Trung Quốc lần đầu tiên "mở cửa lớn", có thể khiến tình hình biển Đông nóng hơn
- 16:29 24-07-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong một văn kiện mang tính cương lĩnh mới được ban hành, giới lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định "mở cửa" cho phép doanh nghiệp dân sự tham gia nghiên cứu và sản xuất vũ khí.
Trung Quốc xã hội hóa lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất vũ khí
Tân Hoa Xã hôm 22/7 đưa tin, Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, Quốc vụ viện, Quân ủy trung ương Trung Quốc đã công bố "Ý kiến về phát triển hợp nhất giữa xây dựng kinh tế và xây dựng quốc phòng".
Tân Hoa Xã giới thiệu, đây là văn kiện mang tính cương lĩnh dựa trên cơ sở "chiến lược toàn cục" về an ninh và phát triển của Trung Quốc, trong đó nêu các đường hướng tổng thể, nhiệm vụ quan trọng và chính sách để "hợp nhất phát triển giữa quân đội và dân sự".
Nội dung được chú ý nhất trong bản ý kiến này chính là việc giới lãnh đạo Trung Nam Hải lần đầu chỉ thị rõ ràng về vấn đề cho phép tư nhân tham gia nghiên cứu và sản xuất vũ khí.
Bắc Kinh gọi đây là bước hành động nhằm "phá bỏ tình trạng khép kín trong lĩnh vực vũ khí quân sự, thúc đẩy hợp tác xã hội hóa và tái cơ cấu, chuyên môn hóa các doanh nghiệp về quân sự".
Bản ý kiến nêu rõ yêu cầu "tăng tốc dẫn dắt các doanh nghiệp tư có ưu thế gia nhập lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất và bảo trì trang thiết vụ vũ khí", "chuyển giao kỹ thuật quân sự vào thị trường kinh tế quốc dân".
Văn kiện vừa được công bố khẳng định các định hướng nêu ra nhằm đạt mục đích "bảo vệ quyền lợi quốc gia ở nước ngoài", "bảo vệ toàn diện quyền lợi và khai thác trên biển".
Giới lãnh đạo Trung Quốc chỉ rõ sẽ thực hiện chính sách "chiến lược cường quốc biển", gia tăng năng lực hành động và xây dựng các cơ sở hạ tầng bảo vệ, thiết lập cơ chế hợp tác "giữa đảng, chính phủ, quân đội, cảnh sát và người dân".
Ngoài ra, các trọng điểm trong định hướng mới của Bắc Kinh còn bao gồm: Thúc đẩy quản lý và sử dụng linh hoạt không phận; Gia tăng mở cửa các diễn đàn nghiên cứu quốc phòng; Khích lệ các đơn vị địa phương bồi dưỡng "nhân tài quân sự"; Điện, nước, khí, nhiệt của doanh trại được xếp vào cơ sở hạ tầng thành thị; Hoàn thiện cơ chế hành động khẩn cấp ở khu vực quân sự.
Bắc Kinh muốn "nhảy vọt" về quân sự, nhưng còn "đụng chạm" PLA
Chiến lược mới được đánh giá là biện pháp nhằm huy động nhiều hơn nữa nguồn lực trong giới doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đầu tư vào công nghiệp quốc phòng, với kỳ vọng đạt được các bước phát triển nhanh hơn về sức mạnh quân sự của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).
Ngân sách quốc phòng được chính phủ Trung Quốc duyệt năm 2016 là 954.35 tỉ nhân dân tệ (khoảng 147 tỉ USD), chỉ tăng 6-7% so với năm ngoái và không đạt kỳ vọng của giới chức quân đội nước này, vốn dự đoán ngân sách tăng tới 20% bởi tình hình căng thẳng trên biển Đông.
Quyết định cho phép tư nhân thâm nhập vào lĩnh vực quốc phòng, vốn là "cấm địa" của PLA trước đây, được cho là một hướng đi nâng cao.
Tuy vậy, giáo sư Khương Lỗ Minh thuộc Đại học quốc phòng Trung Quốc cảnh báo, nếu không xử lý tốt vấn đề "quân-dân hợp tác", Bắc Kinh dễ làm nảy sinh những quan hệ tiêu cực gây thiệt hại cho cả nền quốc phòng lẫn nền kinh tế.
Sau khi hoàn thành các bước lớn của cuộc cải cách quân đội cắt giảm 300.000 quân nhân mà Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố năm 2015, xã hội hóa công nghiệp quốc phòng có thể là "đòn đánh" tiếp theo nhằm vào lợi ích của các "ông lớn" trong PLA.
Cho đến nay, "quân-dân hợp tác" mới được Trung Quốc thực hiện ở mô hình "dân binh trên biển" hòng bành trướng ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Ngư dân Trung Quốc được quân đội đào tạo các kỹ năng cơ bản về quân sự, đồng thời tàu cá của nước này được cung cấp các trang thiết bị thông tin liên lạc hiện đại và "đổ" ra các vùng biển tranh chấp để "tăng cường hiện diện dân sự".
