Người bị hại tìm luật sư bào chữa cho… bị cáo
- 09:37 18-07-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chuyện hi hữu xảy ra ở Nghệ An. Cha bị hại cất công tìm luật sư bào chữa cho chính người đã làm hại con mình.
Ông Trần Nam Hạnh (phải) thuê luật sư bào chữa cho người đã làm hại con mình - Ảnh: V.T.
Đó là ông Trần Nam Hạnh (41 tuổi), cha của bị hại T.N.T. (14 tuổi). Bị cáo là Nguyễn Doãn Sơn (40 tuổi), thầy dạy lò võ tư ở P.Hà Huy Tập, TP Vinh, Nghệ An.
“Nghĩ tố cáo chỉ để răn đe”
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Vinh, vụ án “dâm ô với trẻ em” xảy ra từ tháng 12-2015 đến tháng 2-2016.
Lần đầu xảy ra lúc 16g ngày 1-12-2015, Sơn rủ T.N.T. vào phòng trọ cho mượn giày đi đá bóng. Tại đây, Sơn dụ dỗ và thực hiện hành vi dâm ô với T.. Lần thứ hai cũng tầm 16g ngày 15-1-2016.
Vì lo sợ Sơn để lộ chuyện không hay nên khi nghe Sơn gọi vào phòng trọ (phường Hà Huy Tập) để nói chuyện thì T. miễn cưỡng đi theo.
Tại đây, Sơn có động tác dâm ô với T.. Dù bị T. phản ứng nhưng Sơn vẫn thực hiện hành vi đến cùng. Xong chuyện, Sơn cho T. 50.000 đồng và dặn “không được kể chuyện này cho ai biết”.
Lần thứ ba, lúc 18g ngày 2-2-2016 Sơn đến nhà ông Hạnh (ở cùng phường) gọi T. ra gặp. Ông Hạnh hỏi: “Anh gọi cháu T. có việc gì?”. Sơn đáp: “Em tôi học với T., muốn gặp T. hỏi chút việc”.
Khi T. ra đến ngõ, Sơn nói nhỏ: “Sao lâu không thấy em đến phòng trọ anh chơi. Anh nhớ T. lắm”. Nói xong, Sơn có động tác dâm ô với T.. Vừa lúc ông Hạnh đi ra, Sơn vội rụt tay lại và giả vờ đứng nói chuyện với T..
Khi ông Hạnh quay vào nhà thì Sơn tiếp tục hành vi dâm ô. Lúc đó do nóng ruột nên ông Hạnh lại đi ra và bất ngờ nhìn thấy “chuyện lạ”. Sơn vội vàng bỏ về. Ông Hạnh tìm mọi cách gạn hỏi con. T. kể lại toàn bộ vụ việc.
Ông Hạnh nói: “Đêm đó vợ chồng nằm trằn trọc lo nghĩ không yên vì sợ “chuyện lạ” tái diễn. Tôi quyết định viết đơn tố cáo gửi Công an phường Hà Huy Tập với mục đích nhờ công an có biện pháp ngăn chặn, răn đe để Sơn sợ, không dám làm bậy nữa. Sau khi nhận đơn, công an triệu tập Sơn. Rồi Sơn bị bắt ngày 28 Tết Nguyên đán”.
Tình người chốn pháp đình
Sơn vô trại tạm giam khiến ông Hạnh chạnh lòng. Ông tìm đến nơi Sơn trọ để tìm hiểu thì được biết Sơn là người tốt, sống hòa đồng, hay giúp đỡ người khác.
Khi biết chuyện Sơn phạm tội dâm ô, mọi người đều bất ngờ. Một số người dân ở gần lò dạy võ còn cho hay Sơn vừa dạy võ vừa dạy học trò phải biết vâng lời cha mẹ, không được hút thuốc lá, uống rượu bia, gây gổ đánh nhau...
Ông Hạnh về kể với vợ rồi ngược lên quê Sơn ở xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) cách đó 100km tìm hiểu lai lịch.
“Sơn là con út trong gia đình tám anh em. Bố mất. Mẹ già bệnh tật gần đất xa trời. Gia cảnh rất khó khăn. Bản thân Sơn là một chàng trai hiền lành, chịu khó làm ăn, không làm mất lòng ai.
Không lẽ vì cái bệnh lý trớ trêu kia mà mình đẩy Sơn vào tù? Trước khi rời nhà Sơn, tôi nảy ý định đi tìm luật sư để giúp Sơn” - ông Hạnh tâm sự.
Hôm sau, ông tìm đến văn phòng luật sư ở Nghệ An nhờ tư vấn. Gặp luật sư, ông Hạnh chỉ dò hỏi tội dâm ô với trẻ em bị phạt bao nhiêu năm tù.
