“Ông môi trường” của đồng quê
- 17:49 16-07-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hơn 4 năm qua, ông vẫn đều đặn ra đồng nhặt những vỏ chai, vỏ bao thuốc trừ sâu, những túi rác vứt bừa bãi trên cánh đồng, ven bờ ruộng. Có người bảo ông là “hâm”, vì đó là không phải là công việc để cá nhân ông phải lo, phải làm, nhưng ông vẫn bỏ ngoài tai và tiếp tục cần mẫn nhặt rác mỗi ngày. Nhiều người dân địa phương quý mến gọi ông bằng cái tên “ông môi trường” của đồng quê.
Đó là cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Tất Miệu, ở xóm 11, xã Tân Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An. Sinh năm 1947, năm 20 tuổi, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông tham gia quân đội, chiến đấu ở các chiến trường miền Nam. Năm 1977, ông chuyển ngành về làm ở Công ty Dược Nghệ An, tiếp đó chuyển về công tác tại bệnh viện huyện Đô Lương. Đến năm 1990, ông về nghỉ hưu.
Với bản tính hiền lành, cần cù và chịu khó, nên khi con trong quân ngũ, cũng như khi chuyển ngành, cho đến khi về sinh sống tại quê nhà, ông luôn tham gia tích cực các phong trào của đơn vị, cơ quan, địa phương. Khi xã thành lập hội CCB, ông được tín nhiệm bầu làm chi hội trưởng Chi hội CCB xóm 11 và luôn phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, tích cực và gương mẫu trong mọi công việc. Đặc biệt, khi Đảng ta phát động Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì ông luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để làm được nhiều việc tốt.
Bởi vậy, người dân xóm 11, xã Tân Sơn không ngạc nhiên khi thường thấy ông Miệu tay cầm bao tải ra đồng nhặt các loại vỏ chai, bao thuốc trừ sâu. Người thì cho rằng ông nhặt để về bán phế liệu, có người lại nói ông không có việc gì làm. Nhưng đối với các cán bộ thôn và xã thì ai cũng biết đây là việc làm mà ông đã đăng ký với hội CCB xã về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Được biết, không chỉ ở xóm 11 xã Tân Sơn, hiện nay trên đồng ruộng, bà con nông dân sau khi phun thuốc trừ sâu thường vứt vỏ bao bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường. Thấy vậy, ông Miệu đã nảy sinh ý định tự mình đi nhặt và thu gom để xử lý. Được hỏi, xuất phát từ đâu mà ông làm việc này, ông Miệu vui vẻ trả lời: “Tôi là CCB, thấy tình trạng bà con thường vứt vỏ chai, vỏ bao thuốc trừ sâu bừa bãi như thế; đồng thời khi cấp trên phát động việc học tập làm theo Bác, tôi đã đăng ký và thực hiện, bằng việc thường xuyên đi thu gom vỏ chai, vỏ bao thuốc trừ sâu. Từ việc làm của tôi, bà con cũng rất đồng tình và ủng hộ, vì thế mà nay đồng ruộng đã sạch hơn…”
Xóm 11 hiện có 81 hộ gia đình với 305 nhân khẩu, cả xóm có gần 18ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có 2ha đất chuyên trồng các loại rau màu, diện tích còn lại năm trồng 2 vụ lúa. Hầu hết người dân sau khi phun thuốc trừ sâu cho cây trồng thì các loại chai lọ, vỏ bao thuốc trừ sâu, bà con thường vứt bừa bãi ngay trên bờ ruộng. Những thời điểm cây trồng bị nhiều loại sâu bệnh phá hại thì vỏ chai, vỏ bao thuốc trừ sâu vứt trắng cả đồng, vừa gây bẩn thỉu, ô nhiễm, hơn nữa nhiều người trong khi cày bừa và làm một số công việc khác còn giẫm phải mảnh chai thủy tinh, gây thương tích.
Từ ngày ông Miệu ngày ngày đi thu gom, đồng ruộng đã trở nên sạch sẽ. Thấy ông Miệu cần mẫn làm việc này, đến nay nhiều người dân cũng đã có ý thức không vứt bừa bãi vỏ bao, vỏ chai nữa. Ông Nguyễn Văn Hùng, một người dân trong làng cho biết: “Từ ngày ông Miệu đi nhặt rác, đi ra ngoài đồng thấy sạch sẽ, an toàn hẳn lên. Bản thân tôi cũng thấy ngại khi mình vừa vứt rác, vứt vỏ chai thì ông Miệu đã nhặt. Từ đó, tôi cũng chủ động gom lại rác thải sau mỗi lần đi phun thuốc”.
