Học phí tăng 30%, sinh viên có quyền lên tiếng
- 07:03 25-07-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hiện nay, Việt Nam rộ lên câu chuyện các trường ĐH tăng học phí. Trong đó, câu chuyện học phí ĐH được giảng viên ĐH Kinh tế Quốc dân đưa ra theo quan hệ doanh nghiệp-khách hàng và nhấn mạnh quyền tăng giá bán sản phẩm khiến dư luận dậy sóng.
Vậy những khách hàng – sinh viên Việt Nam có quyền gì trong mối quan hệ này? VietNamNet xin giới thiệu bài phỏng vấn với TS. Lê Quang Bình, Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (ISEE).
Sinh viên đang bị gạt ra ngoài thảo luận cải cách giáo dục?
Thưa ông, thông qua nghiên cứu, ông có thể cho biết hiện tại thanh niên Việt Nam đang nhìn nhận như thế nào về giáo dục?
- TS. Lê Quang Bình: Tôi từng làm một nghiên cứu trên 1237 thanh niên ở độ tuổi 15-30 ở Việt Nam về những vấn đề họ quan tâm trong xã hội.
Một điều thú vị xảy ra: chất lượng giáo dục kém là vấn đề được nhiều thanh niên tham gia quan tâm và bức xúc nhất, chiếm 51,5%, bên cạnh các vấn đề khác như vệ sinh an toàn thực phẩm (40%), và tham nhũng (36,7%).
Rất nhiều ý kiến cho rằng nội dung giáo dục “lạc hậu”, “vô ích”, “không thực học”. Mảng giáo dục nhà trường và doanh nghiệp, thị trường bị tách biệt, sinh viên không thể tưởng tượng nổi sau khi ra trường mình sẽ làm gì.
Sinh viên đang bị gạt ra ngoài thảo luận cải cách giáo dục?
Thưa ông, thông qua nghiên cứu, ông có thể cho biết hiện tại thanh niên Việt Nam đang nhìn nhận như thế nào về giáo dục?
- TS. Lê Quang Bình: Tôi từng làm một nghiên cứu trên 1237 thanh niên ở độ tuổi 15-30 ở Việt Nam về những vấn đề họ quan tâm trong xã hội.
Một điều thú vị xảy ra: chất lượng giáo dục kém là vấn đề được nhiều thanh niên tham gia quan tâm và bức xúc nhất, chiếm 51,5%, bên cạnh các vấn đề khác như vệ sinh an toàn thực phẩm (40%), và tham nhũng (36,7%).
Rất nhiều ý kiến cho rằng nội dung giáo dục “lạc hậu”, “vô ích”, “không thực học”. Mảng giáo dục nhà trường và doanh nghiệp, thị trường bị tách biệt, sinh viên không thể tưởng tượng nổi sau khi ra trường mình sẽ làm gì.
TS. Lê Quang Bình
Thế nhưng, một tâm lý phổ biến ở các bạn là họ chỉ cần một tấm bằng để ra trường và đi học chủ yếu để điểm danh.
Một điều thú vị nữa khi hỏi về vấn đề bức xúc thì giáo dục chiếm hơn 51,5% nhưng đến khi nói về vấn đề thiếu công ăn việc làm, chỉ có hơn 15% bức xúc.
Khi phỏng vấn sâu chúng tôi mới biết rằng các bạn ra trường làm một việc gì đó tạm bợ cũng được, lương 3-5 triệu là ổn, tức là không chết đói được. Điều đó thể hiện rằng thanh niên ra trường không có kỹ năng, không xin được việc làm thì có thể làm một cái gì đấy để tồn tại.
Điều này còn liên quan đến việc phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Chúng ta rất tự hào vì giá lao động rẻ nhưng thực chất vì chất lượng lao động thấp nên chỉ làm được những việc như dệt may, thợ hàn. Cấu trúc của nền kinh tế ưu tiên phát triển những ngành này cộng với kiến thức, kỹ năng kém mà giáo dục tạo ra cho thanh niên thì vô hình trung các bạn sẽ tự động tham gia vào những nơi thu nhập thấp, môi trường độc hại. Đó là cái thiệt thòi cho thanh niên Việt Nam.