Về nhà, ông Hạnh nghĩ có nên nói thật với luật sư về câu chuyện của Sơn không. Nếu không nói thì ai sẽ giúp Sơn. Cuối cùng ông quyết định quay lại gặp luật sư để trình bày sự thật. Ông nói: “Tôi là bố của bị hại trong vụ án dâm ô với trẻ em nhưng muốn luật sư giúp cho bị cáo”.
Luật sư ngạc nhiên hỏi vì sao ông lại tìm luật sư bảo vệ cho chính người đã làm hại con mình? Ông Hạnh trải lòng: “Vì tôi thương bị cáo và gia cảnh của họ”. Nghe hết sự tình, luật sư nhận lời bào chữa miễn phí cho Sơn.
Ông Hạnh nhờ luật sư hướng dẫn viết đơn yêu cầu luật sư rồi nhờ người nhà chuyển mẫu đơn vào trại tạm giam cho Sơn. Đích thân ông Hạnh và luật sư về địa phương xác nhận nhân thân của Sơn để đưa vào hồ sơ tố tụng.
Tại tòa, bố bị hại trình bày: “Bị cáo vốn có nhân thân tốt và đã thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình. Xin tòa cảm thông cho bệnh lý của bị cáo mà phạt thật nhẹ để anh ấy sớm trở về với xã hội”.
Thẩm phán hỏi: “Tại sao trước đây ông có đơn tố cáo nhưng giờ lại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo?”. Ông Hạnh đáp: “Mục đích của tôi là răn đe, ngăn ngừa bị cáo. Thực lòng tôi không muốn Sơn bị tù...”.
Phần bào chữa của luật sư thuyết phục được HĐXX khi đưa ra các tình tiết giảm nhẹ: trước khi phạm tội bị cáo không có tiền án, tiền sự, bị cáo thành khẩn khai báo, nhận rõ lỗi lầm của mình...
Nói lời sau cùng, Sơn xin lỗi gia đình bị hại và xin giảm nhẹ hình phạt. Tòa tuyên phạt Sơn 15 tháng tù. Bị cáo Sơn nhìn ông Hạnh rồi òa khóc như đứa trẻ.
Ông Hạnh chạy lại ôm vai bị cáo: “Cải tạo cho tốt rồi về nhé”. Sơn đáp lời: “Em cảm ơn anh. Em hứa sẽ chấp hành tốt để trả ơn anh và luật sư”.
“Nghĩ tố cáo chỉ để răn đe”
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Vinh, vụ án “dâm ô với trẻ em” xảy ra từ tháng 12-2015 đến tháng 2-2016.
Lần đầu xảy ra lúc 16g ngày 1-12-2015, Sơn rủ T.N.T. vào phòng trọ cho mượn giày đi đá bóng. Tại đây, Sơn dụ dỗ và thực hiện hành vi dâm ô với T.. Lần thứ hai cũng tầm 16g ngày 15-1-2016.
Vì lo sợ Sơn để lộ chuyện không hay nên khi nghe Sơn gọi vào phòng trọ (phường Hà Huy Tập) để nói chuyện thì T. miễn cưỡng đi theo.
Tại đây, Sơn có động tác dâm ô với T.. Dù bị T. phản ứng nhưng Sơn vẫn thực hiện hành vi đến cùng. Xong chuyện, Sơn cho T. 50.000 đồng và dặn “không được kể chuyện này cho ai biết”.
Lần thứ ba, lúc 18g ngày 2-2-2016 Sơn đến nhà ông Hạnh (ở cùng phường) gọi T. ra gặp. Ông Hạnh hỏi: “Anh gọi cháu T. có việc gì?”. Sơn đáp: “Em tôi học với T., muốn gặp T. hỏi chút việc”.
Khi T. ra đến ngõ, Sơn nói nhỏ: “Sao lâu không thấy em đến phòng trọ anh chơi. Anh nhớ T. lắm”. Nói xong, Sơn có động tác dâm ô với T.. Vừa lúc ông Hạnh đi ra, Sơn vội rụt tay lại và giả vờ đứng nói chuyện với T..
Khi ông Hạnh quay vào nhà thì Sơn tiếp tục hành vi dâm ô. Lúc đó do nóng ruột nên ông Hạnh lại đi ra và bất ngờ nhìn thấy “chuyện lạ”. Sơn vội vàng bỏ về. Ông Hạnh tìm mọi cách gạn hỏi con. T. kể lại toàn bộ vụ việc.
Ông Hạnh nói: “Đêm đó vợ chồng nằm trằn trọc lo nghĩ không yên vì sợ “chuyện lạ” tái diễn. Tôi quyết định viết đơn tố cáo gửi Công an phường Hà Huy Tập với mục đích nhờ công an có biện pháp ngăn chặn, răn đe để Sơn sợ, không dám làm bậy nữa. Sau khi nhận đơn, công an triệu tập Sơn. Rồi Sơn bị bắt ngày 28 Tết Nguyên đán”.
