấn đề Biển Đông".
Trong một bài viết trên TodayOnline, ông Tang Siew Mun, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN ở Viện ISEAS-Yusof Ishak, thậm chí còn cho rằng ASEAN có thể xem xét phương án loại bỏ tư cách thành viên của Campuchia nếu tình hình vẫn tiếp diễn.
"ASEAN là một hiệp hội, không phải là câu lạc bộ các quốc gia. Campuchia cần phải hiểu rằng việc cản trở ASEAN để làm hài lòng Trung Quốc sẽ phá hoại tính khả thi của khối như một phương tiện để giải quyết các nhu cầu và thách thức khu vực", ông nói.
"Campuchia phải quyết định tương lai của họ nằm trong ASEAN hay cùng với người láng giềng lớn hơn, giàu có hơn. ASEAN cũng nên xem xét tương lai của khối sẽ tốt hơn nếu Campuchia ở trong hay ngoài khối".
Ông Tang chỉ ra rằng Hiến chương ASEAN hiện nay chưa có điều khoản để các thành viên rút lui hoặc bị khai trừ, nhưng ông khẳng định câu hỏi về "Cambrexit" (ám chỉ việc Campuchia rời khỏi ASEAN) không thể để ngỏ mãi mãi nếu Phnom Penh vẫn tiếp tục chính sách cản trở lợi ích lớn hơn của khối.
"Đây là trận chiến mà ASEAN phải chiến đấu và giành chiến thắng. Việc cố gắng 'giữ thể diện' và vẻ ngoài đoàn kết sẽ khiến ASEAN đánh mất vai trò của mình", ông Tang nhấn mạnh
Trong khi đó, không ít nhà ngoại giao ASEAN lại kỳ vọng Trung Quốc dần dần sẽ theo đuổi một lập trường ít cứng rắn hơn. Suy nghĩ này bắt nguồn từ một dự thảo chính sách Trung Quốc đưa ra sau phán quyết từ Tòa Trọng tài, không đề cập đến cái gọi là "đường 9 đoạn" mà Bắc Kinh từ trước đến nay vẫn sử dụng để tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông. Phán quyết đã chỉ ra rằng đường này không có cơ sở pháp lý.
"Hãy để mọi chuyện lắng dịu", một nhà ngoại giao Đông Nam Á bình luận.
Các ngoại trưởng hôm qua có mặt tại lễ khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ở thủ đô Vientaine, Lào. Ảnh: AP
Hội nghị ngoại trưởng 10 nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra ở Vientaine, Lào, bế tắc trong việc ra tuyên bố chung đề cập đến vấn đề Biển Đông, vì vấp phải sự phủ quyết của Campuchia. Đây là hội nghị quan trọng nhất của ASEAN kể từ khi Tòa Trọng tài hôm 12/7 ra phán quyết bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông, theo Wall Street Journal.
Theo bình luận viên Ben Otto, đây là kết quả không khiến nhiều người ngạc nhiên, bởi ASEAN lâu nay vẫn ra mọi quyết định dựa trên nguyên tắc đồng thuận. Trong khi đó, Trung Quốc đã liên tục gây sức ép lên các đối tác thương mại và đầu tư ở Đông Nam Á nhằm ngăn cản ASEAN ra tuyên bố thừa nhận phán quyết.
Nhiều quan chức ngoại giao Đông Nam Á hồi cuối tuần trước cho biết họ ngày càng cảm thấy bị xúc phạm bởi "sự thao túng" của Trung Quốc lên ASEAN.
Một số nhà ngoại giao tiết lộ hầu hết các nhóm, dẫn đầu bởi Philippines, Việt Nam và Indonesia đều muốn ra tuyên bố thể hiện sự ủng hộ của ASEAN với phán quyết từ tòa quốc tế.
Nhưng theo một quan chức ngoại giao Đông Nam Á, Campuchia lại là nước duy nhất ngăn cản ASEAN ra tuyên bố chung liên quan đến vấn đề Biển Đông vì họ không muốn Trung Quốc bị chỉ trích, AFP đưa tin.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tháng trước còn lên tiếng phản đối ASEAN ủng hộ phán quyết "đường lưỡi bò" và nhấn mạnh vấn đề Biển Đông "nên được giải quyết giữa các nước liên quan".
Nỗi thất vọng bên trong hiệp hội bắt đầu làm nảy sinh những cuộc thảo luận về một ý tưởng chưa từng có. Các nhà ngoại giao muốn thay đổi quy định về nguyên tắc đồng thuận của ASEAN, cho phép xây dựng nên các liên minh nhỏ hơn, giúp một bộ phận các nước trong khối có thể tự mình xử lý, đưa ra hành động đối với những vấn đề gây tranh cãi, WSJ dẫn lời các nhà ngoại giao cho hay.
Tuy nhiên, thách thức đặt ra là nếu muốn thay đổi bất cứ quy định nào, ASEAN cần bỏ phiếu đồng thuận và chắc chắn các đồng minh của Trung Quốc sẽ ngăn cản điều này, giới quan sát đánh giá.