Những năm gần đây, trước hành động, việc làm tự nguyện, đầy ý nghĩa của ông Miệu, người dân của xóm cũng dần dần hiểu được ý nghĩa việc làm của ông đối với việc bảo vệ môi trường. Họ cùng ông đi nhặt những vỏ bao, vỏ chai thuốc trừ sâu và có ý thức hơn sau khi đã sử dụng thuốc - một việc làm tưởng chừng như bình thường, nhưng ý nghĩa thật không nhỏ. Như vậy từ việc làm của ông Miệu đã lan tỏa được những hành động đẹp. Giờ đây, khi đi trên các cánh đồng của xóm 1, xã Tân Sơn, hầu như không còn vỏ bao, vỏ chai thuốc trừ sâu và rác thải vứt bừa bãi nữa, góp phần để lại dấu ấn đẹp cho những người đến Tân Sơn.
Với bản tính hiền lành, cần cù và chịu khó, nên khi con trong quân ngũ, cũng như khi chuyển ngành, cho đến khi về sinh sống tại quê nhà, ông luôn tham gia tích cực các phong trào của đơn vị, cơ quan, địa phương. Khi xã thành lập hội CCB, ông được tín nhiệm bầu làm chi hội trưởng Chi hội CCB xóm 11 và luôn phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, tích cực và gương mẫu trong mọi công việc. Đặc biệt, khi Đảng ta phát động Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì ông luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để làm được nhiều việc tốt.
Ông Miệu thường xuyên thu gom rác trên các cánh đồng thôn quê.
Bởi vậy, người dân xóm 11, xã Tân Sơn không ngạc nhiên khi thường thấy ông Miệu tay cầm bao tải ra đồng nhặt các loại vỏ chai, bao thuốc trừ sâu. Người thì cho rằng ông nhặt để về bán phế liệu, có người lại nói ông không có việc gì làm. Nhưng đối với các cán bộ thôn và xã thì ai cũng biết đây là việc làm mà ông đã đăng ký với hội CCB xã về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Được biết, không chỉ ở xóm 11 xã Tân Sơn, hiện nay trên đồng ruộng, bà con nông dân sau khi phun thuốc trừ sâu thường vứt vỏ bao bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường. Thấy vậy, ông Miệu đã nảy sinh ý định tự mình đi nhặt và thu gom để xử lý. Được hỏi, xuất phát từ đâu mà ông làm việc này, ông Miệu vui vẻ trả lời: “Tôi là CCB, thấy tình trạng bà con thường vứt vỏ chai, vỏ bao thuốc trừ sâu bừa bãi như thế; đồng thời khi cấp trên phát động việc học tập làm theo Bác, tôi đã đăng ký và thực hiện, bằng việc thường xuyên đi thu gom vỏ chai, vỏ bao thuốc trừ sâu. Từ việc làm của tôi, bà con cũng rất đồng tình và ủng hộ, vì thế mà nay đồng ruộng đã sạch hơn…”
Xóm 11 hiện có 81 hộ gia đình với 305 nhân khẩu, cả xóm có gần 18ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có 2ha đất chuyên trồng các loại rau màu, diện tích còn lại năm trồng 2 vụ lúa. Hầu hết người dân sau khi phun thuốc trừ sâu cho cây trồng thì các loại chai lọ, vỏ bao thuốc trừ sâu, bà con thường vứt bừa bãi ngay trên bờ ruộng. Những thời điểm cây trồng bị nhiều loại sâu bệnh phá hại thì vỏ chai, vỏ bao thuốc trừ sâu vứt trắng cả đồng, vừa gây bẩn thỉu, ô nhiễm, hơn nữa nhiều người trong khi cày bừa và làm một số công việc khác còn giẫm phải mảnh chai thủy tinh, gây thương tích.
Từ ngày ông Miệu ngày ngày đi thu gom, đồng ruộng đã trở nên sạch sẽ. Thấy ông Miệu cần mẫn làm việc này, đến nay nhiều người dân cũng đã có ý thức không vứt bừa bãi vỏ bao, vỏ chai nữa. Ông Nguyễn Văn Hùng, một người dân trong làng cho biết: “Từ ngày ông Miệu đi nhặt rác, đi ra ngoài đồng thấy sạch sẽ, an toàn hẳn lên. Bản thân tôi cũng thấy ngại khi mình vừa vứt rác, vứt vỏ chai thì ông Miệu đã nhặt. Từ đó, tôi cũng chủ động gom lại rác thải sau mỗi lần đi phun thuốc”.
Những năm gần đây, trước hành động, việc làm tự nguyện, đầy ý nghĩa của ông Miệu, người dân của xóm cũng dần dần hiểu được ý nghĩa việc làm của ông đối với việc bảo vệ môi trường. Họ cùng ông đi nhặt những vỏ bao, vỏ chai thuốc trừ sâu và có ý thức hơn sau khi đã sử dụng thuốc - một việc làm tưởng chừng như bình thường, nhưng ý nghĩa thật không nhỏ. Như vậy từ việc làm của ông Miệu đã lan tỏa được những hành động đẹp. Giờ đây, khi đi trên các cánh đồng của xóm 1, xã Tân Sơn, hầu như không còn vỏ bao, vỏ chai thuốc trừ sâu và rác thải vứt bừa bãi nữa, góp phần để lại dấu ấn đẹp cho những người đến Tân Sơn.
Tác giả bài viết: THÚY HẰNG