Cấm dạy thêm có thể bất công cho giáo viên
- 10:20 11-07-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
"Bác sĩ, dược sĩ mở nhà thuốc, phòng mạch được thì giáo viên cũng phải được sống bằng nghề của mình chứ. Có chăng là ở cách quản lý như thế nào?", độc giả Nguyễn Hữu Tình chia sẻ quan điểm về việc dạy thêm, học thêm.
Tôi hiện là giáo viên một trường THPT tại ngoại thành TP HCM. Tôi nhận thấy có nhiều bất cập trong dạy thêm học thêm hiện nay. Tôi thấy chương trình học tập của học sinh thời nay về kiến thức phổ thông không khác biệt quá nhiều so với kiến thức cách đây chục năm.
Thời đó chúng tôi đi học chính khóa một buổi mỗi ngày, các buổi còn lại tự kiếm thầy cô đi học theo nhu cầu (khối A, B, C... ) 3 tiết/buổi/môn (một tuần chỉ 9 tiết). Học thêm chủ yếu tại nhà thầy cô hoặc thầy cô mượn phòng dạy. Các thầy cô dạy không nhất thiết là thầy cô dạy trên lớp. Thời gian còn lại tự học, vui chơi, giúp gia đình các việc khác. Tôi nhận thấy các bạn trong thế hệ tôi cũng có người học kém nhưng tỷ lệ ít hơn bây giờ.
Đến giờ đi dạy tôi không thể tưởng tượng được học sinh phải học nhiều đến như vậy? Sáng các em học 5 tiết, chiều 4 tiết liên tục trong một tuần (2 buổi/ngày), một tuần các em được nghỉ 1-2 buổi nhưng có thể lại rơi vào kiểm tra tập trung (tùy từng trường). Nhìn các em đi học về mà mệt rã rời, chỉ kịp ăn xong rồi lên giường ngủ luôn đâu kịp học bài mới, xem lại bài cũ nên sáng mai lại giống như “người mới đi học”.
Đó là chưa kể các em có thể đi học thêm. Nói như vậy để thấy nội dung kiến thức cơ bản đổi không nhiều, nhưng tại sao chúng ta lại bắt học trò học nhiều như vậy. Đâu phải cứ học hôm nay chưa thuộc, ngày mai học tiếp thì thuộc đâu? Bộ não phải có thời gian để ghi nhận, tái hiện thì mới vận dụng được chứ.
Tôi thấy học sinh phải học rất nhiều, có trường 8 tiết Toán, 4 Lý, 4 Hóa, 8 tiếng Anh/tuần, còn các môn khác 1-2 tiết/tuần. Học như vậy mà kiểm tra định kỳ có em không viết nổi một công thức, định luật, rất ít em hiểu bản chất thiết lập công thức mà chỉ nhớ máy móc, mơ hồ. Tôi nghĩ vậy kết quả đó phản ánh điều gì? Nếu các bạn có con em đang đi học thử hỏi các cháu xem, quả là áp lực với một lịch học dày đặc như vậy.
Chúng ta là người lớn, chúng ta đi làm nhưng cũng có hôm còn thấy mệt mỏi khi về đến nhà chứ nói gì trẻ con đi học. Theo ý kiến cá nhân tôi là một số người nói do thầy cô ép các em học không hoàn toàn đúng, chỉ một bộ phận rất nhỏ. Cấm học thêm dạy thêm dưới mọi hình thức có thể chưa phải là giải pháp triệt để. Vì nhu cầu học thêm dạy thêm là có thật, có nhu cầu dạy, có nhu cầu học.
Việc chuyển dạy thêm học thêm vào một số trung tâm quản lý cũng không hợp lý. Thứ nhất ai được mở trung tâm, giáo viên muốn dạy thì phải chạy giấy phép (tiêu cực), không phải thầy cô nào cũng có điều kiện mở trung tâm mặc dù họ rất giỏi, ai quản lý, thẩm định… (rất dễ tiêu cực).
