Nghệ An: Di tích quốc gia vừa trùng tu mất 10 tỷ đã xuống cấp
- 19:21 23-07-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Được trùng tu, tôn tạo với số vốn gần 10 tỷ cách đây không lâu, nhưng Di tích lịch sử quốc gia đình Võ Liệt (xã Võ Liệt, Thanh Chương, Nghệ An) đã xuống cấp rõ rệt.
Chưa hoàn thiện tu bổ đã xuống cấp
Đình Võ Liệt còn có tên gọi là đình Văn Quán, thuộc Quán Thánh Hàng Tổng, được xây dựng từ năm 1859. Đây không chỉ là nơi tế lễ và hội họp của làng, mà còn là nơi sinh hoạt, giao lưu của văn nhân huyện Thanh Chương và các vùng lân cận.
Các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Đặng Nguyên Cẩn, Nguyễn Sinh Sắc… từng đến đình đàm đạo. Trước khi lên đường ứng thí mấy tháng, sĩ tử thường tập trung về đình ôn luyện văn bài. Bởi vậy, nơi đây còn được coi như là Văn miếu của huyện Thanh Chương.
Cho đến tận bây giờ, hai dãy nhà bia gồm 6 tấm đá lớn ghi lại họ, tên, địa chỉ của 455 vị đỗ đạt từ tú tài, cử nhân, tiến sĩ... của tổng Võ Liệt từ thời Lê đến triều Nguyễn vẫn còn nguyên vẹn.
Vào những năm 1930 – 1931, xã Võ Liệt là trung tâm của cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ngôi đình làng cũng trở thành trụ sở của những người hoạt động cách mạng cho đến tận ngày khởi nghĩa giành chính quyền. Đình Võ Liệt cũng là nơi đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm, nói chuyện với bà con nhân dân trong dịp đầu xuân 1986. Có ý nghĩa văn hóa, lịch sử to lớn, nhưng qua thời gian và chiến tranh, đình đã hư hại đi nhiều.
Để bảo vệ đình Võ Liệt trước tình trạng xuống cấp, UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định 1940/QĐ.UBND-CN ngày 26/05/2008 về việc: “Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình tu bổ, tôn tạo và xây mới di tích lịch sử văn hóa đình Võ Liệt, huyện Thanh Chương”. Thế nhưng, nhiều năm trôi qua, dự án tu sửa đình Võ Liệt vẫn chưa hoàn thiện. Trong khi đó, nhiều hạng mục hoàn thành, nghiệm thu đã kịp đi vào… hư hại, xuống cấp.
Đến cổng đình, ngay lối vào trước hồ bán nguyệt, đã sụt lún tạo thành những hố lớn. Tam cấp lên xuống hồ bán nguyệt đã lở toác, trơ đá vôi. Trên cổng đình, các tiểu tiết rơi gãy nham nhở. Hai lối phụ vào đình được chắn bởi 2 chiếc ghế đá đã gãy, nhằm ngăn không cho trâu bò vào phá.
Mái ngói đình đã rơi rụng nhiều chỗ. Ván thưng phía sau và đầu hồi tầng hai nhà trồng diêm đổ sập nhiều khoảng lớn. Đường đi trong khuôn viên đình cũng bị sụt lún, gập ghềnh, chỉ cần sờ tay vào là nhấc được gạch lên. Bồn hoa cây cảnh được xây dựng nhưng không được chăm sóc, cây cỏ mọc um tùm khiến quang cảnh xung quanh ngôi đình trở nên hoang vu như chốn không người. Chưa kể đến xung quanh rác thải, bơm kim tiêm… vứt bừa bãi phản cảm.
Bảo vệ đình Võ Liệt, ông Nguyễn Thế Sửu cho biết: “Đình được trùng tu tôn tạo, dân trong làng ai cũng mừng lắm. Nhưng hiện tại nhiều hạng mục của đình đã xuống cấp trông rất xót xa. Tui cũng thường xuyên thu gom rác, nhưng chỉ có mỗi mình nên làm không xuể”.
Đừng để di tích thành phế tích
Được biết, tổng mức đầu tư cho dự án này cũng phê duyệt tại Quyết định số 5666/QĐ.UBND.CN năm 2008 với giá trị 9,5 tỷ đồng. Công trình do BQL Di tích và Danh thắng tỉnh làm chủ đầu tư, và Cty CP xây dựng và phục chế công trình văn hóa thi công, bắt đầu từ năm 2009.
Toàn công trình được chia thành 3 gói thầu chính: gói thầu thứ nhất bao gồm việc tu bổ, tôn tạo đình chính, nghi môn, nhà bia, xây mới nhà bia ghi công cao trào Cách mạng 1930-1931, nhà bao che và chống mối mọt cho công trình đã hoàn thành năm 2009; gói thầu thứ 2 gồm xây mới hồ sen, sân đường nội bộ, bãi đỗ xe, hệ thống cấp điện, nước, PCCC, tường rào đã hoàn thành năm 2012; và gói thầu thứ 3 cung cấp nội thất cho công trình.
