Hải quân Ấn Độ tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ an ninh trên Biển Đông
- 14:07 19-07-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đô đốc SV Bhokare - chỉ huy hạm đội Phương Đông của Hải quân Ấn Độ nói nước này sẵn sàng giúp các nước châu Á đối phó các vụ vi phạm an ninh hàng hải trên Biển Đông sau phán quyết PCA.
Theo trang Zee News (Ấn Độ) ngày 18/7 đưa tin, Chuẩn đô đốc SV Bhokare - chỉ huy hạm đội Phương Đông của Hải quân Ấn Độ nói nước này sẵn sàng giúp các nước châu Á đối phó các vụ vi phạm an ninh hàng hải.
Indian Defence News dẫn lời đô đốc Bhokare khẳng định mặc dù New Delhi chủ trương hòa bình, song nước này sẵn sàng hỗ trợ các quốc gia khác nếu "họ gặp rắc rối".
"Nếu bất kỳ quốc gia nào cần sự hỗ trợ trong vấn đề an ninh hàng hải và cứu trợ nhân đạo thì chúng tôi rất sẵn lòng giúp đỡ", ông Bhokare phát biểu ở cảng Klang, Malaysia.
Ba tàu hải quân Ấn Độ, gồm Sahyadri, Shakti và Kirch, đang có mặt ở Malaysia để tham gia cuộc tập trận chung với Hải quân Hoàng gia Malaysia.
Đề cập đến những căng thẳng gia tăng ở Biển Đông sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực, Đô đốc Bhokare cho biết Ấn Độ đã sẵn sàng cho bất kỳ tình huống phát sinh trên biển.
"Khi chiến hạm của chúng tôi ra biển, điều đó có nghĩa chúng tôi sẵn sàng tấn công bất cứ ai gây hấn với mình trước", ông nói.
Biển Đông đang trở thành vùng biển nóng sau khi Trung Quốc, đăng đàn phản đối phán quyết từ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) do nhận những quyết định bất lợi về mình.
Mặc cho các bên kêu gọi tuân thủ phán quyết, thực thi theo luật pháp quốc tế và giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, Bắc Kinh vẫn ngang ngược tuyên bố sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ cái gọi là "chủ quyền lãnh thổ" của nước này trên Biển Đông và ngang nhiên đe dọa sẽ thiết lập vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
Bắc Kinh đã nhiều lần đổ lỗi cho Mỹ gây căng thẳng Biển Đông. Bắc Kinh trước đó cũng nhấn mạnh rằng đã nhận được sự ủng hộ của Ấn Độ trong phán quyết của tòa án quốc tế, bất chấp tuyên bố ngược lại từ New Deli.
Theo Zee New, Ấn Độ đã tuyên bố rõ ràng rằng nước này ghi nhận các phán quyết của tòa án được thành lập trong phạm vi thẩm quyền của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) cần phải có "sự tôn trọng tối đa".
"Đối với chúng tôi, đây không phải là vấn đề giữa việc ủng hộ hay chống lại bất kỳ quốc gia nào. Đây là vì nguyên tắc chung toàn cầu", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Vikas Swarup tuyên bố.
Tàu khu trục INS Rajput của Hải quân Ấn Độ.
Indian Defence News dẫn lời đô đốc Bhokare khẳng định mặc dù New Delhi chủ trương hòa bình, song nước này sẵn sàng hỗ trợ các quốc gia khác nếu "họ gặp rắc rối".
"Nếu bất kỳ quốc gia nào cần sự hỗ trợ trong vấn đề an ninh hàng hải và cứu trợ nhân đạo thì chúng tôi rất sẵn lòng giúp đỡ", ông Bhokare phát biểu ở cảng Klang, Malaysia.
Ba tàu hải quân Ấn Độ, gồm Sahyadri, Shakti và Kirch, đang có mặt ở Malaysia để tham gia cuộc tập trận chung với Hải quân Hoàng gia Malaysia.
Đề cập đến những căng thẳng gia tăng ở Biển Đông sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực, Đô đốc Bhokare cho biết Ấn Độ đã sẵn sàng cho bất kỳ tình huống phát sinh trên biển.
"Khi chiến hạm của chúng tôi ra biển, điều đó có nghĩa chúng tôi sẵn sàng tấn công bất cứ ai gây hấn với mình trước", ông nói.
Biển Đông đang trở thành vùng biển nóng sau khi Trung Quốc, đăng đàn phản đối phán quyết từ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) do nhận những quyết định bất lợi về mình.
Mặc cho các bên kêu gọi tuân thủ phán quyết, thực thi theo luật pháp quốc tế và giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, Bắc Kinh vẫn ngang ngược tuyên bố sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ cái gọi là "chủ quyền lãnh thổ" của nước này trên Biển Đông và ngang nhiên đe dọa sẽ thiết lập vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
Bắc Kinh đã nhiều lần đổ lỗi cho Mỹ gây căng thẳng Biển Đông. Bắc Kinh trước đó cũng nhấn mạnh rằng đã nhận được sự ủng hộ của Ấn Độ trong phán quyết của tòa án quốc tế, bất chấp tuyên bố ngược lại từ New Deli.
Theo Zee New, Ấn Độ đã tuyên bố rõ ràng rằng nước này ghi nhận các phán quyết của tòa án được thành lập trong phạm vi thẩm quyền của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) cần phải có "sự tôn trọng tối đa".
"Đối với chúng tôi, đây không phải là vấn đề giữa việc ủng hộ hay chống lại bất kỳ quốc gia nào. Đây là vì nguyên tắc chung toàn cầu", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Vikas Swarup tuyên bố.
Tác giả bài viết: Minh Vũ