Lý do IS vẫn "sống dai, sống khỏe"
- 16:40 10-07-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Các cuộc tấn công lớn tại Istanbul, Dhaka và Baghdad cho thấy IS vẫn còn hoạt động mạnh ở cả châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông và nhăm nhe châu Á.
IS càng tồn tại lâu trong các thành trì tại Syria và Iraq, mạng lưới khủng bố của chúng sẽ tiếp tục mở rộng. IS không phải quá mạnh, vấn đề nằm ở 2 nước này, cùng Mỹ và các đồng minh chưa bao giờ coi IS là một đối thủ xứng đáng.
Ước tính IS có từ 20.000 tới 25.000 tại Iraq và Syria, và 5.000 tại Libya. Đây là con số tí hon so với tổng lực quân đội hiện diện trong khu vực: 125.000 lính tại Syria, 271.500 ở Iraq, 233.500 ở Arab Saudi, 510.600 tại Thổ Nhĩ Kỳ và Iran là 523.000.
Dù Tổng thống Obama đã hứa sẽ tiêu diệt tận gốc IS hồi tháng 9/2014, Mỹ và các đồng minh, đặc biệt là Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel (gián tiếp) lại chỉ tập trung vào hạ bệ tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Israel đương nhiên sợ IS, nhưng lại lo ngại việc Assad ủng hộ súng ống cho hai nhóm chống Israel là Hezbollah và Hamas. Vậy nên Israel đặt mục tiêu loại bỏ Assad lên hàng đầu.
Mỹ được lãnh đạo bởi các nhà bảo thủ mới, và đối với họ cuộc chiến tại Syria là bước tiếp theo để trở thành bá chủ toàn cầu. Bộ trưởng và Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ đã từng nói vào năm 1991: "Từ cuộc chiến vịnh Ba Tư, có thể rút ra rằng chúng ta nên dành chục năm tới để quét sạch các quốc gia theo hướng khác biệt như Syria và Iran trước khi hình thành một thế lực mới thách thức chúng ta". Tuy nhiên tư duy bá quyền vẫn chưa đạt được thành công khi cuộc chiến tại Trung Đông mà Mỹ tham gia chưa đạt được kết quả nào đáng kể.
Saudi Arabia cũng có mục tiêu tương tự với Israel: lật đổ Assad làm suy yếu Iran. Chiến tranh Syria cũng là có liên quan tới mâu thuẫn giữa nhánh hồi giáo Shitte của Iran và Sunni của Saudi Arabia.
Các phía có nhiều lợi ích khác nhau tại Trung Đông
Lật đổ Assad cũng đem lại vị thế cao hơn trong khu vực cho Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với nước này có 3 điều cần phải lưu tâm là Assad, IS và người Kurd, và đương nhiên Assad xếp đầu danh sách đó. Nhưng các cuộc khủng bố liên tiếp vào Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thay đổi điều đó.
Nga và Iran cùng theo đuổi lợi ích riêng trong khu vực bằng các chính sách tham chiến và hỗ trợ bán quân sự. Cả hai có dấu hiệu muốn hợp tác với Mỹ để đánh bại IS, nhưng Mỹ lại từ chối đề nghị vì muốn lật đổ Assad. Từ đó Nga và Mỹ đổ tại lẫn nhau trong vấn đề IS. Thoạt tiên điều đó nghe rất có lý, nhưng chỉ ở bề ngoài. Thực tế lại phức tạp hơn nhiều. Mỹ và đồng minh có lý do Assad vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc, còn Nga chỉ hỗ trợ Syria tự vệ. Tuy thế, LHQ không cho phép bât kỳ nước nào tham gia truất phế lãnh đạo quốc gia khác dù có vi phạm hay không.
Như vậy việc IS "sống dai" là vì nhiều lỗ hổng chiến lược trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Đầu tiên là sự ngạo mạn trong tư duy bá chủ, dù đã thất bại nhiều lần.
Thứ hai là CIA từ lâu đã đào tạo lực lượng chiến binh Sunni tại Saudi Arabia, và nhóm này "đẻ" ra IS, do CIA không kiểm soát được tình hình với các đối tác Arab.
Tiếp theo, tư duy cho rằng Iran và Nga không đội trời chung đã lỗi thời mà chính Mỹ góp phần biến nó thành hiện thực. Việc tái lập quan hệ tốt hơn không phải không khả thi.
Cuối cùng là sai lầm nghiêm trọng nhất. Mỗi khi Assad bị suy yếu, các phiến quân IS và al-Nusra lập tức chiếm thế thượng phong.
Assad và đồng minh Iraq có thể đánh bại IS nếu Mỹ, Nga, Suadi Arabia và Iran hỗ trợ hậu cần và cung cấp vũ khí. Nga giữ được đồng minh, còn Iran vẫn có ảnh hưởng. Đương nhiên những vụ tấn công khủng bố dưới tên vẫn tiếp tục, nhưng ít nhất là sẽ không còn xảy ra tại Syria và Iraq.
Như vậy IS hoàn toàn có thể bị loại bỏ khỏi Trung Đông, hơn nữa căng thẳng sẽ giảm dần trong khu vực. Mỹ và Nga có khả năng chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh mới thông qua các nỗ lực chung tay chống khủng bố, thay vì các vụ việc kiểu như NATO đưa quân vào Ukraine hay leo thang phòng thủ tên lửa ở Đông Âu. Hợp tác cũng tạo điều kiện cho Saudi Arabia thỏa thuận với Iran, đưa nước này vào mối quan hệ kinh tế địa chính trị hợp tác với phương Tây. An ninh Israel cũng bớt căng thẳng và vấn đề Palestine cũng sẽ có lối đi.
Việc IS hoành hành là kết quả của thiếu sót trong chiến lược của phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Câu hỏi đặt ra là liệu nước này có thực hiện đánh giá và chấp nhận giải pháp khác đê đạt được mục tiêu hay không.
Tác giả bài viết: Mẫn Di
Nguồn tin: