Vợ trùm buôn hổ được cấp phép nuôi hổ: Đúng quy trình
- 21:00 11-07-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hồ sơ đề nghị cấp phép của Công ty TNHH Bạch Ngọc Lâm, cũng như việc tham mưu, cấp phép của UBND đều đảm bảo đúng quy trình và thời hạn quy định theo Luật Đa dạng sinh học và Nghị định 160/2013/NĐ-CP.
Theo thông tin từ Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV), ngày 5/4/2016, ENV đã thông tin về việc bà Nguyễn Thị Liên, người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Bạch Ngọc Lâm (vợ ông Phạm Văn Tuấn- đối tượng từng có hai tiền án giết hổ) được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghệ An cấp phép gây nuôi hổ để phục vụ hoạt động du lịch sinh thái.
Trước lo ngại về mục đích thực sự của việc gây nuôi hổ tại cơ sở của vợ chồng Tuấn, ENV đã đề nghị UBND tỉnh Nghệ An thu hồi giấy phép và mới đây ENV đã nhận được phản hồi từ Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Nghệ An – cơ quan được UBND tỉnh giao tham mưu xử lý vụ việc này.
Trong công văn số 2144 STNMT-BVMT ngày 29/4/2016 báo cáo kết quả xác minh việc cấp phép nuôi hổ cho Công ty TNHH Bạch Ngọc Lâm, Sở Tài nguyên và Môi trường đã khẳng định: Hồ sơ đề nghị cấp phép của công ty này, cũng như việc tham mưu, cấp phép của UBND đều đảm bảo đúng quy trình và thời hạn quy định theo Luật Đa dạng sinh học và Nghị định 160/2013/NĐ-CP.
Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An cũng cho biết, về nội dung Công văn số 187/ENV ngày 29/3/2016 của ENV gửi UBND tỉnh Nghệ An về việc xem xét thu hồi giấy phép đã cấp cho trang trạng nuôi nhốt hổ của Phạm Văn Tuấn, thường trú tại xóm 3, xã Diễn Lâm (Diễn Châu, Nghệ An) là không đúng.
Theo Sở Tài Nguyên và Môi trường Nghệ An, hồ sơ và các văn bản liên quan của vườn động vật sinh thái Hòn Nhạn thuốc Công ty TNHH Bạch Ngọc Lâm không đứng tên Phạm Văn Tuấn như trong công văn số 187/ENV ngày 29/3/2016 của ENV đã nêu. Vườn động vật sinh thái Hòn Nhạn thuộc chủ sở hữu hợp pháp của Công ty TNHH Bạch Ngọc Lâm do bà Nguyễn Thị Liên, thường trú tại xóm 3, xã Diễn Lâm (Diễn Châu, Nghệ An) làm Giám đốc công ty.
Quy trình kiểm tra, tham mưu và cấp giấy phép nuôi các loài hổ tại Vườn động vật sinh thái Hòn Nhạn là đúng quy định của Luật bảo tồn đa dạng sinh học và Điều 13 của Nghị định 16/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.
Từ khi được cấp giấy phép đến nay, Công ty của bà Nguyễn Thị Liên luôn chấp hành đúng nuôi dung quy định trong giấy phép và pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học.
Ngoài ra, theo quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều 13 Nghị định 16/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ thì việc thu hồi giấy phép nuôi loài ưu tiên bảo vệ chỉ được thực hiện trong trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép không thực hiện đúng nội dung quy định trong giấy phép. Ngoài ra, cơ sở nuôi, trông loài không đảm bảo các điều kiện nuôi, trông theo uy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học; vi phạm nghiêm trọng các quy định của luật đa dạng sinh học và văn bản pháp luật hiện hành về bảo tồn đa dạng sinh học, Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An cho hay.
Trước kết luận này, bà Bùi Thị Hà – Phó Giám đốc, Phụ trách Chương trình Chính sách và Pháp luật của ENV nhận định: “Việc tham chiếu Điều 13 Nghị định 160/2013/NĐ-CP, vốn là điều luật chỉ áp dụng cho các cơ sở “bảo tồn đa dạng sinh học” để cấp phép “nuôi, trồng loài ưu tiên bảo vệ” trong trường hợp này là sai căn cứ pháp luật. Cơ sở của Công ty TNHH Bạch Ngọc Lâm chưa hề được thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.”
Cũng theo bà Hà, thay vì chỉ chú trọng đến các vấn đề pháp lý, cơ quan có thẩm quyền cần phải suy xét toàn diện rằng quyết định của mình có thể gây tác động tiêu cực đến việc bảo tồn ĐVHD trong tự nhiên hay không?. Với nhiều hạn chế trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ ĐVHD như hiện nay, thì việc gây nuôi ĐVHD nguy cấp quý hiếm bất kể vì mục đích gì một cách tràn lan khó kiểm soát sẽ đều có tác động tiêu cực.