Ông nhìn nhận như thế nào về vai trò của thanh niên trong câu chuyện này?
- Nhìn một cách đơn giản, mọi người đang mua hàng, phải đóng học phí và học phí ngày càng tăng. Có nhiều người biết rằng mình đang mua một sản phẩm rất tồi cho bản thân mình và thậm chí sản phẩm còn không dùng được. Đáng lẽ thanh niên phải đòi hỏi: tôi muốn giáo dục khai phóng, tôi muốn thực học, tôi muốn những kỹ năng để phát triểnnăng lực, bản thân tôi. ..
Liên quan đến cải cách giáo dục, những thảo luận lâu nay chỉ diễn ra giữa chuyên gia với chuyên gia và Bộ GD-ĐT.Nhóm quan trọng nhất là thanh niên, sinh viên bị gạt ra ngoài cuộc thảo luận đó, mặc dù họ là những người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi giáo dục.
Người học đóng phí nên có quyền đòi hỏi
Tuy nhiên, thanh niên không phải nhà khoa học hoặc chưa đủ trải nghiệm để biết một chương trình như thế nào là đảm bảo chất lượng và xứng đáng với chi phí mình đầu tư?
- Về mặt khoa học, chương trình học cái gì, như thế nào không phải là trách nhiệm của thanh niên. Xã hội, chuyên gia, nhà nước, doanh nghiệp, những người sẽ sử dụng sinh viên phải xây dựng nội dung đưa vào chương trình để thực học, có ích. Việc đưa nội dung chương trình về mặt kỹ thuật không khó, chuyên gia của mình làm được.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp và nhà trường cần tăng cường trao đổi với nhau, tạo ra những cơ hội để sinh viên tham gia thực tập.Một số bạn sinh viên tôi phỏng vấn nói rằng được đi thực tập tại công ty là một sự thay đổi kinh khủng cho các bạn ấy.Các bạn tưởng tượng ra bên ngoài họ đang làm cái gì và như thế nào.Tôi nên học cái gì và như thế nào. Đây không phải cải cách cơ bản nhưng cũng đóng góp một cái nhìn cho các bạn sinh viên.
Vậy thanh niên, sinh viên có thể lên tiếng như thế nào để chất lượng giáo dục mà họ nhận được tương xứng với chi phí đầu tư?
- Trước hết, thanh niên phải hiểu được rằng, nếu các bạn học một chương trình giáo dục tồi, điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời, công việc, hạnh phúc và cả nhân cách đạo đức của chính các bạn bây giờ và tương lai.
Tôi nhận thấy 4 năm ĐH là một nguồn lực khổng lồ, 4 năm tuổi thanh niên, bao nhiêu học phí, chi phí cơ hội nhưng sản phẩm lại không mang lại cho tôi nhiều giá trị thì quả thật lãng phí.
Trong giáo dục, thanh niên như một khách hàng, đa số mọi người đóng học phí để đi học nên họ có quyền đòi hỏi một chương trình như thế nào để phù hợp với sự phát triển cá nhân cũng như tương lai sau này.
Thanh niên có thể bắt đầu từ những cái rất nhỏ như, với môn học không thích, thay vì trốn học thì nên phản hồi.Tất cả thay đổi đều bắt nguồn từ những điều như vậy. Một lớp học có đơn đề nghị đưa lên, đó là một vấn đề lớn và ban giám hiệu sẽ phải họp ngay lập tức. Tất nhiên các bạn phải hiểu các bạn làm gì, vì sao các bạn làm điều đó. Đó là quyền của mình và sẵn sàng thảo luận với nhà trường để làm sao tốt hơn.
Chỉ có thanh niên, tôi nghĩ rằng khi các bạn tham gia, lên tiếng, bạn muốn cần cải cách, thay đổi thì những điều đó mới xảy ra.Tất cả những việc đó chỉ là quyền học tập của thanh niên mà thôi.
- Cảm ơn ông!
Tác giả bài viết: Nhã Uyên (thực hiện)