Tân Hoa Xã giới thiệu, đây là văn kiện mang tính cương lĩnh dựa trên cơ sở "chiến lược toàn cục" về an ninh và phát triển của Trung Quốc, trong đó nêu các đường hướng tổng thể, nhiệm vụ quan trọng và chính sách để "hợp nhất phát triển giữa quân đội và dân sự".
Nội dung được chú ý nhất trong bản ý kiến này chính là việc giới lãnh đạo Trung Nam Hải lần đầu chỉ thị rõ ràng về vấn đề cho phép tư nhân tham gia nghiên cứu và sản xuất vũ khí.
Bắc Kinh gọi đây là bước hành động nhằm "phá bỏ tình trạng khép kín trong lĩnh vực vũ khí quân sự, thúc đẩy hợp tác xã hội hóa và tái cơ cấu, chuyên môn hóa các doanh nghiệp về quân sự".
Bản ý kiến nêu rõ yêu cầu "tăng tốc dẫn dắt các doanh nghiệp tư có ưu thế gia nhập lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất và bảo trì trang thiết vụ vũ khí", "chuyển giao kỹ thuật quân sự vào thị trường kinh tế quốc dân".
Văn kiện vừa được công bố khẳng định các định hướng nêu ra nhằm đạt mục đích "bảo vệ quyền lợi quốc gia ở nước ngoài", "bảo vệ toàn diện quyền lợi và khai thác trên biển".
Giới lãnh đạo Trung Quốc chỉ rõ sẽ thực hiện chính sách "chiến lược cường quốc biển", gia tăng năng lực hành động và xây dựng các cơ sở hạ tầng bảo vệ, thiết lập cơ chế hợp tác "giữa đảng, chính phủ, quân đội, cảnh sát và người dân".
Ngoài ra, các trọng điểm trong định hướng mới của Bắc Kinh còn bao gồm: Thúc đẩy quản lý và sử dụng linh hoạt không phận; Gia tăng mở cửa các diễn đàn nghiên cứu quốc phòng; Khích lệ các đơn vị địa phương bồi dưỡng "nhân tài quân sự"; Điện, nước, khí, nhiệt của doanh trại được xếp vào cơ sở hạ tầng thành thị; Hoàn thiện cơ chế hành động khẩn cấp ở khu vực quân sự.
Trung Quốc quyết định xã hội hóa một phần công nghiệp quốc phòng để thu hút đầu tư từ doanh nghiệp tư nhân trong nước. (Ảnh: 81.cn)
Bắc Kinh muốn "nhảy vọt" về quân sự, nhưng còn "đụng chạm" PLA
Chiến lược mới được đánh giá là biện pháp nhằm huy động nhiều hơn nữa nguồn lực trong giới doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đầu tư vào công nghiệp quốc phòng, với kỳ vọng đạt được các bước phát triển nhanh hơn về sức mạnh quân sự của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).
Ngân sách quốc phòng được chính phủ Trung Quốc duyệt năm 2016 là 954.35 tỉ nhân dân tệ (khoảng 147 tỉ USD), chỉ tăng 6-7% so với năm ngoái và không đạt kỳ vọng của giới chức quân đội nước này, vốn dự đoán ngân sách tăng tới 20% bởi tình hình căng thẳng trên biển Đông.
Quyết định cho phép tư nhân thâm nhập vào lĩnh vực quốc phòng, vốn là "cấm địa" của PLA trước đây, được cho là một hướng đi nâng cao.
Tuy vậy, giáo sư Khương Lỗ Minh thuộc Đại học quốc phòng Trung Quốc cảnh báo, nếu không xử lý tốt vấn đề "quân-dân hợp tác", Bắc Kinh dễ làm nảy sinh những quan hệ tiêu cực gây thiệt hại cho cả nền quốc phòng lẫn nền kinh tế.
Sau khi hoàn thành các bước lớn của cuộc cải cách quân đội cắt giảm 300.000 quân nhân mà Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố năm 2015, xã hội hóa công nghiệp quốc phòng có thể là "đòn đánh" tiếp theo nhằm vào lợi ích của các "ông lớn" trong PLA.
Cho đến nay, "quân-dân hợp tác" mới được Trung Quốc thực hiện ở mô hình "dân binh trên biển" hòng bành trướng ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Ngư dân Trung Quốc được quân đội đào tạo các kỹ năng cơ bản về quân sự, đồng thời tàu cá của nước này được cung cấp các trang thiết bị thông tin liên lạc hiện đại và "đổ" ra các vùng biển tranh chấp để "tăng cường hiện diện dân sự".
Thông báo về hướng phát triển mới trong lĩnh vực quốc phòng được đưa ra không lâu sau khi Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan ra phán quyết vụ kiện biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. |
Tác giả bài viết: Hải Võ