Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Khám phá bộ tộc khuyến khích nữ giới tự do làm “chuyện ấy”

Những người dân sống trên quần đảo Trobriand rất cởi mở trong vấn đề tình dục. Hầu hết các thôn đều có một túp lều “bukumatula” làm nơi sinh hoạt tình dục cho những người yêu nhau. Với họ, trẻ em là kết quả của một phép lạ chứ không liên quan đến tình dục và mang thai.

Trobriand là một quần đảo tuyệt đẹp ở Nam Thái Bình Dương, nơi phụ nữ có thể thoải mái có bao nhiêu người yêu tùy họ muốn cho đến khi chấp nhận một người đàn ông làm chồng bằng cách ăn món khoai mỡ truyền thống của họ. Người dân ở đây có cái nhìn rất thoáng về quan hệ tình dục trước và ngay cả sau khi kết hôn. Phụ nữ tìm hiểu về các biện pháp tránh thai từ rất sớm và trinh tiết không có chút giá trị nào trên hòn đảo này.
 

Cùng với khoai mỡ, lá chuối khô là một đơn vị tiền tệ trên đảo. Theo nhiếp ảnh Lafforgue, người chụp những bức ảnh này, bó lá mà cô bé mang trên đầu tương đương với 10 bảng Anh
 

Ông Tolobuwa là người đứng đầu của làng Vaikiki. Ông luôn mang theo trầu cau, trái bầu vôi và cái vá. Vá được làm từ xương chim và được người Trobriand sử dụng rất nhiều
 

Các cô bé gái luôn đeo một vòng hoa tươi trên đầu
 

Trong khi người góa phụ sẽ phải cạo trọc đầu để phân biệt

Nếu một cô gái có thai, gia đình cô sẽ giữ đứa trẻ vì theo phong tục địa phương, những người đàn ông chỉ có tác dụng giúp “mở” cơ thể người phụ nữ để mang bầu, còn người cha thực sự là chúa trời. Mặc dù ngày càng nhiều người dân trên đảo đi học nhưng giáo dục phương Tây không giúp thay đổi nhiều quan điểm về tình dục của họ.

Quan hệ vợ chồng của người dân đảo Trobriand cũng không giống với đa phần còn lại của thế giới. Người đàn ông sẽ phải tặng quà cho vợ để đổi lại họ được quan hệ tình dục. Với sự tiếp cận tình dục thoải mái và tự do như vậy nên căn bệnh HIV và AIDS đã nhanh chóng xuất hiện và tàn phá một phần cộng đồng. Mặc dù họ nhận thức rằng đây là một căn bệnh không có thuốc chữa, nhưng sự nguy hiểm của nó vẫn không đủ sức thuyết phục người dân từ bỏ lối sống truyền thống.

 

Trang phục truyền thống của phụ nữ Trobriand sử dụng trong các buổi lễ và đám cưới
 

Các cô gái để ngực trần nhảy trong trang phục với váy làm từ cỏ tết màu đỏ, lông chim, vỏ sò, hoa tươi
 

Váy được làm từ cỏ khô trong khi dây chuyền và vòng tay làm từ vỏ sò.
 

Các cô gái được khuyến khích quan hệ với đàn ông trước khi lấy chồng
 

Tất cả các làng đều có một túp lều đặc biệt gọi là “bukumatula” dành cho các thanh thiếu niên chưa lập gia đình đến quan hệ tình dục với người yêu của mình. Các biện pháp tránh thai hiện đại như bao cao su không hề được sử dụng ở đây.

Hòn đảo được một trung úy trên tàu Esperance của Pháp phát hiện đầu tiên vào năm 1793 và được đặt theo tên của anh: Denis de Trobriand. Sau đó nó lần lượt bị cai trị bởi người Anh và người Úc nhưng lối sống truyền thống của người dân vẫn được giữ nguyên. Họ không quan hệ tình dục với người ngoài bộ tộc. Những người dân ở đây rất tự hào với dòng giống của mình.

 

Ngôi nhà của tù trưởng được phân biệt bởi chiều cao, hình trang trí vỏ sò và sự xuất hiện của “malagan” được sơn khắc cầu kì
 

Môn cricket rất phổ biến trên đảo, nó được du nhập cùng với chính quyền thuộc địa
 

Mặc dù nhiều trẻ em trên đảo đã được đi học, nhưng người dân ở đây vẫn tin vào những điều thần kì
 

Thiếu niên bắt đầu đeo hoa tai bằng vỏ đồi mồi và đôi hoa tai này được truyền từ mẹ sang con gái
 

Hầu hết các vòng đeo tay của người Trobiand đều được tết công phu từ các vật liệu tự nhiên như vỏ sò, đá và lông chim
 

Quần đảo Trobriand là một phần của đảo san hô bao quanh bờ biển Solomon, cách bờ biển Papua của New Guinea về phía đông

Tác giả bài viết: Thảo Nguyên