Thứ hai, trung tâm thì số lượng có hạn, vậy những học sinh ở miền xa ít có điều kiện để tiếp cận học thêm nâng cao kiến thức (luẩn quẩn lại rơi vào vòng giống như trường nào tuyển sinh trường đó mở lò luyện cách đây chục năm).
Thứ ba, cấm dạy thêm gây bất công cho giáo viên. Bác sĩ, dược sĩ mở nhà thuốc, phòng mạch được thì giáo viên cũng phải được sống bằng nghề của mình chứ. Có chăng là ở cách quản lý như thế nào? Có người nghĩ tại giáo viên lương thấp nên đi dạy thêm, đó cũng chỉ là một phần nhỏ, nhưng không phải là động cơ lớn nhất. Nhìn lại nếu không có nhu cầu thực sự thì lấy ai để giáo viên dạy.
Theo tôi nghĩ gốc rễ của vấn đề là tâm lý chung của phụ huynh, cách tổ chức thời gian học tập ở nhà trường, và khả năng tự học của học sinh. Phụ huynh luôn có tâm lý lo sợ con cái mình thua kém bạn bè, thấy con người ta đi học mà mình không cho đi thì sợ mai mốt không theo kịp. Áp lực thi cử, sau mỗi kỳ thi lại mang con mình ra so sánh rồi phải bắt buộc đi học thêm.
Thời gian học chính khóa tại trường quá nhiều, các em không có thời gian để tự học và học theo đúng ý nghĩa là bồi dưỡng môn yếu, hoặc nâng cao môn theo sở thích. Kỹ năng tự học của học sinh rất yếu, các em không có khả năng tự học nên luôn phụ thuộc tất cả và thầy cô. Như vậy nếu phụ huynh tin tưởng, yên tâm về chất lượng và khả năng của con cái mình thì có thể hướng dẫn các em tự học hơn là đi học thêm.
Chỉ cho đi học thêm khi có nhu cầu thực sự cần bồi dưỡng học sinh giỏi, hoặc phụ đạo học sinh yếu kém, chứ không học thêm theo phong trào như bây giờ. Tất cả các cấp học phải rèn luyện cho các em tính độc lập, tự giác trong tìm hiểu kiến thức, kỹ năng tự học.
Thời đó chúng tôi đi học chính khóa một buổi mỗi ngày, các buổi còn lại tự kiếm thầy cô đi học theo nhu cầu (khối A, B, C... ) 3 tiết/buổi/môn (một tuần chỉ 9 tiết). Học thêm chủ yếu tại nhà thầy cô hoặc thầy cô mượn phòng dạy. Các thầy cô dạy không nhất thiết là thầy cô dạy trên lớp. Thời gian còn lại tự học, vui chơi, giúp gia đình các việc khác. Tôi nhận thấy các bạn trong thế hệ tôi cũng có người học kém nhưng tỷ lệ ít hơn bây giờ.
Đến giờ đi dạy tôi không thể tưởng tượng được học sinh phải học nhiều đến như vậy? Sáng các em học 5 tiết, chiều 4 tiết liên tục trong một tuần (2 buổi/ngày), một tuần các em được nghỉ 1-2 buổi nhưng có thể lại rơi vào kiểm tra tập trung (tùy từng trường). Nhìn các em đi học về mà mệt rã rời, chỉ kịp ăn xong rồi lên giường ngủ luôn đâu kịp học bài mới, xem lại bài cũ nên sáng mai lại giống như “người mới đi học”.
Đó là chưa kể các em có thể đi học thêm. Nói như vậy để thấy nội dung kiến thức cơ bản đổi không nhiều, nhưng tại sao chúng ta lại bắt học trò học nhiều như vậy. Đâu phải cứ học hôm nay chưa thuộc, ngày mai học tiếp thì thuộc đâu? Bộ não phải có thời gian để ghi nhận, tái hiện thì mới vận dụng được chứ.