Trước lo ngại về mục đích thực sự của việc gây nuôi hổ tại cơ sở của vợ chồng Tuấn, ENV đã đề nghị UBND tỉnh Nghệ An thu hồi giấy phép và mới đây ENV đã nhận được phản hồi từ Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Nghệ An – cơ quan được UBND tỉnh giao tham mưu xử lý vụ việc này.
Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An khẳng định việc cấp phép cho Công Ty TNHH Bạch Ngọc Lâm là đúng quy trình
Trong công văn số 2144 STNMT-BVMT ngày 29/4/2016 báo cáo kết quả xác minh việc cấp phép nuôi hổ cho Công ty TNHH Bạch Ngọc Lâm, Sở Tài nguyên và Môi trường đã khẳng định: Hồ sơ đề nghị cấp phép của công ty này, cũng như việc tham mưu, cấp phép của UBND đều đảm bảo đúng quy trình và thời hạn quy định theo Luật Đa dạng sinh học và Nghị định 160/2013/NĐ-CP.
Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An cũng cho biết, về nội dung Công văn số 187/ENV ngày 29/3/2016 của ENV gửi UBND tỉnh Nghệ An về việc xem xét thu hồi giấy phép đã cấp cho trang trạng nuôi nhốt hổ của Phạm Văn Tuấn, thường trú tại xóm 3, xã Diễn Lâm (Diễn Châu, Nghệ An) là không đúng.
Theo Sở Tài Nguyên và Môi trường Nghệ An, hồ sơ và các văn bản liên quan của vườn động vật sinh thái Hòn Nhạn thuốc Công ty TNHH Bạch Ngọc Lâm không đứng tên Phạm Văn Tuấn như trong công văn số 187/ENV ngày 29/3/2016 của ENV đã nêu. Vườn động vật sinh thái Hòn Nhạn thuộc chủ sở hữu hợp pháp của Công ty TNHH Bạch Ngọc Lâm do bà Nguyễn Thị Liên, thường trú tại xóm 3, xã Diễn Lâm (Diễn Châu, Nghệ An) làm Giám đốc công ty.
Quy trình kiểm tra, tham mưu và cấp giấy phép nuôi các loài hổ tại Vườn động vật sinh thái Hòn Nhạn là đúng quy định của Luật bảo tồn đa dạng sinh học và Điều 13 của Nghị định 16/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.
Số hổ nuôi nhốt tại các vườn thú tăng vọt trong những năm gần đây
Từ khi được cấp giấy phép đến nay, Công ty của bà Nguyễn Thị Liên luôn chấp hành đúng nuôi dung quy định trong giấy phép và pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học.
Ngoài ra, theo quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều 13 Nghị định 16/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ thì việc thu hồi giấy phép nuôi loài ưu tiên bảo vệ chỉ được thực hiện trong trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép không thực hiện đúng nội dung quy định trong giấy phép. Ngoài ra, cơ sở nuôi, trông loài không đảm bảo các điều kiện nuôi, trông theo uy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học; vi phạm nghiêm trọng các quy định của luật đa dạng sinh học và văn bản pháp luật hiện hành về bảo tồn đa dạng sinh học, Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An cho hay.
Trước kết luận này, bà Bùi Thị Hà – Phó Giám đốc, Phụ trách Chương trình Chính sách và Pháp luật của ENV nhận định: “Việc tham chiếu Điều 13 Nghị định 160/2013/NĐ-CP, vốn là điều luật chỉ áp dụng cho các cơ sở “bảo tồn đa dạng sinh học” để cấp phép “nuôi, trồng loài ưu tiên bảo vệ” trong trường hợp này là sai căn cứ pháp luật. Cơ sở của Công ty TNHH Bạch Ngọc Lâm chưa hề được thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.”
Cũng theo bà Hà, thay vì chỉ chú trọng đến các vấn đề pháp lý, cơ quan có thẩm quyền cần phải suy xét toàn diện rằng quyết định của mình có thể gây tác động tiêu cực đến việc bảo tồn ĐVHD trong tự nhiên hay không?. Với nhiều hạn chế trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ ĐVHD như hiện nay, thì việc gây nuôi ĐVHD nguy cấp quý hiếm bất kể vì mục đích gì một cách tràn lan khó kiểm soát sẽ đều có tác động tiêu cực.
Tác giả bài viết: B. Hân