Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Hà Nội: Xe cứu thương tư nhân “đừng mơ” đón khách bệnh viện (!?)

Xe cứu thương vận chuyển người bệnh đến các bệnh viện là chuyện thường ngày nhưng đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận chuyển người bệnh bằng xe cứu thương tư nhân, việc đón khách tại bệnh viện thực sự đã trở thành nỗi sợ.
Đừng để người dân phải hai lần rơi nước mắt
Vụ bảo vệ chặn xe cấp cứu ở viện Nhi: Vô cảm, độc quyền, kiếm chác trên nỗi đau người bệnh
Vụ chặn xe cứu thương ở Viện Nhi Trung ương: GĐ bệnh viện không nên là người chỉ biết nói xin lỗi 
Đuổi việc ba bảo vệ trong clip chặn xe bệnh nhi hấp hối 
Cả xã hội đã không thể cười nổi, thưa Giáo sư Khuê
Vụ bảo vệ BV Nhi T.Ư chặn xe cấp cứu: Động trời luật ngầm xe cứu thương
Cánh cổng cửa công 
►Video: Gia đình bệnh nhi bị chặn xe cấp cứu nói gì? 
Bát nháo dịch vụ taxi và bảo vệ tại Bệnh viện nhi TW 
Nếu không được bảo kê, bảo vệ Viện Nhi có dám nói “nếu sai mai tao nghỉ việc”? 
BV Nhi Trung ương đề nghị công an điều tra xe cứu thương là bao biện
Giám đốc bệnh viện Nhi xin lỗi toàn thể nhân dân
Xuất hiện thêm clip vụ bảo vệ chặn xe cứu thương tại Bệnh viện Nhi TW 
Bà cũng là mẹ, thưa bà Phó giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương! 
► Bảo vệ có hành vi “thất đức”, lãnh đạo Viện Nhi muốn Công an điều tra chiếc xe
Ai 'tiếp tay' cho bảo vệ ở Bệnh viện Nhi TW lộng hành? 
► Lãnh đạo Bệnh viện Nhi không trung thực, người dân tung thêm bằng chứng tố cáo
► Bảo vệ BV Nhi T.Ư chặn xe cứu thương: Tin lời bà PGĐ hay tin anh tài xế chân quê?
► Bộ trưởng Tiến chỉ đạo kiểm tra gấp vụ "chặn xe cứu thương"
Xuất hiện thêm clip ghi lại việc "chặn xe cứu thương" gây phẫn nộ


Quy định của “bên trên”?


Nhiều lần vào đón bệnh nhân trong Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), anh Cao B.T., lái xe một công ty dịch vụ vận chuyển người bệnh bằng xe cứu thương ở Hà Nội, nhớ như in lần anh bị cánh bảo vệ của bệnh viện này “truy lùng” một cách gắt gao.

Nhận nhiệm vụ từ công ty, anh T. lái xe đến Bệnh viện Bạch Mai đón khách theo như hợp đồng khách đã ký với công ty.

Qua được barie bảo vệ bên ngoài, anh T. đỗ xe rồi cùng đội ngũ chuyên môn mang cáng lên tầng 4 khoa Việt - Nhật đón bệnh nhân. Vừa đưa bệnh nhân ra khỏi phòng, một bảo vệ xộc đến, ngăn không cho anh T. cùng đồng nghiệp chuyển bệnh nhân đi.

“Họ thấy xe cứu thương của chúng tôi đỗ bên dưới, không thấy lái xe đâu nên chia nhau đi lùng sục khắp các khoa phòng. Cũng may hôm đó người nhà bệnh nhân lớn tiếng, đòi truy trách nhiệm nếu bệnh nhân xảy ra chuyện không hay, nên bảo vệ mới cho đi” - anh T. kể và cho biết, hy hữu lắm mới có lần anh và các lái xe khác của công ty đón được bệnh nhân trong bệnh viện này dù khách hàng đã có hợp đồng với công ty.
 

Các bệnh viện đều có đội xe cứu thương thường trực. (Ảnh chụp tại Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương)

Theo chia sẻ của anh T., tại các bệnh viện ở Hà Nội, xe cứu thương tư nhân đưa bệnh nhân đến thì thoải mái. Song, nếu đi xe không vào để đón khách, dù là xe cứu thương được cấp phép, có hợp đồng đưa đón bệnh nhân rõ ràng, lái xe cũng không dễ để đón được khách.

“Ở Bệnh viện Bạch Mai, bảo vệ có mặt ở khắp cửa các khoa, phòng, chặn không cho xe bên ngoài vào đón bệnh nhân. Nhiều lần lái xe công ty tôi gọi người nhà bệnh nhân mang hợp đồng xuống giải thích thì chỉ nhận được câu trả lời đó là “quy định” của “bên trên”, bệnh nhân phải sử dụng xe của bệnh viện” - anh T. thở dài.