Nỗi thất vọng hiện hữu rõ nét nhất hôm 23/7 khi Indonesia tổ chức một phiên họp bên lề hội nghị. Mục tiêu của buổi thảo luận là nhằm tìm kiếm sự đồng thuận trong nhóm trước khi bước vào các cuộc họp thường niên sẽ diễn ra trong những ngày sau đó, với sự tham gia của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cùng Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và đại diện các cường quốc châu Á khác.
Các quan chức ngoại giao mô tả phiên họp trên như một cách để thuyết phục Campuchia đứng về phía họ, giúp khối phần nào thoát khỏi ảnh hưởng từ Trung Quốc. Nhưng cuộc họp đã kết thúc mà không đạt được một thỏa thuận nào.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi gọi buổi thảo luận trên là một minh chứng rõ nét, giúp nhắc nhở tất cả các thành viên về những chuẩn mực và giá trị của ASEAN.
"Chúng ta cần một ASEAN thống nhất để nói lên tầm quan trọng trong việc bảo vệ ngôi nhà của chúng ta", bà nhấn mạnh. "Ta cần bảo vệ ngôi nhà này và Indonesia sẽ đứng ở tuyến đầu. Chúng ta sẽ không để kẻ khác phá hoại nhà mình".
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) trao đổi với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, bên cạnh là Thủ tướng Campuchia Hun Sen, tại Thượng đỉnh Á-Âu, ở Mông Cổ, ngày 15/7. Ảnh: AP
Thay đổi "luật chơi" của ASEAN được xem như phương sách cuối cùng, các nhà ngoại giao cho hay. "Đầu tiên, tôi nghĩ chúng ta đều muốn nhìn thấy một ASEAN đoàn kết", bà Marsudi nói.
Nhiều nhà ngoại giao tiếp tục phàn nàn việc Trung Quốc chủ yếu dựa vào Campuchia để ngăn cản những nỗ lực của ASEAN bàn thảo về tình hình Biển Đông.
Một số người cho rằng việc Trung Quốc thông báo viện trợ cho Campuchia 600 triệu USD sau khi Tòa Trọng tài ra quán quyết là một "phần thưởng" mà Bắc Kinh dành cho Phnom Penh. Song Trung Quốc phủ nhận mọi mối liên quan chính trị đằng sau động thái này. Thủ tướng Hun Sen nói ông đã xin viện trợ và nó sẽ giúp Campuchia triển khai tốt hơn các dự án cơ sở hạ tầng phục vụ bầu cử, giáo dục cũng như y tế.
"Ép buộc tất cả các quốc gia ASEAN hình thành một lập trường thống nhất về vấn đề này là đi ngược lại quan điểm nhất trí thông qua tham vấn", đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời các câu hỏi từ WSJ và thêm rằng "nhiều nước ASEAN có lập trường khác biệt về vấn đề Biển Đông".
Trong một bài viết trên TodayOnline, ông Tang Siew Mun, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN ở Viện ISEAS-Yusof Ishak, thậm chí còn cho rằng ASEAN có thể xem xét phương án loại bỏ tư cách thành viên của Campuchia nếu tình hình vẫn tiếp diễn.
"ASEAN là một hiệp hội, không phải là câu lạc bộ các quốc gia. Campuchia cần phải hiểu rằng việc cản trở ASEAN để làm hài lòng Trung Quốc sẽ phá hoại tính khả thi của khối như một phương tiện để giải quyết các nhu cầu và thách thức khu vực", ông nói.
"Campuchia phải quyết định tương lai của họ nằm trong ASEAN hay cùng với người láng giềng lớn hơn, giàu có hơn. ASEAN cũng nên xem xét tương lai của khối sẽ tốt hơn nếu Campuchia ở trong hay ngoài khối".
Ông Tang chỉ ra rằng Hiến chương ASEAN hiện nay chưa có điều khoản để các thành viên rút lui hoặc bị khai trừ, nhưng ông khẳng định câu hỏi về "Cambrexit" (ám chỉ việc Campuchia rời khỏi ASEAN) không thể để ngỏ mãi mãi nếu Phnom Penh vẫn tiếp tục chính sách cản trở lợi ích lớn hơn của khối.
"Đây là trận chiến mà ASEAN phải chiến đấu và giành chiến thắng. Việc cố gắng 'giữ thể diện' và vẻ ngoài đoàn kết sẽ khiến ASEAN đánh mất vai trò của mình", ông Tang nhấn mạnh
Trong khi đó, không ít nhà ngoại giao ASEAN lại kỳ vọng Trung Quốc dần dần sẽ theo đuổi một lập trường ít cứng rắn hơn. Suy nghĩ này bắt nguồn từ một dự thảo chính sách Trung Quốc đưa ra sau phán quyết từ Tòa Trọng tài, không đề cập đến cái gọi là "đường 9 đoạn" mà Bắc Kinh từ trước đến nay vẫn sử dụng để tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông. Phán quyết đã chỉ ra rằng đường này không có cơ sở pháp lý.
"Hãy để mọi chuyện lắng dịu", một nhà ngoại giao Đông Nam Á bình luận.
Tác giả bài viết: Vũ Hoàng