Vụ gần 400 giáo viên, nhân viên mất việc: Người lao động bị “đánh úp”, huyện vi phạm luật?
- 08:32 13-07-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Không chỉ biên chế cán bộ giáo viên vượt so với UBND tỉnh giao, huyện Vĩnh Lộc dừng hợp đồng không thông báo trước cho người lao động. Căn cứ vào thực tế hợp đồng của giáo viên, UBND huyện Vĩnh Lộc vi phạm Luật lao động?.
►Thanh Hóa sắp xếp nhân sự giáo dục: “Biết nó đụng chạm nhưng phải làm"
►Thanh Hóa ra công văn “hỏa tốc” chỉ đạo giải quyết giáo viên dôi dư
►Gần 400 giáo viên mất việc: “Khủng hoảng” giáo viên đầu năm học?
►Thanh Hóa: Gần 400 giáo viên đứng trước nguy cơ mất việc
Cán bộ giáo viên trong biên chế vượt khung
Theo báo cáo của phòng Nội vụ huyện Vĩnh Lộc, tổng số giáo viên, nhân viên (GV, NV) trong định biên của ngành giáo dục Vĩnh Lộc đến ngày 31/5 là 1.089 ở cả 3 cấp học. Trong khi đó, biên chế được UBND tỉnh Thanh Hóa giao là 1.027. Theo lãnh đạo phòng Nội vụ huyện Vĩnh Lộc, đó là do lịch sử để lại.
►Thanh Hóa ra công văn “hỏa tốc” chỉ đạo giải quyết giáo viên dôi dư
►Gần 400 giáo viên mất việc: “Khủng hoảng” giáo viên đầu năm học?
►Thanh Hóa: Gần 400 giáo viên đứng trước nguy cơ mất việc
Cán bộ giáo viên trong biên chế vượt khung
Theo báo cáo của phòng Nội vụ huyện Vĩnh Lộc, tổng số giáo viên, nhân viên (GV, NV) trong định biên của ngành giáo dục Vĩnh Lộc đến ngày 31/5 là 1.089 ở cả 3 cấp học. Trong khi đó, biên chế được UBND tỉnh Thanh Hóa giao là 1.027. Theo lãnh đạo phòng Nội vụ huyện Vĩnh Lộc, đó là do lịch sử để lại.
Năm học mới sắp đến, nhiều trường thiếu GV, NV
Về trường hợp của 376 giáo viên (GV), nhân viên (NV) hợp đồng, theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Tâm - Phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc là có sức khỏe tốt, làm việc tốt, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, toàn bộ gần 400 GV, NV nêu trên đã mất việc làm. Trong khi đó, theo ông Tâm, giải pháp của huyện là đang giao cho phòng Nội vụ và phòng GD-ĐT cân đối GV ở các nhà trường, báo cáo với cấp trên, xin ý kiến chỉ đạo.
Đánh giá về chủ trương của huyện khi dừng hợp đồng lao động đồng loạt đối với gần 400 GV, NV hợp đồng được đưa vào diện tinh giản biên chế, ông Tâm cho biết, số hợp đồng này theo hướng dẫn sẽ tạm dừng trước, huyện cũng đã có cơ chế hỗ trợ để chuyển việc làm bằng 2 tháng lương hiện có. Đồng thời, ông Tâm cũng thông tin, số giáo viên trong định biên có 17 trường hợp trong năm 2016 về hưu trước tuổi, thuộc dạng tinh giản biên chế.
Qua đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, GV, NV ngành giáo dục trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc hiện nay, đối với cấp học Mầm non còn thiếu 40 GV, NV; cấp Tiểu học thừa 28 GV, NV và cấp THCS thừa 41 GV, NV.
Trong khi đó, nhu cầu của các cấp học trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc trong năm học 2016-2017 là 1.259 GV, NV. Cụ thể, ở cấp học Mầm non cần 502, Tiểu học cần 403 và THCS là 354 GV, NV.
Như vậy, chỉ cần làm một phép tính đơn giản cũng có thể thấy được, sau khi dừng hợp đồng đối với 376 GV, NV hợp đồng trên địa bàn thì năm học mới huyện Vĩnh Lộc còn thiếu 170 GV, NV. Trong khi đó, ông Tâm cho biết hướng giải quyết của huyện vẫn là đợi ý kiến của tỉnh Thanh Hóa.
Còn nói về trách nhiệm của các ngành, các cấp liên quan cũng như chính quyền địa phương khi để xảy ra thực trạng trên, ông Tâm cho rằng, khi dừng hợp đồng đã có trao đổi với nhà trường động viên các thầy cô giáo. Hợp đồng chấm dứt, các thầy, các cô chia sẻ với khó khăn chung của ngành, địa phương.
Tiếp đó, ông Tâm lòng vòng, trước đây do yêu cầu và cân đối môn đặc thù; thời điểm hiện tại, các môn đặc thù đang thiếu, lý do tổng biên chế của huyện đang dư nên không được ký thêm hợp đồng. Còn đối với hợp đồng của các trường là theo tính tự chủ của các trường.
UBND huyện Vĩnh Lộc vi phạm Luật lao động?
Liên quan đến việc gần 400 GV, NV bị dừng hợp đồng vào ngày 28/6 vừa qua tại huyện Vĩnh Lộc, theo khẳng định của nhiều GV, trước khi sự việc diễn ra, họ không hề nhận được thông báo nào từ phía ngành chức năng cũng như chính quyền huyện Vĩnh Lộc về việc chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo các tài liệu cho thấy, ngày 27/6, Huyện ủy Vĩnh Lộc ban hành Thông báo số 139, trong đó thống nhất dừng không ký lại hợp đồng lao động đối với các trường hợp đã hết hạn hợp đồng đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn huyện cho đến khi có chủ trương chính thức của tỉnh.
Cũng trong ngày 27/6, UBND huyện Vĩnh Lộc có công văn gửi Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc xin ý kiến hướng giải quyết số hợp đồng lao động tại cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc.
Chỉ một ngày sau, 28/6, UBND huyện Vĩnh Lộc ra thông báo về việc dừng không ký lại hợp đồng lao động đối với các trường hợp hết hạn hợp đồng làm việc tại các phòng ban chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp, các trường học thuộc UBND huyện quản lý, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc.
Hàng trăm giáo viên, nhân viên đang bơ vơ
Như vậy, UBND huyện Vĩnh Lộc đã vi phạm Điểm b, Khoản 2, Điều 38, Bộ Luật lao động quy định: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Đồng thời, Điều 47, Bộ Luật lao động 2013 quy định, trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động thì ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
Cũng theo khẳng định của ông Nguyễn Văn Tâm, gần 400 GV, NV hợp đồng này chủ yếu là hợp đồng từ trước 2010 và là hợp đồng có thời hạn 12 tháng.
Qua tìm hiểu thực tế của phóng viên Dân trí, UBND huyện Vĩnh Lộc đã tiến hành ký hợp đồng lao động với người lao động theo dạng hợp đồng có thời hạn và được ký lại liên tục trong nhiều năm liền. Trong khi đó, về phía người lao động vẫn làm một công việc thường xuyên.
Điều 22. Loại hợp đồng lao động 1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây: a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn; Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. 2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. 3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác. |
Tác giả bài viết: Duy Tuyên