Ông Nguyễn Thái An - Trưởng phòng Văn hóa -Thông tin huyện Thanh Chương cho biết: Công trình tu bổ, tôn tạo di tích đình Võ Liệt đã giải ngân hơn 8 tỷ đồng. Còn 1,1 tỷ đồng chủ đầu tư vẫn còn phải chờ nên hạng mục thứ 3 chưa thực hiện được. Năm 2015, huyện đã làm báo cáo về thực trạng xuống cấp của Di tích lịch sử Đình Võ Liệt. Tuy nhiên, trong năm nay, Đình Võ Liệt không nằm trong kế hoạch tu bổ cấp thiết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh.
“Nguyên nhân tình trạng xuống cấp của đình là do thiên tai, đình nằm ở gần sông, nơi hay xảy ra tình trạng gió lốc. Ngoài ra, do đình ở cách xa khu dân cư nên các hoạt động cộng đồng, công tác bảo vệ đình không được thường xuyên”.
Trao đổi với Ban quản lý (BQL) Di tích và Danh thắng tỉnh Nghệ An, đơn vị này cho hay không nhớ công trình đã bàn giao thời gian nào. Hơn nữa, các hạng mục hoàn thành thì đã bàn giao cho huyện Thanh Chương và xã Võ Liệt quản lý, chứ BQL không chịu trách nhiệm!
Về tình trạng xuống cấp đình Võ Liệt, Phó GĐ Sở VHTT&DL Nghệ An - Hoàng Thị Quỳnh Anh cho biết đó là thực tế, Sở đã có đoàn công tác về kiểm tra: Trước mắt, chúng tôi sẽ giao cho huyện Thanh Chương trích nguồn để sửa chữa cấp thiết, dựng lại lợp lại mái ngói bị tốc do lốc vào trước mùa mưa. Hỏng đến đâu, chúng tôi sẽ sửa đến đó. Ngoài ra Sở sẽ giao cho BQL Di tích và Danh thắng tiếp tục làm tờ trình, trình Bộ KH&ĐT, Bộ VHTT&DL cấp nguồn tu bổ, bảo tồn thường xuyên và vốn tiếp tục hoàn thiện công trình. Về phía địa phương cần tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa, cộng đồng … để phát huy giá trị của đình, cũng như bảo vệ đình, tránh tình trạng đình hoang vắng.
Đình Võ Liệt còn có tên gọi là đình Văn Quán, thuộc Quán Thánh Hàng Tổng, được xây dựng từ năm 1859. Đây không chỉ là nơi tế lễ và hội họp của làng, mà còn là nơi sinh hoạt, giao lưu của văn nhân huyện Thanh Chương và các vùng lân cận.
Các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Đặng Nguyên Cẩn, Nguyễn Sinh Sắc… từng đến đình đàm đạo. Trước khi lên đường ứng thí mấy tháng, sĩ tử thường tập trung về đình ôn luyện văn bài. Bởi vậy, nơi đây còn được coi như là Văn miếu của huyện Thanh Chương.
Cho đến tận bây giờ, hai dãy nhà bia gồm 6 tấm đá lớn ghi lại họ, tên, địa chỉ của 455 vị đỗ đạt từ tú tài, cử nhân, tiến sĩ... của tổng Võ Liệt từ thời Lê đến triều Nguyễn vẫn còn nguyên vẹn.
Toàn cảnh đình Võ Liệt, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, Nghệ An.
Vào những năm 1930 – 1931, xã Võ Liệt là trung tâm của cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ngôi đình làng cũng trở thành trụ sở của những người hoạt động cách mạng cho đến tận ngày khởi nghĩa giành chính quyền. Đình Võ Liệt cũng là nơi đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm, nói chuyện với bà con nhân dân trong dịp đầu xuân 1986. Có ý nghĩa văn hóa, lịch sử to lớn, nhưng qua thời gian và chiến tranh, đình đã hư hại đi nhiều.
Để bảo vệ đình Võ Liệt trước tình trạng xuống cấp, UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định 1940/QĐ.UBND-CN ngày 26/05/2008 về việc: “Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình tu bổ, tôn tạo và xây mới di tích lịch sử văn hóa đình Võ Liệt, huyện Thanh Chương”. Thế nhưng, nhiều năm trôi qua, dự án tu sửa đình Võ Liệt vẫn chưa hoàn thiện. Trong khi đó, nhiều hạng mục hoàn thành, nghiệm thu đã kịp đi vào… hư hại, xuống cấp.