Nhiều lần không đón được khách nhưng anh T. cũng như các lái xe khác của công ty không dám làm căng với bảo vệ vì còn “để đất làm ăn”.

Tương tự như Bệnh viện Bạch Mai, Viện Nhi Trung ương, Viện Bỏng Quốc gia... đều là những nơi nằm trong danh sách “đen” của công ty anh T. do hiếm khi các lái xe cứu thương đón được khách.

Giống như công ty anh T. đang làm, các lái xe của công ty B. do anh Trần Q.H. làm Giám đốc cũng “kiêng” đến đón khách tại các Bệnh viện như Bạch Mai, Viện Nhi TW, Viện Bỏng Quốc gia.

“Tại Viện Bỏng Quốc gia, lực lượng xe “cóc”, xe “dù” thâu tóm hết, gây cản trở chúng tôi khi đến đón khách đã ký hợp đồng trước. Viện Nhi cũng vậy, lực lượng “cò mồi” bám sát tình hình từng bệnh nhân. Bệnh viện Bạch Mai thì xe tư nhân khó lọt qua cổng bảo vệ, có lọt qua cũng khó đón được khách vì bảo vệ chặn ở từng khoa, phòng” - anh H. “điểm” những khó khăn khi hoạt động tại các bệnh viện.

Đối với Viện Bỏng Quốc gia, anh H. cho hay, lực lượng “cò mồi” hoạt động khá mạnh. Bất kỳ xe cứu thương nào vào đều bị chặn hỏi, không cho đón bệnh nhân, cố tình gây căng thẳng, thậm chí đe dọa.

“Trong bệnh viện có lực lượng quân đội bảo vệ nhưng khó nhờ được họ can thiệp lắm” - anh H. chia sẻ.

Đi đón khách, bị hành hung

Nói về vụ việc mới xảy ra tại Viện Nhi TW, anh Cao B.T. cho rằng, đó là trường hợp tiêu biểu cho sự nhũng nhiễu của cánh bảo vệ các bệnh viện.

“Làm nghề vận chuyển người bệnh nên chúng tôi cũng rất hiểu tâm lý người nhà bệnh nhân. Để tiết kiệm chi phí, nhiều người thường chọn các xe cứu thương chuẩn bị đi chiều về, ít nhất cũng giảm được 30-50% chi phí. Trường hợp gặp phải xe “dù”, khách hàng còn phải trả phí cao gấp nhiều lần” - anh T. chia sẻ và cho biết, xe các tỉnh đưa bệnh nhân đến các bệnh viện ở Hà Nội sau đó đều phải rút đi luôn, không xe nào dám đỗ lại chờ khách trong bệnh viện.

“Chúng tôi ở Hà Nội còn không đón được thì xe tỉnh ngoài đừng mơ đón được bệnh nhân ở Hà Nội” - anh T. thẳng thắn.

Bức xúc vì bị bảo vệ ngăn cản, nhiều lần anh T. và đồng nghiệp gọi điện đến đường dây nóng Bệnh viện Bạch Mai nhưng theo anh, "gọi chỉ thêm bực mình".

“Đường dây nóng mà lúc có người nghe, lúc không. Có người nghe thì họ bảo sẽ báo cáo lãnh đạo để trả lời, xong thì mất hút luôn” - anh T. bức xúc.

Công ty của anh Trần Q.H. vài năm nay gần như không đón bệnh nhân ở Viện Bỏng Quốc gia nữa. “Nếu khách quen có nhu cầu thì chúng tôi giải thích rõ khó khăn và đề nghị khi xe đến, khách hàng sẽ nói giúp để xe đón được khách” - anh H. chia sẻ.

Anh H. kể một câu chuyện nghề: Hồi tháng 3/2016, công ty anh giao nhiệm vụ cho lái xe tên Dũng đến đón khách tại Viện Bỏng.

“Xe vừa đi ra khỏi cổng viện thì mấy đối tượng mặc thường phục xông đến chặn xe, lôi anh Dũng xuống, đánh một trận nhừ tử. Anh Dũng ngất đi một lúc mới tỉnh. Do trường hợp bệnh nhân trên là người nhà xin về vì không chữa trị được nên khi tỉnh táo, anh Dũng khẩn trương đưa bệnh nhân cùng người nhà đi, sau đó mới quay lại trình báo công an” - anh H. kể lại sự việc xảy ra với nhân viên của mình.

Quá trình tìm hiểu, chúng tôi còn nghe nhiều câu chuyện của các lái xe cứu thương từ tỉnh ngoài đón khách tại Hà Nội và phát hiện một lượng xe cứu thương “dù” đang ẩn mình quanh các bệnh viện lớn, chờ thời cơ “lộng hành”.

Tác giả bài viết: Tiến Nguyên