Mổ xẻ trạm không gian có thể gây ra thảm họa với Trái đất của Trung Quốc
- 09:13 15-07-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thiên cung 1 là trạm không gian đầu tiên của Trung Quốc được phóng lên vũ trụ vào năm 2011 và nhận được hai chuyến thăm từ tàu Thần Châu 9 hồi năm 2012 và tàu Thần Châu 10 hồi năm 2013.
Trung Quốc rất ít khi tiết lộ về vấn đề không gian của họ, vì vậy các thông tin liên quan đến Thiên cung 1 thường cũng như những hoạt động của nó thường rất hiếm khi được thông báo. Trung Quốc chỉ tiết lộ rằng, nước này sẽ đưa trạm không gian Thiên Cung 2 lên vũ trụ để thúc đẩy tham vọng xây dựng một trạm vũ trụ hoạt động thường trực.
Trạm không gian Thiên Cung 1.
Theo kế hoạch, Thiên Cung 1 sẽ được kiểm soát để quay trở lại Trái đất bằng cách rơi xuống đại dương vào năm 2016 hoặc 2017. Tuy nhiên, thông tin gần đây cho thấy có vẻ Trung Quốc đang mất kiểm soát với trạm không gian này và nếu như vậy, nó có thể lao xuống Trái đất bất cứ lúc nào.
Đặt chân vào cuộc chiến không gian
Nhiều nguồn tin chỉ ra rằng Trung Quốc tỏ ra rất quan tâm đến chương trình không gian kể từ buổi bình minh về ngành khoa học vũ trụ này bắt đầu mở ra từ những năm 50, 60 thế kỷ trước.
Thời điểm đó, Mỹ và Liên Xô là hai quốc gia đang cạnh tranh cực kỳ khốc liệt trong cuộc chiến không gian. Cuộc đua này chỉ có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi Mỹ thành công đưa phi hành gia lên Mặt Trăng năm 1969 và sau đó là việc hai nước đã bắt tay với nhau để kết nối các tàu vũ trụ Soyuz-19 (Liên Xô) và Apollo-18 (Mỹ) và phóng lên không gian vào năm 1975.
Trung Quốc lúc đó cũng đã bắt đầu mon men đặt chân vào cuộc đua vũ trũ khi bí mật bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo tàu vũ trụ Shuguang-1.
Một số nguồn tin trích dẫn rằng, Trung Quốc thậm chí còn chọn ra 19 phi hành gia cho chương trình này. Chỉ có điều nó đã bị hủy bỏ vào năm 1972 vì lý do chính trị.
Tuy nhiên, với tham vọng có thể cạnh tranh với Nga và Mỹ, Trung Quốc tiếp tục đổ núi tiền để chế tạo theo đuổi chương trình không gian.
Và sau rất nhiều nỗ lực, mãi cho đến năm 1999, họ mới bắt đầu hái quả ngọt sau khi phóng tàu vũ trụ Thần Châu I bay 14 vòng quanh trái đất trong 12 giờ và hoàn thành chuyến bay vũ trụ có người đầu tiên của Trung Quốc vào ngày 15/10/2003, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tham vọng chinh phục không gian.
Đúng 2 năm sau đó, Trung Quốc phóng thành công tàu Thần Châu 6 mang theo 2 nhà du hành vũ trụ vào không gian. Đến năm 2008, nước này tiếp túc ghi dấu bước ngoặt khi phi hành gia Trác Chí Cương trở thành người Trung Quốc đầu tiên thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian.
Sau khi đã được những thành công bước đầu đó, Trung Quốc bắt đầu nuôi hi vọng xa hơn về một trạm hoặc phòng nghiên cứu không gian để cạnh tranh với Trạm không gian Quốc tế ISS, hoặc chí ít cũng một nơi phóng các tàu vũ trụ lên mặt trăng, sao Hỏa hoặc các địa điểm khác trong hệ mặt trời.
Thiên Cung 1 được phóng đi vào ngày 29/9/2011 là sự mở đầu cho tham vọng đó.
"Nội thất" bên trong Thiên Cung 1
Thiên cung 1 nặng khoảng 8.5 tấn, dài 10,4 m, rộng 3,4 m. Nó chứa một mô-đun phòng thí nghiệm được thiết kế nhiều trang thiết bị và hệ thống khác nhau gồm các phóng thí nghiệm, tập thể dục, thông tin liên lạc, giải trí cho phép tối đa 3 phi hành gia sống và làm việc và một mô-đun nguồn chứa hai tấm pin mặt trời và động cơ tên lửa.
Mô đun thí nghiệm bên trong Thiên Cung 1.
Thiên cung 1 ban đầu được dự kiến sẽ hoạt động trong hai năm trước khi quay trở lại Trái đất. Tháng 6/2012, Thiên Cung 1 kết nối với tàu vũ trụ Thần Châu 9. Một năm sau, nó tiếp tục kết nối với Thần Châu 10 cho phép ba phi hành gia trên con tàu vũ trụ thực hiện một thí nghiệm vật lý.
Tác giả bài viết: Song Hy (Nguồn: Space)