Tình người chốn pháp đình
Sơn vô trại tạm giam khiến ông Hạnh chạnh lòng. Ông tìm đến nơi Sơn trọ để tìm hiểu thì được biết Sơn là người tốt, sống hòa đồng, hay giúp đỡ người khác.
Khi biết chuyện Sơn phạm tội dâm ô, mọi người đều bất ngờ. Một số người dân ở gần lò dạy võ còn cho hay Sơn vừa dạy võ vừa dạy học trò phải biết vâng lời cha mẹ, không được hút thuốc lá, uống rượu bia, gây gổ đánh nhau...
Ông Hạnh về kể với vợ rồi ngược lên quê Sơn ở xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) cách đó 100km tìm hiểu lai lịch.
“Sơn là con út trong gia đình tám anh em. Bố mất. Mẹ già bệnh tật gần đất xa trời. Gia cảnh rất khó khăn. Bản thân Sơn là một chàng trai hiền lành, chịu khó làm ăn, không làm mất lòng ai.
Không lẽ vì cái bệnh lý trớ trêu kia mà mình đẩy Sơn vào tù? Trước khi rời nhà Sơn, tôi nảy ý định đi tìm luật sư để giúp Sơn” - ông Hạnh tâm sự.
Hôm sau, ông tìm đến văn phòng luật sư ở Nghệ An nhờ tư vấn. Gặp luật sư, ông Hạnh chỉ dò hỏi tội dâm ô với trẻ em bị phạt bao nhiêu năm tù.
Về nhà, ông Hạnh nghĩ có nên nói thật với luật sư về câu chuyện của Sơn không. Nếu không nói thì ai sẽ giúp Sơn. Cuối cùng ông quyết định quay lại gặp luật sư để trình bày sự thật. Ông nói: “Tôi là bố của bị hại trong vụ án dâm ô với trẻ em nhưng muốn luật sư giúp cho bị cáo”.
Luật sư ngạc nhiên hỏi vì sao ông lại tìm luật sư bảo vệ cho chính người đã làm hại con mình? Ông Hạnh trải lòng: “Vì tôi thương bị cáo và gia cảnh của họ”. Nghe hết sự tình, luật sư nhận lời bào chữa miễn phí cho Sơn.
Ông Hạnh nhờ luật sư hướng dẫn viết đơn yêu cầu luật sư rồi nhờ người nhà chuyển mẫu đơn vào trại tạm giam cho Sơn. Đích thân ông Hạnh và luật sư về địa phương xác nhận nhân thân của Sơn để đưa vào hồ sơ tố tụng.
Tại tòa, bố bị hại trình bày: “Bị cáo vốn có nhân thân tốt và đã thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình. Xin tòa cảm thông cho bệnh lý của bị cáo mà phạt thật nhẹ để anh ấy sớm trở về với xã hội”.
Thẩm phán hỏi: “Tại sao trước đây ông có đơn tố cáo nhưng giờ lại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo?”. Ông Hạnh đáp: “Mục đích của tôi là răn đe, ngăn ngừa bị cáo. Thực lòng tôi không muốn Sơn bị tù...”.
Phần bào chữa của luật sư thuyết phục được HĐXX khi đưa ra các tình tiết giảm nhẹ: trước khi phạm tội bị cáo không có tiền án, tiền sự, bị cáo thành khẩn khai báo, nhận rõ lỗi lầm của mình...
Nói lời sau cùng, Sơn xin lỗi gia đình bị hại và xin giảm nhẹ hình phạt. Tòa tuyên phạt Sơn 15 tháng tù. Bị cáo Sơn nhìn ông Hạnh rồi òa khóc như đứa trẻ.
Ông Hạnh chạy lại ôm vai bị cáo: “Cải tạo cho tốt rồi về nhé”. Sơn đáp lời: “Em cảm ơn anh. Em hứa sẽ chấp hành tốt để trả ơn anh và luật sư”.
Luật không cấm người bị hại thuê luật sư cho bị cáo Theo điều 51 BLTTHS, người bị hại (ở đây là đại diện hợp pháp của bị hại, vì bị hại là người chưa thành niên) có quyền đưa ra yêu cầu bồi thường hoặc không bồi thường thiệt hại, đưa ra ý kiến của mình, kể cả ý kiến đề nghị tòa miễn, giảm hình phạt với bị cáo. Pháp luật không cho phép luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người có quyền lợi đối lập nhau, nhưng không có quy định nào cấm đại diện của bị hại nhờ luật sư bào chữa cho bị cáo, dù trước đó chính đại diện bị hại làm đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của bị cáo. Luật sư TRƯƠNG XUÂN TÁM (phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Bà Rịa - Vũng Tàu) |
Tác giả bài viết: VŨ TOÀN