Tôi thấy học sinh phải học rất nhiều, có trường 8 tiết Toán, 4 Lý, 4 Hóa, 8 tiếng Anh/tuần, còn các môn khác 1-2 tiết/tuần. Học như vậy mà kiểm tra định kỳ có em không viết nổi một công thức, định luật, rất ít em hiểu bản chất thiết lập công thức mà chỉ nhớ máy móc, mơ hồ. Tôi nghĩ vậy kết quả đó phản ánh điều gì? Nếu các bạn có con em đang đi học thử hỏi các cháu xem, quả là áp lực với một lịch học dày đặc như vậy.
Chúng ta là người lớn, chúng ta đi làm nhưng cũng có hôm còn thấy mệt mỏi khi về đến nhà chứ nói gì trẻ con đi học. Theo ý kiến cá nhân tôi là một số người nói do thầy cô ép các em học không hoàn toàn đúng, chỉ một bộ phận rất nhỏ. Cấm học thêm dạy thêm dưới mọi hình thức có thể chưa phải là giải pháp triệt để. Vì nhu cầu học thêm dạy thêm là có thật, có nhu cầu dạy, có nhu cầu học.
Việc chuyển dạy thêm học thêm vào một số trung tâm quản lý cũng không hợp lý. Thứ nhất ai được mở trung tâm, giáo viên muốn dạy thì phải chạy giấy phép (tiêu cực), không phải thầy cô nào cũng có điều kiện mở trung tâm mặc dù họ rất giỏi, ai quản lý, thẩm định… (rất dễ tiêu cực).
Thứ hai, trung tâm thì số lượng có hạn, vậy những học sinh ở miền xa ít có điều kiện để tiếp cận học thêm nâng cao kiến thức (luẩn quẩn lại rơi vào vòng giống như trường nào tuyển sinh trường đó mở lò luyện cách đây chục năm).
Thứ ba, cấm dạy thêm gây bất công cho giáo viên. Bác sĩ, dược sĩ mở nhà thuốc, phòng mạch được thì giáo viên cũng phải được sống bằng nghề của mình chứ. Có chăng là ở cách quản lý như thế nào? Có người nghĩ tại giáo viên lương thấp nên đi dạy thêm, đó cũng chỉ là một phần nhỏ, nhưng không phải là động cơ lớn nhất. Nhìn lại nếu không có nhu cầu thực sự thì lấy ai để giáo viên dạy.
Theo tôi nghĩ gốc rễ của vấn đề là tâm lý chung của phụ huynh, cách tổ chức thời gian học tập ở nhà trường, và khả năng tự học của học sinh. Phụ huynh luôn có tâm lý lo sợ con cái mình thua kém bạn bè, thấy con người ta đi học mà mình không cho đi thì sợ mai mốt không theo kịp. Áp lực thi cử, sau mỗi kỳ thi lại mang con mình ra so sánh rồi phải bắt buộc đi học thêm.
Thời gian học chính khóa tại trường quá nhiều, các em không có thời gian để tự học và học theo đúng ý nghĩa là bồi dưỡng môn yếu, hoặc nâng cao môn theo sở thích. Kỹ năng tự học của học sinh rất yếu, các em không có khả năng tự học nên luôn phụ thuộc tất cả và thầy cô. Như vậy nếu phụ huynh tin tưởng, yên tâm về chất lượng và khả năng của con cái mình thì có thể hướng dẫn các em tự học hơn là đi học thêm.
Chỉ cho đi học thêm khi có nhu cầu thực sự cần bồi dưỡng học sinh giỏi, hoặc phụ đạo học sinh yếu kém, chứ không học thêm theo phong trào như bây giờ. Tất cả các cấp học phải rèn luyện cho các em tính độc lập, tự giác trong tìm hiểu kiến thức, kỹ năng tự học.
Tác giả bài viết: Nguyễn Hữu Tình