Đến cổng đình, ngay lối vào trước hồ bán nguyệt, đã sụt lún tạo thành những hố lớn. Tam cấp lên xuống hồ bán nguyệt đã lở toác, trơ đá vôi. Trên cổng đình, các tiểu tiết rơi gãy nham nhở. Hai lối phụ vào đình được chắn bởi 2 chiếc ghế đá đã gãy, nhằm ngăn không cho trâu bò vào phá.
Mái ngói đình đã rơi rụng nhiều chỗ. Ván thưng phía sau và đầu hồi tầng hai nhà trồng diêm đổ sập nhiều khoảng lớn. Đường đi trong khuôn viên đình cũng bị sụt lún, gập ghềnh, chỉ cần sờ tay vào là nhấc được gạch lên. Bồn hoa cây cảnh được xây dựng nhưng không được chăm sóc, cây cỏ mọc um tùm khiến quang cảnh xung quanh ngôi đình trở nên hoang vu như chốn không người. Chưa kể đến xung quanh rác thải, bơm kim tiêm… vứt bừa bãi phản cảm.
Bảo vệ đình Võ Liệt, ông Nguyễn Thế Sửu cho biết: “Đình được trùng tu tôn tạo, dân trong làng ai cũng mừng lắm. Nhưng hiện tại nhiều hạng mục của đình đã xuống cấp trông rất xót xa. Tui cũng thường xuyên thu gom rác, nhưng chỉ có mỗi mình nên làm không xuể”.
Đừng để di tích thành phế tích
Được biết, tổng mức đầu tư cho dự án này cũng phê duyệt tại Quyết định số 5666/QĐ.UBND.CN năm 2008 với giá trị 9,5 tỷ đồng. Công trình do BQL Di tích và Danh thắng tỉnh làm chủ đầu tư, và Cty CP xây dựng và phục chế công trình văn hóa thi công, bắt đầu từ năm 2009.
Toàn công trình được chia thành 3 gói thầu chính: gói thầu thứ nhất bao gồm việc tu bổ, tôn tạo đình chính, nghi môn, nhà bia, xây mới nhà bia ghi công cao trào Cách mạng 1930-1931, nhà bao che và chống mối mọt cho công trình đã hoàn thành năm 2009; gói thầu thứ 2 gồm xây mới hồ sen, sân đường nội bộ, bãi đỗ xe, hệ thống cấp điện, nước, PCCC, tường rào đã hoàn thành năm 2012; và gói thầu thứ 3 cung cấp nội thất cho công trình.
Ông Nguyễn Thái An - Trưởng phòng Văn hóa -Thông tin huyện Thanh Chương cho biết: Công trình tu bổ, tôn tạo di tích đình Võ Liệt đã giải ngân hơn 8 tỷ đồng. Còn 1,1 tỷ đồng chủ đầu tư vẫn còn phải chờ nên hạng mục thứ 3 chưa thực hiện được. Năm 2015, huyện đã làm báo cáo về thực trạng xuống cấp của Di tích lịch sử Đình Võ Liệt. Tuy nhiên, trong năm nay, Đình Võ Liệt không nằm trong kế hoạch tu bổ cấp thiết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh.
Mái đình bị xóc ngói, rơi vỡ
“Nguyên nhân tình trạng xuống cấp của đình là do thiên tai, đình nằm ở gần sông, nơi hay xảy ra tình trạng gió lốc. Ngoài ra, do đình ở cách xa khu dân cư nên các hoạt động cộng đồng, công tác bảo vệ đình không được thường xuyên”.
Trao đổi với Ban quản lý (BQL) Di tích và Danh thắng tỉnh Nghệ An, đơn vị này cho hay không nhớ công trình đã bàn giao thời gian nào. Hơn nữa, các hạng mục hoàn thành thì đã bàn giao cho huyện Thanh Chương và xã Võ Liệt quản lý, chứ BQL không chịu trách nhiệm!
Về tình trạng xuống cấp đình Võ Liệt, Phó GĐ Sở VHTT&DL Nghệ An - Hoàng Thị Quỳnh Anh cho biết đó là thực tế, Sở đã có đoàn công tác về kiểm tra: Trước mắt, chúng tôi sẽ giao cho huyện Thanh Chương trích nguồn để sửa chữa cấp thiết, dựng lại lợp lại mái ngói bị tốc do lốc vào trước mùa mưa. Hỏng đến đâu, chúng tôi sẽ sửa đến đó. Ngoài ra Sở sẽ giao cho BQL Di tích và Danh thắng tiếp tục làm tờ trình, trình Bộ KH&ĐT, Bộ VHTT&DL cấp nguồn tu bổ, bảo tồn thường xuyên và vốn tiếp tục hoàn thiện công trình. Về phía địa phương cần tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa, cộng đồng … để phát huy giá trị của đình, cũng như bảo vệ đình, tránh tình trạng đình hoang vắng.
Tác giả bài viết: Hà Lài